dư nợ cho vay hộ sản xuất lên 220 tỷ tăng 25,9 % so với năm 2012
3.2. Giải pháp cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT huyện ÂnThi Thi
* Trong công tác huy động vốn:
Vì nguồn gửi tiết kiệm trong dân cư là nguồn vốn quan trọng của Ngân hàng huyện Ân Thi , nó chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động của ngân hàng, vì vậy đẩy mạnh huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm trong dân cư sẽ đáp ứng cho nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị và hộ sản xuất.Muốn vậy ngân hàng cần phải xem xét kỹ các chiến lược nhằm huy động vốn có hiệu quả như áp dụng các mứclãi suất linh hoạt, phù hợp với cơ chế thị trường; Huy động tiền gửi với các kỳ hạn khác nhau 1 tháng, 2 tháng,… nhằm thu hút chiệt để các nguồn vốn nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư.
Ngoài ra ngân hàng cũng cần quan tâm đến việc mở rộng thu hút vốn từ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện. Từng bước tiếp cận và tạo mối quan hệ giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế với ngân hàng, từ đó sẽ thu hút được nguồn tiền gửi, nâng cao uy tín của ngân hàng.
Chấp hành trích đủ quỹ rủi ro theo chế độ quy định, đây là cơ sở đảm bảo vững chắc cho an toàn vốn huy động.
*Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án:
Đây được xem là khâu quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả cho vay.Vì vậy trước khi giải ngân ngân hàng cần thẩm định một cách đầy đủ và có hiệu quả các dự án đầu tư. Khi thẩm định dự án vay vốn các cán bộ tín dụng phải đặt ra câu hỏi là cho ai vay? cho vay làm việc gì? hiệu quả của từng dự án cụ thể ra sao?các dự án có phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương hay không? Tránh tình trạng sau khi giải ngân do việc thẩm định không chính xác, dự án được thực hiện nhưng không đem lại hiệu quả cao, thua lỗ do vậy khách hàng không thể trả được nợ cho ngân hàng, làm nợ
quá hạn nợ xấu trong ngân hàng tăng lên, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
*Tăng cường công tác tiếp thị quảng cáo:
Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo những hoạt động là việc không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong kinh doanh ngân hàng nói riêng nhất là trong tình hình hiện nay trình độ dân trí của người dân nông thôn vẫn chưa cao, hiểu biết về ngân hàng vẫn có hạn vì vậy công tác tuyên truyền sẽ giúp gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa ngân hàng và người dân.
*Đào tạo và củng cố kiến thức về nghiệp vụ với các cán bộ tín dụng: Thường xuyên tập huấn nghiệp vụ tại cơ sở hoặc tỉnh tổ chức. Tổ chức Hội thảo cán bộ để học tập kinh nghiệm, nghiệp vụ lẫn nhau để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ xây dựng dự án và phương án vay vốn, hướng dẫn hộ vay xây dựng dự án và phương án vay vốn.
Trang bị thêm phương tiện làm việc, công nghệ tin học, máy vi tính, đào tạo nghiệp vụ vi tính đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kế toán để giải quyết khi cho vay nhanh chóng và thuận tiện.