Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi 1 Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi (Trang 28)

2.7.1. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật

Máy tạo viên thức ăn chăn nuôi có nhiệm vụ định hình các hỗn hợp thức ăn sau khi trộn thành dạng viên hoặc bánh. Mục đích tạo viên, đóng bánh là làm chặt các khối hỗn hợp, tăng khối lượng riêng và khối lượng thể tích (tới 1000 ÷ 1300 kg/m3), làm giảm khả năng hút ẩm và oxy hóa trong không khí, giữa chất lượng dinh dưỡng. Nhờ đó, hỗn hợp thức ăn bảo quản được lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản. Ngoài ra, đặc biệt đối với chăn nuôi gia cầm và cá, tôm, việc phân phát và cho ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và độ đồng đều, tạo điều kiện để cơ khí hóa phân phát thức ăn…

Yêu cầu kỹ thuật chính đối với máy tạo viên thức ăn là:

+ Phải đảm bảo kích thước của các viên, bánh quy định cho các loại vật nuôi. Ví dụ, đường kính của các viên cho gia cầm và lợn từ 3 ÷ 10 mm. Đối với viên hình trụ thì tỷ lệ chiều cao và đường kính bằng 1,5 ÷ 2.

+ Tăng cao khối lượng thể tích và khối lượng riêng (mật độ) của hỗn hợp thức ăn (tới 5 ÷ 10 lần). Trình bày nguyên lý cấu tạo của một số bộ phận tạo viên. Các bộ phận đó thường gồm khuôn ép đục lỗ theo các cỡ đường kính viên, có con lăn ép, dao cắt để cắt thành các viên trụ theo chiều cao cần thiết. Có bộ phận ép dập kiểu trục cán gồm hai bánh hình trụ, trên mặt trụ có các hõm (nửa hình cầu để tạo viên cầu, hoặc nửa hình trụ để tạo viên trụ, hoặc nửa hình hộp để tạo bánh). Bộ phận ép đùn gồm một trục vít ép thức ăn trong ống trụ, đùn qua khuôn có các lỗ định hình để thành dạng sợi, ống, hoặc kết hợp bộ dao căt thành dạng viên trụ.

Khi ép hoặc đùn có thể áp dụng phương pháp ép ẩm hoặc ép khô.

Phương pháp ẩm: hỗn hợp thức ăn có độ ẩm 35 ÷ 50% với độ ẩm ban đầu 12 ÷ 14%, được làm ẩm bằng nước nóng 70 ÷ 80ºC. Khi thức ăn được ép hay đùn ra khỏi khuôn ép sẽ có độ ẩm tới 17%, nhiệt độ tới 80ºC. Sau khi ép, các viên phải được làm lạnh và khô, tới nhiệt độ 50 ÷ 60ºC và độ ẩm <14%. Để tăng độ bền của viên và đôi khi cần tăng dinh dưỡng, người ta trộn thêm các chất kết dính như mật, đường, bột hồ…

Phương pháp khô: có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp ẩm, không cần sấy viên, các viên được tạo có thể giữ tốt chất dinh dưỡng, sinh tố kháng sinh, với công nghệ đơn giản hơn, vẫn bảo đảm được năng suất cao (có thể đạt tới 10 ÷ 15t/h). Kích thước các viên thường được tạo với dạng cầu, trụ… với đường kính từ 3 ÷ 20mm, hình trụ có chiều cao 10 ÷ 30mm với khối lượng riêng 1000 ÷ 1300kg/m3.

2.7.3. Phân loại

- Theo phương pháp ép: máy ép khô, máy ép ẩm.

- Theo cấu tạo: máy ép (kiểu) trục quay, kiểu đĩa quay, kiểu trục cuốn, kiểu vít (ép đùn).

- Theo hình dạng viên: máy tạo viên, máy ép bánh.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi (Trang 28)