3.Chiến lược phát triển sảnphẩm của BigC

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của đại siêu thị Bigc (Trang 45)

IV. Nghiên cứu và phát triển

3.Chiến lược phát triển sảnphẩm của BigC

Kinh doanh trong điều kiện hầu hết khách hàng “thắt lưng buộc bụng” mà vẫn giữ được khách ổn định là điều không dễ và để bảo đảm tăng trưởng càng khó hơn. Trong bối cảnh chung hiện nay, đa số các siêu thị

đều giảm doanh thu 5% - 10%, hệ thống Big C với những thế mạnh sẵn có và những chính sách linh động, hợp lý không những trụ vững mà còn thu hút khá đông khách hàng mới, lượng khách tăng 20% - 25% so

với cùng kỳ.

Theo sát thị trường để có được giá tốt.

- Kinh doanh trong điều kiện “bão giá”, cả hệ thống phải chạy

đua với công việc: vừa thương lượng với nhà cung cấp vừa tìm và dự trữ nguồn hàng giá rẻ, lên kế hoạch bán hàng giảm giá, khuyến mãi... để chia sẻ khó khăn với nhà cung cấp và người tiêu dùng”. Với hơn 50.000 mặt hàng kinh doanh tại siêu thị, mỗi ngày Big C nhận được rất nhiều thông báo điều chỉnh giá từ các nhà cung cấp. Để tăng giá, nhà cung cấp nào cũng đưa ra các lý do của mình. Tuy nhiên, nhờ có đội ngũ thu mua chuyên nghiệp với gần 100 chuyên viên, theo dõi chặt chẽ tiến triển giá cả trên thị trường nội địa cũng như trên thế giới, đoán trước các xu hướng giá và nhu cầu người tiêu dùng... nên Big C đánh giá được mức độ thỏa đáng của yêu cầu tăng giá, từ chối thẳng những doanh nghiệp “thừa nước đục thả câu” và thương lượng mức tăng hợp lý nhất, việc cam kết mua số lượng lớn, ổn định; thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn là một lợi thế lớn giúp Big C thương lượng hiệu quả. Nhiều trường hợp, Big C giảm hoặc không có chiết khấu,

với giá ấn định trên bao bì sản phẩm cho hơn 1.000 mặt hàng hóa mỹ phẩm và thực phẩm khô; giảm lãi -1,5% đến -2% tùy theo chủng loại hàng hóa; phát triển những sản phẩm mang thương hiệu độc quyền của Big C như thịt nguội Ebon, hàng “Wow- giá hấp dẫn” (chất lượng tương đương nhưng giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại 10% - 20%). Không cần quảng cáo rầm rộ nhưng chính những hoạt động này đã có sức mạnh lớn, thu hút người tiêu dùng đến mua sắm tại siêu thị ngày càng đông. Ngoài ra, với lợi thế mặt bằng rộng, kho hàng lớn, Big C còn tăng cường đặt hàng số lượng lớn, dự trữ nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống với giá rẻ để ổn định giá bán ở siêu thị.

Hiện nay trên khắp cả nước có trên 10 thương hiệu mạnh trong hoạt động kinh doanh siêu thị. Trong đó Big C là tập đoàn lớn với các chi nhánh trải đều từ Bắc vào Nam, kinh doanh và mang lại nhiều giá trị lớn trong đời sống con người.

Chiến lược phát triển của Big C tương đối bền vững và mang tính nhân văn cao. Thị trường của Big C chiếm thị phần lớn, thu hút sự mua sằm chi tiêu của người dân tỷ lệ cao, cạnh tranh so với các thương hiệu khác. Đặc biệt là chính sách linh hoạt chinh phục người tiêu dùng: đó là chính sách đi vào tâm lý, lòng người, đặc biệt là những chị em nội trợ. Chính sách giảm giá, khuyến mãi theo kỳ và dip lễ tết của Big C rất linh động và chọn đúng điểm rơi của thị trường, kinh tế nói chung, đặc

biệt vượt qua tốt và vững chắc đợt khủng hoảng kinh tế chung. Big C luôn theo sát thị trường và huấn luyện đội ngũ nhân viên, chăm sóc khách hàng rất tốt tạo niềm tin và yêu mên từ khách hàng.

Ngay từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, là một trong những nhà phân phối lớn của thị trường bán lẻ hiện đại, Big C đã tin tưởng vào tiềm năng và chất lượng của hàng hóa Việt Nam. Vì vậy cho đến nay, 95% hàng hóa phân phối trong toàn hệ thống Big C là hàng sản xuất trong nước. Trong chính sách thu mua của Big C, hàng nội luôn được ưu tiên hàng đầu, hàng nhập khẩu chỉ đóng vai trò đa dạng hóa gam hàng và thêm sự chọn lựa cho khách hàng, tập trung ở một số mặt hàng

thực phẩm như bánh kẹo, sữa…

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược của đại siêu thị Bigc (Trang 45)