- Doanh số dư nợ tiêu dùng theo đối tượng khác: Năm 2009 doanh số dư nợ theo đối tượng này là 35.569 triệu đồng sang 2010 đạt 46.550 triệu đồng tăng
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG
TỈNH SÓC TRĂNG
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN5.1.1 Tồn tại 5.1.1 Tồn tại
- Do thói quen, tâm lý của người dân chưa thực sự quen với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nhiều người khi có nhu cầu mua sắm, sửa chữa nhà cửa hay tiêu dùng khác đều không nghĩ đến việc tìm đến ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu của mình. Đơn giản vì họ không thích vay ngân hàng hay ngại tiếp xúc với nguồn vốn của ngân hàng vì cho rằng nó phức tạp, đồng thời họ có tâm lý e ngại khi đến Ngân hàng, ngại rủi ro khi giao dịch tiền bạc và phiền phức thủ tục.
- Nguồn tài chính chủ yếu để xây dựng nhà ở, mua sắm tài sản chủ yếu là các nguồn không chính thức bao gồm các khoản tiền gửi tiết kiệm, vay từ người thân trong gia đình và bạn bè. Chính điều này đã gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng và mở rộng thêm.
- Một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần có một cơ chế đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Điều này đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, tiến tới hình thành môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất.
- Địa bàn hoạt động rộng lớn đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa trong khi đó số lượng cán bộ không nhiều dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm định, cũng như thu thập thông tin khách hàng, gây khó khăn cho cán bộ trong việc quản lí, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay của khách hàng.
- Doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ trọng quá thấp, không thu được lợi nhuận. Về cơ bản, khoản đầu tư có kỳ hạn càng dài thì rủi ro càng lớn. Vì thế lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao so với lãi suất cho vay ngắn hạn. Lãi suất cho vay được xác định tùy vào dự án, đối tượng của ngân hàng cũng như sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó, để được lợi nhuận cao trong hoạt
động cho vay thì bê cạnh cho vay ngắn hạn Ngân hàng cần tăng cường cho vay trung và dài hạn.
- Công tác thu hồi nợ cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thể hiện qua số nợ xấu còn tồn đọng của ngân hàng.
5.1.2 Nguyên nhân của tồn tại.
- Do Ngâ hàng phải thẩm định hồ sơ vay vốn, làm đầy đủ hồ sơ xin vay vốn nên thủ tục khá nhiều làm cho khách hàng ngại khi đến vay vốn.
- Tình hình tài chính của Ngân hàng không cao nên mạng lưới hoạt động của chi nhánh chưa rộng khắp.
- Nhân viên tín dụng phải làm nhiều việc trong một lúc nên công tác kiểm tra kiểm soát còn mang tính hình thức.
- Do khách hàng đa số chỉ vay ngắn hạn nhiều nên cho vay trung và dài hạn có phần hạn chế làm cho tỷ trọng thấp thu lợi nhuận không cao. Thêm vào đó lãi suất cao hơn ngắn hạn nên khách hàng ít vay trung và dài hạn.
- Do công tác kiểm tra, kiểm soát hiện nay vẫn còn mang tính hình thức, dẫn đến việc không phát hiện kịp thời những sai phạm trong việc sử dụng vốn trái mục đích (thực chất của công tác này là cần phải kiểm định kỳ và đột suất nguồn vốn vay có sử dụng đúng mục đích hay không) đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu. - Ở trên là một số nguyên nhân tồn tại cơ bản dẫn đến hạn chế trong việc cho vay của NHNo&PTNT huyện Châu Thành Tỉnh Sóc Trăng. Trên cơ sở đó, cần có những giải pháp khác phục hạn chế và góp phần nâng cao hiệu quả việc cho vay tiêu dùng.
5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNGCHO VAY TIÊU DÙNG CHO VAY TIÊU DÙNG
5.2.1Cải cách thủ tục vay vốn
Đa phần tâm lí của nguồi dân, đặc biệt là những người dân ở các vùng nông thôn rất ngại khi phải làm thủ tục hành chính phức tạp, chính vì thế Ngân hàng cần phải đơn giản hóa các thủ tục cho vay, cải tiến quy trình, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, từ đó sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thoải mái hơn khi đến giao dịch tại Ngân hàng, đồng thời giảm bớt thời gian chờ đợi, nâng cao chất lượng phục vụ.
5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay.
- Đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm cho vay. Hiện nay nhu càu mua sắm hỗ trợ tiêu dùng tăng nhanh, Ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để phát động chương trình cho vay mua hàng trả góp. Đều này làm cho đôi bên có thể tận dụng ưu thế của nhau và cùng có lợi.
- Ngân hàng nên mở rộng thêm hình thức cho vay tiêu dùng hơn nữa để khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn như các hộ tiêu dùng mua máy nông nghiệp, phương tiện đi lại, nâng cấp nhà ở, ….Cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên. Đây là hình thức cho vay mới, tạo điều kiện cho Ngân hàng có thêm hướng giải ngân mới, giảm rủi ro khi cho vay.
- Chi nhánh cũng nên xem xét đầu tư mở rộng việc cho vay trung và dài hạn, vì tuy có rủi ro lớn nhưng đem lại lợi nhuận cao. Đối tượng cần hướng tới là các khoản làm ăn có hiệu quả, có uy tín, có vòng quay vốn nhanh nhằm đưa ngân hàng ngày càng phát triển.
- Doanh số cho vay của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, dư nợ tiêu dùng không ngừng tăng trưởng.
- Cơ cấu cho vay chỉ tập trung vào một đối tượng mà được mở rộng với nhiều đối tượng và với nhiều hình thức vay khác nhau (nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay)
- Ngoài ra trong quá trình cho vay, Ngân hàng cần thực hiện trước việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay. Đồng thời Ngân hàng còn tiếp cậ các đối tượng cho vay, tìm hiểu thêm về tài chính, xem xét các vấn đề về thị trường… của khách hàng, từ đó tư vấn thêm cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích.
- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách lãi suất cho vay sao cho vừa đạm bảo tín cạnh tranh vừa đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
5.2.4 Một số biện pháp hạn chế nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động tín dụng, mặc dù chúng ta không thể triệt tiêu nó nhưng chúng ta có thể hạn chế nó bằng các biện pháp:
- Khi bắt đầu một món vay nào đó Ngân hàng nên thẩm định xem xét thận trọng đối với tất cả các khách hàng vì là khách hàng mới chưa có giao dịch với
khách hàng thì việc thẩm định kỹ lưỡng là việc đương nhiên, còn đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tuy đã tạo được sự tin cậy, uy tín với Ngân hàng nhưng Ngân hàng cũng nên thẩm định kỹ kế hoạch kinh doanh của họ là do không phải dự án nào của họ cũng khả thi, vốn cho họ vay không phải lúc nào cũng thu hồi đúng thời hạn. Nói chung, công tác thẩm định rất quan trọng tác động trực tiếp đến việc hình thành nợ xấu.
- Đối với các món đã cho vay Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên, xem họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng không để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc khách hàng cho Ngân hàng.
- Tích cực xử lý và thu hồi nợ rủi ro, giảm thấp nợ xấu, thu đúng, thu đủ và kịp thời mọi nguồn thu. Ngân hàng phối hợp với lãnh đạo các huyện ủy, UBND các huyện và các địa phương trong công tác thu hồi nợ xấu để đạt kết quả tốt hơn.
5.2.3 Mở rộng mạng lưới hoạt động và nguồn ngân lực.
* Mở rộng mạng lưới hoạt động Ngân hàng:
Do địa bàn hoạt động rộng, giao thông tương đối khó khăn mà quan hệ giao dịch của Ngân hàng và khách hàng thường do cán bộ quản lý địa bàn đảm trách nên công việc tại trụ sở rất bận rộn, khách hàng thường mất thời gian khi đế giao dịch. Để thõa mãn nhu cầu của khách hàng, tiện lợi trong giao dịch đòi hỏi trụ sở ngân hàng phải đặt ở vị trí thuận lợi nhu gần trục lộ chính, trung tâm thị trấn, mở rộng thêm phòng giao dịch, máy rút tiền tự động ở những vị trí địa lý thích hợp trên địa bàn.
Cần xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát và quản lí khách hàng…Đặc biệt Ngân hàng cần đẩy mạnh việc mở rộng các hình thức bán lẻ tại các vùng nông thôn để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
* Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Tận dụng nguồn nhân lực tại chổ, hạn chế tình trạng chảy chất xám nhưng vẫn phải đảm bảo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời phải có chính sách ưu đãi cho nhân viên xa nhà như: chổ ở, điều kiện đi lại…..
- Thường xuyên tạo điều kiện thuận cho các cán bộ đi học, đi tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn và lý tượng chính trị
- Các cán bộ phải có tác phong công nghiệp cao, nâng độ sáng tạo và chịu khó trong công việc, đồng thời phải có thái dộ hòa nhã vui vẻ với khách hàng.
- phải đảm bảo số đảng viên từ 50% trở lên,các cán bộ lãnh đạo phải là những đảng viên gương mẫu đi đầu trong công tác thi đua của đơn vị.
- Phát động phong trào thi đua hàng tháng, hàng quý trong toàn bộ Ngân hàng, nếu nhân viên nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thì có chính sách khen thượng hợp lý, còn những nhân viên không đạt thì phải động viên tạo điều kiện cho họ thực hiện tốt hơn.
- Chăm lo đời sống cho cán bộ và có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ có hoàn cảnh khó khăn.
- Thường xuyên phát động phong trào thể thao thông qua các hình thức giao lưu với các Ngân hàng khách hay các tổ chức trong địa bàn trong huyện.
CHƯƠNG 6