Dân tộc ta từ lâu vốn có truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo; Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.
GVHD: TRỊNH MỸ NHUNG SVTH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Trang 32
Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời. Ca dao xưa có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Cũng có một thời học sinh khi chọn ngành nghề đã đắn đo: Chuột chạy cùng sào thì vào sư phạm. Những thầy Thứ, thầy San, thầy Điền trong các tác phẩm của Nam Cao bị chuyện áo cơm ghì sát đất, cuộc đời cứ mọc rêu, ghỉ ra và mục đi nhưng vẫn không nguội tắt mộng văn chương…
Lịch sử đã sang trang, cái Thuở nô lệ dân ta nước mất/ Cảnh cơ hàn trời đất tối tăm (Tố Hữu) không còn nữa, bỏ lại phía sau những Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, những ông Nghè, ông Cống; bỏ lại sau lưng những Tứ thư, Ngũ kinh, những Phú, Tế, Chế, Biểu… Và hình ảnh những ông Đồ ngồi Bên phố đông người qua (Vũ Đình Liên) để viết câu đối Tết chỉ còn lại trong hoài niệm. Song, tên tuổi những nhà giáo nổi tiếng từ xưa đến nay vẫn ghi sâu vào tâm trí mỗi người, tuy họ chẳng được khắc bảng vàng bia đá. Nhà giáo nữ đầu tiên ở thế kỷ XV là bà Ngô Chi Lan, quê ở Phù Lỗ, Kim Hoá, Sóc Sơn đã được vua Lê Thánh Tông mời vào cung dạy học. Thầy Đỗ Năng Tế dạy học cho hai Bà Trưng. Các thầy Chu Văn An (1293-1370), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1585), Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), Nguyễn Thiếp (1723-1804), Lê Đình Diên (1824-1883), Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), Nguyễn Khuyến (1835-1909) đều là những thầy giáo mẫu mực, tài giỏi. Trong phong trào Đông kinh nghĩa thục, Đông du có các nhà giáo nổi tiếng như: Lương Văn Can, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Lê Đại… Phần lớn các chíên sĩ yêu nước, các nhà lãnh đạo ở nước ta đều có thời gian dạy học trước khi đi làm cách mạng như: Thầy Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Aí Quốc) đã từng dạy ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… cũng đã dạy học ở một số trường. Ở Thành phố Cần Thơ có các thầy như: Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Phan Ngọc Hiển, Thái Thị Nhạn, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Việt Dũng… Tên tuổi các
GVHD: TRỊNH MỸ NHUNG SVTH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Trang 32
thầy đã được dùng đặt tên cho các trường học, các đường phố, công trình, giải thưởng các cuộc thi.
Qua những thống kê cũng như gom nhặt được những kinh nghiệm trong đợt thực tập này em đã có những suy nghĩ và cách nhìn đầy khả quan về nghề dạy học. Cũng như người đời thường nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Thật vậy, chính vì điều đó mà ngày nay có rất nhiều bài hát hay ngợi ca nghề dạy học như Cô đi nuôi dạy trẻ, Bài ca người giáo viên nhân dân (Hoàng Vân), Bụi phấn (Vũ Hoàng & Lê Văn Lộc), Trường làng tôi (Phạm Trọng Cầu), Tiếng đàn cô giáo Tô Thị Rĩnh, Người Mèo ta có chữ rồi… Và số lượng những bài thơ viết về thầy cô, về mái trương, về những kỷ niệm tuổi học trò cũng không phải là ít. Có thơ ca ngợi, cảm thông, chia xẻ những vui, buồn, khó khăn gian khổ của các thầy cô ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Có thơ khắc ghi công ơn, kỷ niệm của tình thầy trò ở nhiều thế hệ. Có thơ nói về sự hy sinh của các thầy nơi chiến trường, hoặc những thầy sau chiến tranh là thương binh vẫn trở về với bảng đen phấn trắng.
Bác Hồ đã dạy: Vì hạnh phúc mười năm phải trồng cây. Vì hạnh phúc trăm năm phải trồng người, và cố Tổng Bí thư Lê Duẩn cũng đã nói: Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu. Thật vậy, một nhà giáo muốn hoàn thành tốt sự nghiệp giáo dục vẻ vang của mình đòi hỏi mỗi giáo viên phải có tình yêu thương, sự khoan dung độ lượng cũng như tâm quyết, niềm tin đối với nghề, với sự nghiệp giáo dục. Tuy chỉ với sáu tuần va chạm thực tế với vai trò là một giáo viên thật sự em mới thống khổ hết mọi cực nhọc mà bao lâu nay thầy cô của mình đã từng gánh vác. Để làm tốt công tác giảng dạy, giáo dục, truyền thụ kiến thức quý thầy cô phải miệt mài bao đêm trên từng trang giáo án cũng như phải tìm hiểu, sưu tầm kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để tạo cho bài giảng của mình thêm sinh động, hấp dẫn. Họ không cần được đền bù hay chia sẽ, trái lại niềm vui lớn nhất có thể khiến mọi thầy cô thõa mãn chính là ở sự ngoan ngoãn, học tốt của các em. Đôi khi nghĩ lại thời thơ ấu của mình khi còn ngồi ở nhà trường tiểu học, tôi cũng thường hay trách móc, xuyên tạc giáo viên của mình sao quá khắc khe, khó tính. Cho đến giờ phút này chính bản thân mình được đứng trên vị trí thật sưc của họ mình lại càng khắc khe, khó tính hơn. Có thể nói rằng, tất cả những điều trên điều xuất phát từ lòng yêu
GVHD: TRỊNH MỸ NHUNG SVTH: NGUYỄN VĂN CHƯƠNG
Trang 32
nghề, mến trẻ. Và tất cả đều vì tương lai của những măng non đất nước cũng như mang đến kết quả cao trong sự nghiệp giáo dục nhằm đưa nền giáo dục nước nhà sớm sánh vai cùng các nước có nền tri thức phát triển cao trên thế giới. Và cũng không quên tự khẳng định rằng con người Việt Nam luôn thông minh, học giỏi và trẻ em Việt Nam luôn luôn là thế hệ đủ tài để mai này tiếp bước cha anh đưa đất nước Việt Nam sớm ngang tầm với đỉnh cao nhất của trí tuệ, đội ngũ Nhà giáo Việt Nam thật sự xứng đáng với danh hiệu cao quý nhất mà mọi người Việt Nam đã bao đời phong tặng.