Vận chuyển tôm.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm thẻ chân trắng (Trang 48)

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

3. Vận chuyển tôm.

Quy trình:

3.1 Chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện vận chuyển.

Trước khi vận chuyển tôm cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nhiên liệu phục vụ cho quá trình vận chuyển như dụng cụ khuân vác, bạt che, dụng cụ sửa chữa phương tiện, dầu nhớt; hồ sơ vận chuyển…

Các thùng tôm được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng như thuyền, ghe, xe thường, xe lạnh…các phương tiện này phải được thiết kế phẳng, ít ngóc ngách, dễ làm vệ sinh, khử trùng và bảo dưỡng.

Bảng 6. Đánh giá các phương tiện vận chuyện

TT Phƣơng tiện vận chuyển

Ƣu điểm Nhƣợc điểm

1 Ghe đục, bè Tỷ lệ sống cao; Chi phí thấp. Dễ bị nhiễm bẩn từ nguồn nước; Chỉ áp dụng cho nguyên liệu sống. 2 Thuyền, ghe Cơ động; Chịu ảnh hưởng của

Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện vận chuyển Xác định yêu cầu vận chuyển Chọn phương tiện vận chuyển Vận chuyển tôm

Chi phí thấp. nắng, nóng; Khó duy trì nhiệt độ

bảo quản. 3 Xe thường Nhanh, cơ động;

Chi phí thấp.

Dễ bị nhiễm bẩn; Khó duy trì nhiệt độ

bảo quản. 4 Xe bảo ôn (xe lạnh) Nhanh, cơ động;

Chi phí cao.

Tốn công bốc dỡ; Phải thao tác nhanh

tránh thất thoát hơi lạnh.

3.2 Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển

- Khi vận chuyển tôm nguyên liệu phải luôn chú ý đảm bảo nguyên tắc : Nhanh – sạch – lạnh đều – tránh dập nát.

- Tôm cần được vận chuyển nhanh chóng đến nơi tiêu thụ, nhanh chóng tiếp nhận và bảo quản.

- Không vận chuyển tôm qua những vùng bị ô nhiểm, nếu vận chuyển qua thì phải che đậy kín.

- Khi vận chuyển tôm luôn luôn phải kết hợp bảo quản với nước đá, nếu vận chuyển xa phài sử dụng xe lạnh.

- Không để các thùng tôm tiếp xúc với ánh nắng.

- Không chồng các thùng tôm lên nhau để trách dập nát nguyên liệu và nước của thùng trên rớt xuống thùng dướị.

- Khi vận chuyển cần hạn chế tối đa để tôm tiếp xúc với không khí. - Không nên vận chuyển quá nhiều tôm trong một thùng chứa.

Bảng 7. Yêu cầu và biện pháp thực hiện trong vận chuyển tôm

Yếu tố quan tâm Yêu cầu Biện pháp

An toàn vệ sinh Sạch - Che kín, ngăn ngừa bụi bặm, nắng nóng;

- Làm vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.

Thời gian vận chuyển

Nhanh Sử dụng phương tiện thích hợp, an toàn.

Nhiệt độ bảo quản Lạnh Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, lớp đá mặt trong quá trình vận chuyển. Độ nguyên vẹn Không dập

nát

Cố định các thùng tôm để tránh bị lắc, va đập trong quá trình vận chuyển.

3.3 Chọn phƣơng tiện vận chuyển.

Có nhiều phương tiện để vận chuyển tôm như ghe, thuyền, tàu, xe thường, xe lạnh...có các ưu nhược điểm như đã trình bày trên; tùy điều kiện thực tế của trang trại nuôi, quãng đường, thời gian vận chuyển, đối tượng vận chuyển (tôm sống, tôm tươi, chất lượng tôm)...mà lựa chọn phương tiện vận chuyển cho phù hợp và có hiệu quả cao nhất.

3.4 Vận chuyển tôm.

3.4.1 Vận chuyển bằng thuyền, ghe

Áp dụng phù hợp khi điều kiện thực tế là trại, ao nuôi và địa điểm tiêu thụ thuận tiện đường giao thông thủy.

Bảo quản tôm trong các thùng cách nhiệt và có thể xếp chồng lên nhau nhưng không quá cao tránh rơi, đổ.

Nếu trời nắng, nóng nên có tấm bạt lớn che các thùng hàng để tránh làm tăng nhiệt độ.

Hình 35. Vận chuyển tôm bằng ghe, thuyền.

3.4.2 Vận chuyển bằng xe thường.

Áp dụng khi vận chuyển tôm có quãng đường vận chuyển ngắn, thời gian vận chuyển dưới 8 giờ;

Xe cần kín để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường bên ngoài, chất lượng tôm sẽ tốt hơn.

Hình 36. Vận chuyển tôm bằng xe tải.

3.4.3. Vận chuyển bằng xe bảo ôn.

Phương tiện là các loại xe có gắn hệ thống làm lạnh không khí trong xe. Áp dụng khi vận chuyển tôm có giá trị kinh tế cao; quãng đường vận chuyển dài, thời gian vận chuyển trên 8 giờ;

Nhiệt độ trong xe thấp và ổn định nên chất lượng tôm được bảo quản tốt nhất trong quá trình vận chuyển.

Tôm vận chuyển trong xe có thể đựng trong thùng gỗ, thùng cách nhiệt hoặc cần xé.

Hình 37. Xe lạnh vận chuyển tôm

C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học học viên

Bài tập 1. Trắc nghiệm các công việc chuẩn bị và bơm nước khi thu hoạch tôm ở ao nuôi tôm.

Bài tập 2. Thảo luận theo nhóm các nội dung sau:

o Kỹ thuật thu tôm bằng chài?

o Kỹ thuật thu tôm bằng lưới?

o Thu hoạch tôm bằng cách tháo cạn nước ao nuôi?

o So sánh các phương pháp và chọn phương pháp phù hợp nhất

Sản phẩm là các bài trình bày của từng nhóm học viên trên giấy A0

Bài tập 3. Thực hành thu hoạch tôm bằng lưới kéo xung điện tại trang trại nuôi tôm của nhà trường, hoặc ao hộ gia đình.

Sản phẩm là kết quả kéo lưới của các nhóm học viên.

D. Ghi nhớ.

- Khi xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm nguyên liệu phải luôn tuân theo nguyên tắc : Nhanh – sạch – lạnh đều – tránh dập nát.

- Phải thực hiện thật tốt các yêu cầu kỹ thuật, thao tác trong quá trình xử lý, bảo quản và vận chuyển tôm trong suốt quá trình từ ao nuôi đến nơi tiêu thụ.

BÀI 5. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NUÔIMã bài: MĐ06-05 Mã bài: MĐ06-05

Đánh giá kết quả nuôi là phương pháp quản lý sản xuất có kế hoạch và tiết kiệm dựa trên cơ sở tính toán phân tích và giám sát chặt chẽ các thông số về tỷ lệ sống , tốc độ tăng trưởng , các khoản thu - chi, hạch toán kinh tế để nuôi tôm có hiệu quả và thực hiện được kế hoạch tái sản xuất mở rộng.

Mục tiêu:

Học xong bài học này học viên có khả năng:

- Hiểu được phương pháp xác định tỷ lệ sống; phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và phương pháp hạch toán kinh tế.

- Sử dụng được máy tính; biết tính toán lợi nhuận và dự kiến được kế hoạch nuôi cho vụ sau.

- Rèn luyện thái độ cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản tôm thẻ chân trắng (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)