ĐIỀU KIỆN LÀM TGĐ/GĐ VÀ THÀNH VIÊN HĐQT CỦA CÔNG TY VÀ NGÂN HÀNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
IV.1 Cac Doanh nghiệp
Đối với vị trí TGD/GD :
Đơn giản và sơ sài vị trí TGD/GD là một vị trí hết sức quan trọng trong một doanh nghiệp, năng lực của vị TGD/GD sẽ quyết định sự tồn vong, sự phát triển của Doanh Nghiệp, mặc dù biết rằng sự quan trọng của vị trí TGD/GD như vậy, ngoài những điểm bất cập về luật đã được trình bày, trong điều lệ của các Doanh Nghiệp cũng chủ yếu là những điều khoản cơ bản như quy định về năng lực hành vi, năng lực pháp luật đối với TGD/GD mà không hề quy định về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, hay chuẩn mực đạo đức đối với vị trí TGD/GD, mọi quy định đều vô cùng lõng lẻo và sơ sài. Điển hình như:
Do sự không rõ ràng trong quy định về việc thuê TGĐ/GĐ như đã trình bày ở trên, dẫn đến việc thành lập nhiều công ty ma mà những giám đốc thuê chỉ đóng vai trò bù nhìn, hoàn toàn không biết hoạt động của công ty do mình đứng tên, để rồi có khả năng trở thành đồng phạm khi người thuê mình vi phạm pháp luật.
Ví dụ như trường hợp của chị Lê Thị Bé L. (ngụ huyện Định Quán, tỉnh
Đồng Nai). Nghe Nguyễn Văn Lâm hứa hẹn rằng mình sẽđược giữ chức giám đốc với mức lương 1,5 triệu đồng/tháng, sau 1 năm hoạt động sẽđược hưởng 100 triệu
đồng mà không phải làm gì, chị đưa toàn bộ giấy tờ tùy thân của mình để Lâm
đăng ký thành lập Công ty TNHH Ngự Bình (trụ sởở quận Gò Vấp).
Sau đó, Công ty TNHH Ngự Bình đã ký 5 hợp đồng ngoại thương, mua gần 800 tấn giấy các loại từ Singapore về nước bán lại, trốn thuế gần 2 tỷ đồng. Rất may, khi vụ việc bị phát hiện, chị L. không bỏ trốn sang Campuchia theo sự sắp
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 35
tội của Lâm và đồng bọn. Khi sự trong sạch được chứng minh, chị L. bàng hoàng tỉnh ngộ từ một phen “chết hụt” do… thiếu hiểu biết!
Trường hợp khác, các vị giám đốc được thuê với mức lương hậu hĩnh nhưng vẫn không toàn tâm toàn ý với công việc mà luôn lợi dụng sự sơ hở trong quản lý của người chủ và kẽ hở pháp luật để trục lợi cá nhân.
Những giám đốc thuê làm việc theo kiểu “vắng chủ nhà, gà mọc đuôi tôm”
đã khiến nhiều ông chủ điêu đứng, rơi vào cảnh dở khóc dở cười. Điển hình, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Thị Hồng Hạnh được thuê làm giám đốc và phó giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Tư Cường (trụ sở ở Hà Nội) tại Cần Thơ. Năm 2000, con dấu mới của công ty được cấp lại. Khi phát hiện tên công ty bị
khắc sai, cả hai không thông báo lại để chỉnh sửa mà sử dụng con dấu này ký 4 hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa, qua đó chiếm đoạt tiền hoặc hàng của đối tác với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng.
Đến tháng 8-2005, Sơn và Hồng bị bắt theo lệnh truy nã về tội danh “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Mới đây, ông Huang Pao Tzu (người Đài Loan – Trung Quốc) bất ngờ nhận
được thông báo của TAND TPHCM về việc ông Trần Tuấn Minh kiện, đòi ông trả
lại Công ty TNHH Quảng Hưng và bồi thường thiệt hại cùng tiền lãi, với tổng số
tiền lên đến 33,6 tỷđồng.
Ông Tzu cho biết, năm 1999 ông thuê ông Minh đứng ra thành lập và làm giám đốc điều hành Công ty TNHH Quảng Hưng (trụ sở ở quận Bình Tân). Từ khi thành lập tới nay, ông Tzu thường chuyển tiền từĐài Loan vào Việt Nam để duy trì hoạt động của công ty. Ông cũng là người trực tiếp trả lương hàng tháng cho ông Minh và các nhân viên khác của công ty và quyết định kế hoạch kinh doanh, bạn hàng, mặt hàng, tuyển dụng nhân sự.
Ngày 22-3-2007, khi làm việc với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự
quản lý kinh tế và chức vụ (C15B-Bộ Công an), ông Minh xác nhận toàn bộ tài sản cốđịnh và lưu động của Công ty TNHH Quảng Hưng thuộc quyền sở hữu của
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 36
ông Tzu; ông Minh chỉ là người đứng tên pháp lý và điều hành sản xuất kinh doanh giúp ông Tzu để hưởng lợi nhuận 15% (tổng lợi nhuận của năm).
Sau buổi làm việc cùng cơ quan điều tra, ông Minh làm thủ tục chuyển tất cả tài sản và pháp nhân Công ty TNHH Quảng Hưng cho người đại diện của ông Tzu. Tuy nhiên, bất ngờ ông Minh lại làm đơn gửi các nơi đòi quyền sở hữu Công ty TNHH Quảng Hưng. Theo ông Tzu, việc làm của ông Minh đã làm giảm uy tín và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty TNHH Quảng Hưng. Đến nước này, ông Tzu chỉ còn biết chạy đôn chạy đáo chuẩn bị tài liệu, chứng cứ và trông mong vào sự công minh của pháp luật.
Những vụ việc tương tự như trên không phải là ít. Thậm chí có người đã phải ra trước vành móng ngựa với vai trò đồng phạm vì đã đứng tên thành lập công ty giùm, tạo điều kiện cho kẻ khác phạm tội. Để tránh mang họa, cả người đi thuê giám đốc và người được thuê làm giám đốc nên cẩn trọng, đồng thời trong giao dịch phải đảm bảo sự an toàn bằng cách thể hiện rõ ràng quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên.
Một ví dụ khác về việc vi phạm quy định về việc trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty khác theo khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh nghiệp”. Từ ngày 15-9 đến 4-11/2011, ông Võ Văn Vi (Đà Nẵng) đã đăng ký thành lập 37 công ty (một công ty TNHH và 36 công ty cổ phần). Các công ty này có vốn điều lệđăng ký thấp nhất là 500 triệu đồng, 15 công ty đăng ký vốn điều lệ 100 tỉ đồng, sáu công ty đăng ký vốn điều lệ 300 tỉ đồng, hai công ty đăng ký 500 tỉ đồng và một công ty đăng ký đến 1.450 tỉ đồng.
Về việc tại sao một cá nhân lại có thểđăng ký thành lập nhiều công ty như
trường hợp trên, bà Nguyễn Thị Hữu Hòa, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP.HCM, cho biết Luật Doanh nghiệp (DN) không cấm một cá nhân đăng ký thành lập nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong quá trình rà soát, ông Vi đăng ký 35 hồ sơ với tư cách chủ tịch HĐQT và hai hồ sơ với tư cách chủ tịch hội đồng thành viên. Luật DN không cấm trường hợp này. Tuy nhiên, có
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 37
hai hồ sơ ông Vi đăng ký chức danh giám đốc là hồ sơ Công ty Cổ phần Sách VTI và Công ty Cổ phần Năng lượng VTI.
Về xử lý hai chức danh giám đốc nói trên, bà Nguyễn Thị Hữu Hòa cho biết hệ thống đăng ký kinh doanh hiện là hệ thống điện tử, có hàng rào kỹ thuật để
thực hiện các chức năng kiểm tra một người có đăng ký làm giám đốc hai DN. Tuy nhiên, trong quá trình xử lý hồ sơ, có thể nhân viên tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh đã không thực hiện hết các thao tác kỹ thuật, dẫn đến trường hợp ông Vi đăng ký làm giám đốc hai công ty cổ phần.
Mơ hồ, không rõ ràng : Ngoài một số ngành nghề có quy định bắt buộc cụ
thể về chứng chỉ hành nghề đối với vị trí TGD/GD như : “chứng khoán” thì hầu nhưđiều lệ của các doanh nghiệp đều quy định khá mơ hồ về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, và thâm niên kinh nghiệp trong ngành kinh doanh của mình đối với vị trí TGD/GD, thậm chí những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn nghiệp vụ
cao như : tư vấn, kinh doanh vàng, … thì trong điều lệ của các doanh nghiệp này cũng chỉ nêu cơ bản là “có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế” mà không hề nêu cụ thể là những chứng chỉ nghiệp vụ cần thiết nào, và bao nhiêu năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh của Doanh nghiệp mình. Hay như ngành đòi hỏi
đạo đức nghề nghiệp cao như “Y Tế” thì trong điều lệ của Doanh nghiệp cũng không hề quy định một chuẩn mực đạo đức nhất định nào dành cho vị trí TGD/GD, điều này sẽ gây ra những hậu quả cho xã hội và cho chính Doanh nghiệp.
IV.2 Các ngân hàng thương mại
Vị trí TGĐ của một tổ chức tín dụng có vai trò rất quan trọng, trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho nên theo thực tế bổ nhiệm vị trí này
ở các ngân hàng ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Pháp luật còn phải đáp ứng các điều kiện riêng đặc thù của hoạt động từng ngân hàng – do hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm nên các điều kiện về kinh nghiệm quản lý, quản trị, tổ chức, quản lý rủi ro, chỉ tiêu kinh doanh, lợi nhuận mục tiêu của ngân hàng,…Bất kỳ sự sai lầm trong việc chọn
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 38
ra người đứng đầu của các ngân hàng đều có thể dẫn đến những sai sót hoặc hậu quả khôn lường. Sựđổ vỡ của 1 ngân hàng có thể gây ra hiệu ứng domino cho các ngân hàng khác và gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cả nền kinh tế. Đề ra các quy
định về tiêu chuẩn, điều kiện để chọn lựa những người có đức, có tài, có khả năng lãnh đạo một ngân hàng quả thật không dễ dàng chút nào. Các quy định dù có chặt chẽđến đâu nhưng nếu thiếu sự quản lý, giám sát, hướng dẫn cụ thể thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
CHẤT LƯỢNG TGĐ NH HIỆN NAY:
Vị trí TGĐ các ngân hàng thương mại hiện nay được bổ nhiệm từ các lãnh
đạo của chính ngân hàng (đối với ngân hàng Nhà nước) hoặc đối với các NHTM CP tư nhân thì thường thuê Giám đốc/ CEO bên ngoài. Ví dụ như:
Ngân hàng BIDV: Ông Phan Đức Tú. Bắt đầu làm việc tại BIDV từ năm 1987. Được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc BIDV từ tháng 6 năm 2007.Ngày 08/03/2012, tại Đại hội cổ đông lần thứ nhất, ông Tú được các cổ đông tín nhiệm bầu vào vị trí Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ 1/5/2012, ông được HĐQT bổ nhiệm Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
TGĐ mới của Techcombank: Ông Morris, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng quốc tế, trong đó có 13 năm giữ cương vị TGĐ
cho các ngân hàng tại châu Á, là người nước ngoài đầu tiên được chọn làm Tổng Giám đốc cho một ngân hàng cổ phần tại Việt Nam.
TGĐ Ngân Hàng Maritime: ông Atul Malik từng giữ nhiều trọng trách quan trọng tại Ngân hàng Deustche Bank, một trong số ngân hàng toàn cầu có quy mô lớn nhất thế giới như: TổngGiámđốc Ngân hàng Bán lẻ và Doanh nghiệp, Deustche Bank khu vực Châu Á; Thành viên Hội đồng Điều hành khu vực châu Á, Thành viên Ngân hàng Bán lẻ và Doanh nghiệp toàn cầu, thành viên HĐQT Deustche Bank Trung Quốc. Chức vụ cuối cùng ông đảm nhiệm tại Citigroup là TổngGiámđốc Ngân hàng bán lẻ, Citibank Hongkong; Thành viên HĐ Điều hành toàn cầu, Ngân hàng bán lẻ Citibank. Trước đó, ông từng nắm nhiều vị trí khác
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 39
nhau tại Citibank Ấn Độ. Ngày 19/03/2012, ông Atul Malik được bổ nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc Maritime Bank. Đến ngày 24/05/2012, ông chính thức
đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Maritime Bank. Từ ngày 01/02/2013, ông
được giao kiêm giữ chức vụ Giám đốc Ban Quản lý Chiến lược.
Quản lý rủi ro là điểm yếu nhất của các ngân hàng Việt Nam phải được cải thiện bởi những CEO có tố chất và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại bài học quan trọng nhất mà nhiều CEO nước ngoài ở doanh nghiệp Việt Nam đã rút ra: ngoài chuyên môn giỏi, họ phải hiểu tình hình Việt Nam.
Như vậy, qua các ví dụ thực tiễn về vị trí TGĐ các NHTM CP Nhà nước hoặc Tư nhân thì các cá nhân này đáp ứng đầy đủ các quy định theo pháp luật quy
định và thâm niên công tác tại chính ngân hàng đó hoặc giữ các vị trí tương tự tại các ngân hàng khác. Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng TGĐ Ngân hàng hiện nay chưa có các tiêu chí chung và thống nhất với nhau. Chất lượng TGĐ của các Ngân hàng hiện nay cũng chưa thật đồng đều, do tình hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng. Các ngân hàng trong nước có tỉ lệ vốn tham góp của nhà nước và 1 số
NHTMCP bổ nhiệm vị trí TGĐ từ các lãnh đạo của chính ngân hàng của mình trong khi 1 số NHTMCP khác lại mạnh dạn thuê các CEO của nước ngoài. Tình hình nền kinh tế luôn luôn biến động, hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro khác nhau mà chất lượng quản trị của các TGĐ cũng khác nhau. Nếu xét trường hợp TGĐ là người của chính ngân hàng đó thì sẽ có nhiều lợi thế như: nắm bắt tốt tình hình nội bộ của ngân hàng, các cơ chế chính sách, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, nắm bắt được tình hình trong nước….còn riêng đối với các chuyên gia nước ngoài – họ là những người đã lãnh
đạo nhiều ngân hàng có tầm cỡ quốc tế nên kinh nghiệm về quản trị rủi ro, nhạy bén trong các quyết định,… Tuy nhiên, việc áp dụng những chiến lược quản trị
của nước ngoài vào các ngân hàng Việt liệu rằng nó có phù hợp không? Mức độ
chấp nhận rủi ro của từng ngân hàng ở mức nào? Khả năng chịu đựng của từng ngân hàng? Những câu hỏi từ thực tế liên tục được đặt ra đòi hỏi chúng ta phải
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 40
nghì ngẫm và tìm ra các giải pháp để giải quyết triệt để và kịp thời. Những giải pháp về phương diện pháp luật là cần thiết tuy nhiên cần phải cần sự phối hợp giữa các ngân hàng, các cơ quan trực tiếp quản lý và các nhà làm luật để hoàn thiện hơn các quy định.
GVHD: PGS.TS BÙI XUÂN HẢI | Nhóm 6 Đêm 4 41