Về thỏa thuận trọng tài không thực hiện hoặc không thể thực hiện đƣợc

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

thực hiện đƣợc

Nhằm khắc phục thiếu sót của Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, để đảm bảo tôn trọng ý chí của các bên muốn sử dụng trọng tài, đồng thời không để việc giải quyết tranh chấp bị bế tắc, kéo dài, Luật trọng tài thương mại tại Điều 6 đã quy định "Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được" [25]. Luật Trọng tài thương mại đã giải quyết được vấn đề thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được cũng như Luật Mẫu và Pháp luật trọng tài các nước đều quy định rõ về vấn đề này. Tại Khoản 1 Điều 8 Luật mẫu UNCITRAL quy định:

Tòa án, nơi có khiếu kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản giải trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, sẽ chuyển tranh chấp ra trọng tài trừ khi thấy rằng thỏa thuận trọng tài vô hiệu, không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được [17]. Hay Điều II.3 Công ước New York quy định

Tòa án của một quốc gia thành viên, khi nhận được một đơn kiện về một vấn đề mà vấn đề đó các bên đã có thỏa thuận theo nội dung của điều này, sẽ, theo yêu cầu của một bên, đưa các bên ra trọng tài, trừ khi Tòa án thấy rằng thỏa thuận nói trên không có hiệu lực hoặc không thể thực hiện được [7].

Việc pháp luật trọng tài ghi nhận đối với trường hợp này một mặt tạo điều kiện cho trọng tài được phát triển vì Tòa án sẽ không can thiệp vào vụ việc nếu như các bên đã có thỏa thuận trọng tài, mặt khác còn tạo điều kiện cho việc hỗ trợ nếu như thỏa thuận trọng tài đó có sai sót khiến cho thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)