So sánh kết quả phân tích hàm lượng phosphate của mẫu nước thải sinh hoạt ngay sau khi lấy về và mẫu đã được bảo quản trong nhiều ngày ?

Một phần của tài liệu Thí nghiệm hóa kỹ thuật môi trường (Trang 54)

II. HOÁ CHẤT VÀ THIẾT BỊ:

3.So sánh kết quả phân tích hàm lượng phosphate của mẫu nước thải sinh hoạt ngay sau khi lấy về và mẫu đã được bảo quản trong nhiều ngày ?

ngay sau khi lấy về và mẫu đã được bảo quản trong nhiều ngày ?

Qua kết quả kiểm tra cho thấy hàm lượng phosphate của mẫu nước thải sau khi lấy về sẽ cao hơn mẫu nước thải bảo quản trong vài ngày. Vì nước thải có chứa rất nhiều vi sinh vật, và những vi sinh vật này tiêu thụ phosphate cho hoạt động sống của chúng, vì thế nước thải càng bảo quản lâu thì hàm lượng phosphate trong nước thải sẽ giảm.

BÀI 16 SULFATE

I. ĐẠI CƯƠNG:

Sulfate là một trong những anion chính hiện diện trong nước thiên nhiên. Trong nước cấp, hàm lượng sulfate cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước công cộng chứa một lượng đáng kể sulfate dễ tạo thành cặn cứng trong nồi hơi và thiết bị trao đổi nhiệt. Những vùng đất sình lầy, bãi bồi lâu năm, sulfur hữu cơ bị khoáng hóa dần dần sẽ tạo thành sulfate. Nước chảy qua các miền đất mỏ mang theo sulfate với hàm lượng khá cao.

1. Ý Nghĩa Môi Trường

Sulfate là một trong những chỉ tiêu đặc trưng của những vùng nước nhiễm phèn. Sự hiện diện của sulfate ở nồng độ cao làm cho nước thải có mùi và gây nên sự ăn mòn cống rãnh. Mùi phát sinh do quá trình khử sulfate thành H2S dưới điều kiện yếm khí.

2. Phương pháp xác định (phương pháp so màu)

Vì trong nước hàm lượng sulfat tương đối thấp nên ta chọn phương pháp đo độ đục để phân tích. Trong môi trường acetic acid, sulfate tác dụng với barium chloride tạo thành barium sulfate kết tủa màu trắng đục. Nồng độ sulfate được xác định bằng cách so sánh với dung dịch tham chiếu đã biết trước nồng độ trên đường cong chuẩn.

Ba2+ +S042-→ BaS04↓ (tủa trắng đục)

3. Các yếu tố ảnh hưởng

Màu và các chất lơ lửng có mặt trong nước là trở ngại chính cho việc xác định sulfate. Một số chất lơ lửng có thể loại bỏ bằng cách lọc, hàm lượng silica trên 500mg/l cũng cản trở việc tạo thành tủa BaS04. Ngoài ra trong nước không còn một ion nào kết tủa với barium trong môi trường acid mạnh nên việc xác định có thể tiến hành ở nhiệt độ thay đổi khoảng 10oC.

II. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT:

2.1. Thiết Bị

- Pipet 25 ml: 1 - Pipet 10 ml: 2

- Erlen 125 ml: 8 - Spectophotometer

2.2. Hóa Chất

 Dung dịch đệm:Hoà tan 30 g MgCl2 , 5 g CH3COONa; 1 g KNO3; 20 ml CH3COOH (99%) vào 500 ml nước cất và định mức thành 1 lít.

 Barium chloride BaCl2 tinh thể

 Dung dịch sulfate chuẩn (1,00ml = 100MgS04 2-): Hoà tan 10,4 ml H2SO4 0,02 N chuẩn + nước cất= 100 ml hoặc 147,9 mg Na2SO4 khan vào nước cất và định mức thành 1 lít

III. THỰC HÀNH:

STT 0 1 2 3 4 5 6 V dd sulfate chuẩn, ml 0 1 2 3 4 5 V nước cất, ml 25 24 23 22 21 20 V mẫu nước, ml 25 V dd đệm, ml 5 5 5 5 5 5 5 BaCl2 tinh thể, g 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 C (mg/l) 0 4 8 12 16 20

Lắc đều để hòa tan hoàn toàn BaCl2 thành dung dịch đồng nhất, sau đó đo độ hấp thu A của dung dịch chuẩn và mẫu trên máy spectrophtometer ở λ = 420nm. Thời gian đo không quá 5 phút để tránh lắng động kết tủa BaS04. Nếu độ hấp thụ vượt quá giá trị đo trên các mẫu chuẩn, cần pha loãng mẫu đến khoảng thích hợp.

IV. TÍNH TOÁN:

Từ loạt dung dịch chuẩn, đo độ hấp thu, vẽ giản đồ A = f(C), sử dụng phương pháp bình phương cực tiểu để lập phương trình y = ax + b. từ trị số độ hấp thu Am của mẫu, tính nồng độ Cm . Nếu trị số Am của mẫu vượt quá các trị số của dung dịch chuẩn, phải pha loãng đến nồng độ thích hợp.

Chú ý: nếu mẫu đục hoặc có nhiều cặn lơ lửng, cần phải lọc trước khi lấy mẫu.

V.TRẢ LỜI CÂU HỎI:

Một phần của tài liệu Thí nghiệm hóa kỹ thuật môi trường (Trang 54)