Chiến lược giá

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của đại siêu thị Bigc (Trang 48)

IV. Nghiên cứu và phát triển

4. Chiến lược giá

Ông Pascal Billaud – Tổng giám đốc hệ thống siêu thị BigC tại Việt Nam cho biết, ngoài chất lượng là yếu tố bắt buộc thì giá rẻ là chiến lược kinh doanh chủ đạo mà BigC theo đuổi trong suốt 12 năm có mặt tại Việt Nam.

- Đầu năm 2010, Big C tiếp tục tung ra chương trình khuyến mãi “Giá rẻ chưa từng thấy” với nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm được giảm đến 50%.

+ Thế là Big C bắt đầu “xắn tay”vào cùng nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm. BigC đến từng nhà nông dân cho biết kế hoạch thu mua của mình cùng những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể.

+ Rồi Big C lên kế hoạch hỗ trợ nông dân trong việc hoạch định sản xuất, cải thiện sản phẩm về mặt kỹ thuật và chất lượng làm sao để hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nhất.

+ Sau đó Big C cùng với nông dân ký kết một hợp đồng mua bán rõ ràng từ số lượng, giá cả, tiêu chuẩn – quy cách sản phẩm đến việc bao tiêu và các điều khoản thanh toán, vận chuyển… Tất cả đều có quy trình rõ ràng, logic, minh bạch và chuyên nghiệp. Nông dân theo đó cải cách quy trình nuôi trồng, sản xuất của mình.

- Khi đã có nguồn cung cấp hàng đạt yêu cầu, Big C bắt đầu tiến thêm một bước nữa trong khâu hậu cần: Xây dựng các trung tâm thu mua hàng ngay tại gốc. Big C tổ chức thu mua ngay tại vườn, bỏ tất cả các khâu trung gian, tập kết về trung tâm thu mua từng vùng rồi chính mình tổ chức vận chuyển đi..

+ Việc phát triển được một hệ thống hậu cần tối ưu như thế cho phép chúng tôi giảm đến mức tối thiểu chi phí trong vận hành và quản lý, góp phần giúp cho giá cả rẻ hơn

+ Chúng tôi cam kết thu mua số lượng lớn hàng hóa của nông dân, nhà cung cấp trong một thời gian dài cùng một chế độ thanh toán tốt để tạo nên nguồn hàng nhiều, phong phú. Bên cạnh đó, cùng với một chính sách hậu cần và trữ hàng tốt,

nhiều trong những thời điểm hợp lý đã giúp chúng tôi có được giá rẻ bán cho người tiêu dùng trong một thời gian dài” - ông Pascal Billaud tiết lộ bí quyết kinh doanh”.

- Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua cho siêu thị.Giá trị gia tăng của BigC thể hiện ở sự khác biệt: làm thế nào có mức giá rẻ cho khách mua có thể là dựa vào lợi thế quy mô, kỹ thuật, đàm phán thương lượng, cắt giảm chi phí quản lý. + Phát triển một hệ thống hậu cần tối ưu như thế cho phép bigC giảm đến mức tối thiểu chi phí trong vận hành và quản lý .

- BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, đặc biệt, BigC đã kìm hãm việc tăng giá thông qua việc thương lượng với các nhà cung cấp không tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng nhu thiết yếu.Cương quyết từ chối những yêu cầu tăng giá không có lý do chính đáng. Trên thực tế, chỉ số giá của phần lớn các mặt hàng tại BigC giảm mạnh so với khung giá cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Áp dụng chính sách giá tốt nhất cho các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như thịt, cá, bánh mỳ, thực phẩm khô… ngay cả khi giá cả thị trường tăng mạnh; cam kết mua số lượng lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạch sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của đại siêu thị Bigc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w