Tính toán hiệu quả nuôi 1 Xác định tổng chi phí:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm thẻ chân trắng (Trang 54)

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

2. Tính toán hiệu quả nuôi 1 Xác định tổng chi phí:

2.1. Xác định tổng chi phí:

Theo cách hạch toán này, mọi khoản mục đều được quy về giá trị ( bằng đơn vị tiền tệ) gồm các khoản mục sau:

- Chi phí sản xuất: là toàn bộ các khoản hao phí vật chất được tính bằng tiền, mà nhà sản xuất đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, nó luôn vận động và rất đa dạng.

Chi phí sản xuất bao gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu, năng lượng và các vật liệu khác; Được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất của trang trại.

+ Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn… dùng để trả cho người lao động trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung : là chi phí tổng hợp có liên quan đến công tác phục vụ và quản lý sản xuất tại các tranh trại. Nó bao gồm các khoản chi phí:

* Chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng cho trang trại.

* Chi phí khấu hao tài sản cố định, văn phòng làm việc, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng, bàn ghế, máy tính, điện thoại …

* Chi phí đóng thuế, trả lãi…

* Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như điện, nước, điện thoại, fax, thuê văn phòng …

- Chi phí quản lí.

Là các chi phí có liên quan đến công tác quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và điều hành chung của trang trại như chi phí cho những người quản lý trực tiếp; chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí …

- Các khoản chi phát sinh khác.

Thực tế chi phí hoạt động ở các mô hình nuôi tôm bán thâm canh (BTC) thường khoảng 105 triệu đồng/ha và nuôi thâm canh (TC) chi phí trung bình là 200 triệu đồng/ha. Trong đó, chi phí thức ăn nuôi TC là 62,99 - 64,04% và BTC là 56,95%; chi phí giống khoảng 10%; chi phí hóa chất 4,93 - 9,84%; chi phí chế phẩm làm sạch môi trường 1,91-3,94%. Nếu các quy trình này được ứng dụng rộng rãi cho các địa phương sẽ tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho nghề nuôi trồng thủy sản.

2.2 Xác định lợi nhuận.

Trong hoạt động sản xuất mục tiêu trung tâm của trang trại là lợi nhuận, phấn đấu để có tối đa lợi nhuận khi sử dụng các nguồn lực

Lợi nhuận là phần giá trị mới sáng tạo ra, là phần dư dôi sau khi lấy giá trị sản phẩm trừ đi các khoản chi phí, trong công thức giá trị sản phẩm

Trong chế độ hạch toán lợi nhuận đơn giản hiện nay, ta có công thức lợi nhuận như sau:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Doanh thu là khoản tiền mà chủ trang trại thu được tiền từ việc bán tôm, được khách hàng trả tiền ngay hoặc đã được khách hàng chấp nhận thanh toán trong kì.

Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trung bình từ 3,5 – 4,5 tấn/ha/vụ nuôi

Lợi nhụân có thể tính trước thuế (lợi nhụân đang bao gồm cả thuế), hoặc tính sau thuế (lợi nhụân đã trừ thuế)

Nếu Tổng doanh thu > chi phí kinh doanh ta sẽ có lợi nhuận > 0 và lợi nhụân được tính như trên được gọi là lãi.

Nếu Tổng doanh thu < chi phí kinh doanh ta sẽ có lợi nhuận < 0 và lợi nhụân được tính như trên được gọi là lỗ.

Trong thực tế hiện nay trong kinh tế nông hộ và trong kinh tế trang trại do chưa xác định rạch ròi tiền công, lương cho số lao động của gia đình; Vì vậy tiền lãi lại phải sử dụng khái niệm thu nhập hỗn hợp.

Thu nhập hỗn hợp được tính như sau:

MI (thu nhập hỗn hợp) = Tổng thu - Tổng chi phí.

Tổng chi phí chưa bao gồm chi phí nhân công cho lao động gia đình.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm thẻ chân trắng (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)