2011/2010 Chênh lệch Chênh lệch (2012\2011 ) Số tiền % ST % Số tiền % ST % Số tiền % 1.Trồng trọt 720 23,22 853 18,67 900 24,73 133 18,47 47 5,51 2. Chăn nuôi 982 31,68 1725 37,75 1831 50,30 743 75,66 106 6,14 3.Mua máy móc 1398 45,10 1991 43,58 909 24,97 593 42,42 -1082 -54,34 Tổng 3100 100 4569 100 3640 100 1469 47,39 -929 -20,33 ( Nguồn: Phòng kế toán )
* Nhận xét:
- Từ bảng trên ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay và có sự tăng giảm không đều qua các năm, doanh số cho vay năm 2011 tăng sự tăng so với năm 2010 là 1469 trđ, tương ứng tăng 47,39%, nhưng có xu hướng giảm ở năm 2012, giảm 929 trđ tương ứng giảm 20,33%. Cụ thể:
- Trồng trọt:Ngoài nhu cầu vốn ngắn hạn thì người nông dân cũng cần có những nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư cho cây trồng của mình. Như người nông dân trồng các loại cây ăn quả , cây cảnh,…có tuổi đời kinh tế cao và cần có nguồn vốn lớn. Vì vậy người dân sẽ vay những nguồn vốn có thời gian đáp ứng được, tạo điều kiện cho người vay yên tâm sản xuất và chủ động được nguồn vốn vay.Nhìn chung doanh số cho vay trung và dài hạn trong ngành trồng trọt vẫn giữ ở mức thấp, có chiều hướng tăng nhẹ qua các năm, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 133 trđ tương ứng tăng 18,47%, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 47 trđ tương ứng tăng 5,51%.
- Chăn nuôi: Cho vay chăn nuôi trung hạn chủ yếu là cho vay chăn nuôi lợn, trâu, bò. Vì thu nhập của những ngành chăn nuôi này cũng cao, lại có thể tận dụng được các thức ăn có sẵn trong thiên nhiên làm giảm chi phí chăn nuôi. Vì vậy đã ngày càng thu hút được nhiều người dân tham gia, làm cho doanh số cho vay chăn nuôi trung và dài hạn tăng lên,tỷ trọng năm 2011 tăng so với năm 2010 là 75,66%, tỷ trọng năm 2012 tăng so với năm 2011 là 6,14%. Nhưng độ rủi ro trong chăn nuôi là rất cao vì vậy để cho vay ở lĩnh vực này có hiệu quả, ngân hàng lên nhờ chuyên gia theo dõi, hướng dẫn và giám sát tình hình chăn nuôi và có biện pháp khắc phục khi có dịch bệnh hoặc chăn nuôi không dùng kỹ thuật một cách kịp thời.
- Cho vay mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp: Từ bảng trên ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn trong cho vay mua máy móc có chiều hướng gia tăng năm 2011 so với năm 2010, tăng 593trđ tương ứng tăng 42,42%. Vì nhu cầu tiêu dùng chủ yếu của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp là mua máy móc, để giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi
phí, nâng cao năng suất thu hoạch nhờ vào tiến độ kỹ thuật của sản xuất. Nhưng sang đến năm 2012 lại có xu hướng giảm mạnh, giảm 1082 trđ tương ứng giảm 54,34%, nguyên nhân giảm như vậy là do người dân đã biết quan tâm đến việc bảo quản các loại máy móc sau khi sử dụng vì vậy làm tuổi thọ của chúng tăng lên từ đó đã giảm bớt được chi phí trong việc mua mới các thiết bị nông nghiệp.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ
* Cơ cấu doanh số thu nợ
Bảng 2.6: Tổng doanh số thu nợ trong cho vay sản xuất nông nghiệp
( ĐVT: Triệu đồng )
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % 1.Ngắn hạn 19520 84,10 21372 87,23 22807 84,66 1852 9,49 1435 6,71 2.Trung và dài hạn 3691 15,90 3120 12,77 4131 15,34 -571 -15,47 1011 32,40 Tổng 23211 100 24500 100 26938 100 1289 5,55 2438 9,95 ( Nguồn: Phòng kế toán ) * Nhận xét :
Từ bảng tính toán trên ta thấy được phần nào tình hình cho vay của ngân hàng. Do ngân hàng tập chung chủ yếu nguồn vốn đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn trong nông nghiệp vì vậy kéo theo doanh số thu nợ ngắn hạn có chiều hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh số thu nợ trong sản xuất nông nghiệp của ngân hàng. Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1854 trđ tương ứng tăng 9,49%, sang đến năm 2012 tăng 1435 trđ tương ứng tăng 6,71%. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn và giảm nhẹ năm 2011 so với năm 2010 ( giảm 571 trđ tương ứng giảm 15,47%), nguyên nhân của việc giảm này là do có một số ít hộ chăn nuôi gặp thua lỗ do gặp phải dịch bệnh vì vậy họ không thể thu hồi được lượng vốn của mình bỏ ra do đó họ không trả nợ được ngân hàng đúng hạn. Sang đến năm 2012 do công tác phòng chống dịch bệnh đã được nâng cao nên đã đẩy lùi được các dịch bệnh vì vậy đã làm cho doanh số
thu nợ trung và dài hạn có bước chuyển biến đáng kể và tăng lên, tăng 1011 trđ tương ứng tăng 32,40% so với năm 2011.
* Doanh số thu nợ ngắn hạn
Một trong những mục tiêu của ngân hàng là làm cho đồng vốn tín dụng được bảo toàn và bảo đảm thu được lãi sinh ra từ vốn cho vay. Doanh số thu nợ phản ánh được hiệu quả đồng vốn tín dụng. Doanh số thu nợ càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao, khi đó ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò và mục tiêu của mình.
Bảng 2.7: Doanh số thu nợ ngắn hạn
( ĐVT:Triệu đồng)
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 3520 18,03 6372 29,81 7031 30,83 2852 81,02 659 10,34 2. Chăn nuôi 13915 71,29 11765 55,05 12028 52,74 -2150 -15,45 263 2.24 3. Sửa chữa máy nông nghiệp 2085 10,68 3235 15,14 3748 16,43 1150 55,16 513 15,86 Tổng 19520 100 21372 100 22807 100 1852 9,49 1435 6,71 (Nguồn: Phòng kế toán) * Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy:
Doanh số thu nợ ngắn hạn có sự tăng giảm khác nhau ở từng đối tượng cho vay, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nợ của ngân hàng. Trong đó chủ yếu là thu từ cho vay chăn nuôi. Nhưng doanh số thu nợ trong cho vay chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ năm 2011 so với năm 2010 ( giảm 2150 trđ tương ứng giảm 15.45% ), nguyên nhân giảm là do người dân chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, đặc biệt là do sự xuất hiện của một số các dịch bệnh gây hại cho vật nuôi, năm 2012 doanh số thu nợ ngắn hạn trong chăn nuôi đã tăng lên song vẫn sự tăng đó vẫn giữ ở mức chậm.
Về thu nợ trồng trọt năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2852 trđ tương ứng tăng 81,02%, tiếp tục tăng lên năm 2012 là 659 trđ tương ứng tăng
10,34%. Trong một số năm gần đây ngành trồng trọt đã đạt được một số thành tựu đáng kể do doanh số cho vay của ngân hàng trong ngành trồng trọt tăng lên, do đó người dân có điều kiện để mua sắm các vật tư, phân bón phục cho nông nghiệp từ đó đã làm cho năng suất tăng lên.
Về thu nợ sửa chữa máy nông nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1150 trđ tương ứng tăng 9,49% và tăng 513 trđ tương ứng tăng 15,86% ở năm 201. Do người dân ngày càng có kinh nghệm cao hơn trong việc bảo quản máy móc thiết bị sau khi đã được sử dụng vì vậy chi phí cho sửa chữa máy đã giảm mạnh , từ đó người dân có thêm nguồn vốn để chi trả cho ngân hàng. * Doanh số thu nợ trung và dài hạn
Bảng 2.8: Doanh số thu nợ trung và dài hạn
ĐVT:(Triệu đồng)
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 800 21,67 931 29,84 1369 33,14 131 16,38 438 47,05 2. Chăn nuôi 1782 48,28 1634 52,37 2100 50,84 -148 -8,31 466 28,52 3. mua máy nông nghiệp 1109 30,05 555 17,79 662 16,03 -554 -49,95 107 19,28 Tổng 3691 100 3120 100 4131 100 -571 -15,47 1109 4,53 (Nguồn: Phòng kế toán) * Nhận xét:
Doanh số thu nợ trung và dài hạn đang có sự tăng giảm không điều qua các năm. Tổng doanh số trung và dài hạn năm 2011 giảm so với năm 2010 là 571 trđ tương ứng giảm 15,47%, nhưng lại tăng lên ở năm 2012, tăng 1109 trđ tương ứng tăng 4,53% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đồng đều vậy là do:
- Về thu nợ trong nghành trồng trọt tăng năm 2011 so với năm 2010, tăng 131 trđ tương ứng tăng 16,38%. Do trong một số năm gần đây nhờ vào
sự quan tâm của các cấp chính quyền và nhận được nguồn vốn cho vay của ngân hàng , người dân đã mạnh dạn đầu tư vào trồng các loại cây ăn quả như nhãn, vải, ổi,…với quy mô tương đối lớn và được sự ưu đãi của thiên nhiên, cùng với sự ổn định của giá cả thị trường nhờ đó năng suất cây trồng đã được nâng lên, người dân nhanh chóng thu lại được nguồn vốn ban đầu bỏ ra để trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn quy định vì vậy làm cho thu nợ trong ngành tăng lên đáng kể vì vậy thu nợ trong ngành trồng trọt tiếp tục tăng lên năm 2012, tăng 438 trđ tương ứng tăng 47,05% so với năm 2011.
Về thu nợ trong ngành chăn nuôi giảm năm 2011 so với năm 2010, giảm 148 trđ tương ứng giảm 8,31%. Chăn nuôi được xem là ngành trọng yếu của huyện song vì trong một số năm gần đây thường hay xảy ra các dịch bệnh ở vật nuôi thất thường, kiến các cấp chính quyền nhiều khi bị động trước dịch bệnh, vì vậy nhiều hộ nông dân đã gặp khó khăn trong chăn nuôi khiến họ không thể trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn nên đã làm cho thu nợ trong ngành có chiều hướng giảm dần. Nhưng thu nợ trong ngành chăn nuôi năm 2012 so với năm 2011 đã tăng lên do người dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, biết tự phòng chống các dịch bệnh hại vật nuôi từ đó làm năng suất trong ngành chăn nuôi tăng lên đáng kể.
Về thu nợ trong mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp cũng đang có chiều hướng giảm dần. Do đây là khoản nợ trung và dài hạn , với hình thức trả nợ nhiều lần, khách hàng trả nợ nhiều lần và không vay lại nữa nên doanh số thu nợ trong lĩnh vực này có xu hướn giảm xuống ( giảm năm 2011 so với năm 2010 là 554 trđ tương ứng giảm 49,95% ) và đang có chiều hướng gia tăng song vẫn còn thấp.
2.2.2.3. Dư nợ
* Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay thu nợ đạt hiệu quả như
thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời nó cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.
Bảng 2.9: Dư nợ ngắn hạn
( ĐVT: Triệu đồng )
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 3810 35,51 5297 36,56 5702 36,13 1487 39,03 405 7,65 2. Chăn nuôi 5527 51,51 7250 50,04 9061 57,4 1 1723 31,18 1811 24,98 3. Sửa chữa máy nông nghiệp 1393 12,98 1941 13,40 1020 6,46 548 39,34 -921 -47,45 Tổng 10730 100 14488 100 15783 100 3758 35,02 1295 8,94 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy:
Trong những năm qua cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay thì dư nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Trong đó dư nợ ngắn hạn cao nhất đạt 15783 trđ vào năm 2012, thấp nhất năm 2010 đạt 10730 trđ. Dư nợ tăng có thể là do công tác mở rộng tín dụng tốt, cũng có thể do công tác thu nợ không tốt làm cho khoản tín dụng tồn đọng, nợ quá hạn cao. Cụ thể tình hình dư nợ các ngành trong sản xuất nông nghiệp như sau:
Dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực trồng trọt có xu hướng tăng đều theo các năm. Dư nợ ngắn hạn năm 2011 so với năm 2010, tăng 1487 trđ, tương ứng tăng 39,03% , đến năm 2012 dư nợ tăng cao, đạt 5702 trđ, tăng 7,65% so với năm 2011. Điều này đã phần nào khẳng định rằng dư nợ tăng cùng với thu nợ tăng là do việc mở rộng tín dụng của ngân hàng trong cho vay trồng trọt đã có hiệu quả tốt và ngày càng được đẩy mạnh.
Dư nợ trong lĩnh vực chăn nuôi có xu hướng tăng đều ở ba năm.Mặc dù doanh số trong cho vay chăn nuôi có cao hơn nhưng dư nợ lại cũng tăng trong khi doanh số thu nợ lại giảm xuống. Sở dĩ là do chăn nuôi trong năm gặp phải
dịch bệnh tấn công ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của người dân dẫn đến ảnh hưởng công tác thu nợ của ngân hàng.
Về sửa chữa máy nông nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 là 548trđ tương ứng tăng 35,02% và lại giảm đi vào năm 2012. Vì dư nợ cho vay của đối tượng này chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn vì vậy sự tăng giảm của đối tượng này không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
* Dư nợ trung và dài hạn
Bảng 2.10: Dư nợ trung và dài hạn (ĐVT: Triệu đồng)
Ngành
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Số
tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Số tiền % 1. Trồng trọt 1764 25,12 1825 36,54 1546 37,24 61 3,46 -279 -15,28 2. Chăn nuôi 4127 58,77 2009 40,23 2131 51,32 -2118 -51,32 122 6,07 3. Mua máy móc 1131 16,11 1160 23,23 473 11,39 29 2,56 -687 -59,22 Tổng 7022 100 4994 100 4152 100 -2028 -28,88 -842 -16,86 (Nguồn : Phòng kế toán ) * Nhận xét: Qua bảng tính toán trên ta thấy:
Dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng giảm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ trung và dài hạn là đối tương chăn nuôi. Cụ thể, dư nợ trong chăn nuôi giảm năm 2011 so với năm 2010 là 2118 trđ tương ứng giảm 51,32%. Dư nợ giảm là do doanh số thu nợ giảm, vì vậy cần quan tâm đến công tác thu nợ hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, mở rộng cho vay đồng thời nâng cao doanh số thu nợ.Sang đến năm 2012 dư nợ này đã tăng 6,07% so với năm trước.
Dư nợ về trồng trọt và mua sắm máy nông nghiệp tăng năm 2011 so với năm 2010. Nguyên nhân tăng là do doanh số cho vay tăng trong cả hai năm trong khi doanh số thu nợ lại không có sự giảm sút. Nhưng đến năm 2012
doanh số dư nợ hai ngành này đều có sự giảm sút khi doanh số thu nợ tăng lên chứng tỏ rằng công tác thu nợ của ngân hàng đã đạt hiệu quả cao.