lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Hàm lƣợng một số KLN trong trầm tích sông và bùn đáy các ao nuôi trồng thủy sản lấy nƣớc trực tiếp từ sông có xu hƣớng giảm dần về phía hạ lƣu sông Đáy, từ Hà Nam, Ninh Bình đến Nam Định.
Khu vực sông Hồng đƣợc chọn làm điểm thu mẫu đối chứng nhƣng lại có hàm lƣợng KLN cao hơn so với dự kiến rất nhiều. Điều này có thể lý giải bởi đây là khu vực tập trung nƣớc thải không chỉ của một phần thành phố Hà Nội, mà còn là nơi tiếp nhận của nguồn nƣớc thải đổ về từ thành phố Việt Trì, Phú Thọ - nơi có nhiều cụm công nghiệp, nhà máy, điển hình nhƣ: nhà máy Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy hóa chất v.v... Các cụm công nghiệp này có nguồn nƣớc thải khá lớn lại hầu nhƣ chƣa qua xử lý, nên gần nhƣ toàn bộ chất ô nhiễm đƣợc đƣa trực tiếp xuống sông, gây ô nhiễm nặng. Biểu hiện rõ nét qua hàm lƣợng hầu hết các kim loại nghiên cứu trong trầm tích sông đều ở mức cao, đặc biệt
43
vào mùa xuân, nồng độ Zn, Cd và Pb đều cao hơn các khu vực khác, chỉ có kim loại Cu cao vào mùa thu. Song nhìn chung, hàm lƣợng KLN trong bùn đáy sông ở đây (MC1) không khác nhiều so với những điểm thu mẫu tại MC3, MC4 và MC5, nhƣng đều cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT.
Khu vực Hà Nội chịu ảnh hƣởng trực tiếp của nƣớc thải thành phố và hàng loạt các làng nghề thuộc tỉnh Hà Tây (cũ) cũng nhƣ các khu công nghiệp cũ (Cao Xà Lá, pin, thuộc da) và những khu công nghiệp mới đƣa vào sử dụng. Nƣớc thải sinh hoạt và công nghiệp đổ vào các con sông trong thành phố nhƣ sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngƣu, v.v... và cuối cùng là đổ vào sông Nhuệ. Điều này đƣợc phản ánh qua nồng độ một số KLN trong bùn đáy của các ao và sông thuộc khu vực này có xu thế cao hơn vùng hạ lƣu, đặc biệt là đối với Zn và Cu trong trầm tích sông và Cd, Pb, Zn trong bùn đáy ao. Khi xét theo mùa, Cu và Zn trong trầm tích sông tại MC2 có xu hƣớng cao hơn các vùng khác vào mùa thu; trong khi Cd, Pb và Zn trong bùn đáy ao tại MC2 lại cao hơn so với các mặt cắt khác vào mùa xuân. Nhìn chung, tất cả các kim loại trong vùng nghiên cứu này (MC2) đều cao hơn so với giới hạn cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT.
Phủ Lý, Hà Nam là một thành phố ngã ba sông, nơi gặp nhau của 3 con sông là sông Nhuệ, sông Đáy và sông Châu Giang. Sông Châu Giang chảy qua các làng nghề tiểu thủ công nghiệp của huyện Lý Nhân, và đặc biệt là các khu công nghiệp mới Đồng Văn, trong đó có các ngành nhƣ sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp sản xuất Thiết bị điện, Điện tử và công nghệ thông tin, công nghiệp Cơ khí chế tạo, lắp ráp, và các ngành công nghiệp hóa chất và sản xuất các sản phẩm từ hóa chất, v.v... Ngoài ra, tại khu vực này, có nhiều bệnh viện nhƣ: bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam, bệnh viện đa khoa Phủ Lý v.v..., hầu hết đều không có hệ thống xử lý nƣớc thải triệt để, nên nguồn nƣớc thải đƣợc xả trực tiếp ra sông gây ô nhiễm. Dọc hai bên bờ sông Đáy có nhiều nhà máy, công ty nhƣ: công ty cổ phần bia Sài Gòn, công ty cổ phần khoáng sản Nam Hà v.v... thải chất ô nhiễm vào lòng sông. Đó đều là những nguồn gây ô nhiễm chính, trực tiếp thải vào sông Nhuệ, sông Đáy tại mặt cắt này. Các KLN trong trầm
44
tích sông ở mặt cắt này đều thấp hơn so với MC1 và MC2, và đều vƣợt quy chuẩn cho phép vào mùa xuân (trừ Cu). Trong bùn ao, hàm lƣợng các KLN tại mặt cắt này vào mùa xuân đều thấp hơn so với MC2 và cao nhỉnh hơn một chút khi thu mẫu vào mùa thu, nhƣng nhìn chung các KLN trong ao vẫn nằm trong ngƣỡng cho phép.
Sông Hoàng Long chảy qua địa phận các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lƣ nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhƣ khu công nghiệp Gián Khẩu, với nhiều nhà máy xí nghiệp nhƣ nhà máy xi măng the Vissal Ninh Bình, công ty cổ phần nhựa quốc tế KSVN, khu công nghiệp Khánh Phú và nhiều khu công nghiệp vật liệu xây dựng khác. Do vậy, bên cạnh nguồn nƣớc thải sinh hoạt con sông này còn nhận nguồn thải từ các khu công nghiệp lân cận và cuối cùng đổ vào sông Đáy tại khu vực cầu Gián Khẩu. Song hàm lƣợng các KLN khảo sát tại mặt cắt này lại có xu hƣớng giảm so với thƣợng nguồn. Cụ thể là Cd, Pb và Zn trong trầm tích sông tại các mặt cắt này thấp hơn so với MC1 và hàm lƣợng các KLN ở mùa xuân đều vƣợt QCVN (trừ Cu). Còn các KLN trong bùn ao vào mùa xuân cũng ghi nhận hàm lƣợng thấp hơn so với MC2 (0,05 ≥ P ≥ 0,01) và nằm trong ngƣỡng cho phép của QCVN 43:2012/BTNMT.
Sông Đào chảy qua giữa lòng thành phố Nam Định nên mang theo nƣớc thải dân sinh cũng nhƣ nƣớc thải từ nhiều khu công nghiệp với nhiều ngành nghề trong và quanh thành phố, đặc biệt phải kể đến ngành công nghiệp may và công nghiệp sản xuất điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, đóng tàu, v.v. Mặc dù vậy, hàm lƣợng các KLN khảo sát lại có xu hƣớng giảm, tuy không thật rõ rệt ở các mặt cắt thuộc hạ lƣu hệ thống sông này so với thƣợng nguồn. Cụ thể là Cd, Zn và Cu trong trầm tích sông tại các mặt cắt này thấp hơn so với MC1 và MC2 (0,05 ≥ P ≥ 0,01); và các KLN vào mùa xuân đều vƣợt QCVN (trừ Cu). Điều này có thể lý giải do quá trình tự làm sạch của dòng sông và các nguồn ô nhiễm bổ sung ở đây không đáng kể so với khu vực thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cƣ và các khu công nghiệp, làng nghề cao hơn rất nhiều. Còn các KLN trong bùn ao ở MC5 này vào mùa xuân cũng ghi nhận hàm lƣợng thấp hơn so với MC2 (0,05 ≥ P ≥ 0,01) và đều nằm trong QCVN (trừ Pb, mùa thu).
45
Tóm lại, trong trầm tích sông, các KLN ở các mặt cắt nhìn chung có xu hƣớng thấp hơn so với MC1 và MC2, đặc biệt là với MC2 có Cd, Cu và Zn (thu) cao hơn hẳn so với các mặt cắt khác. Hàm lƣợng các KLN hầu nhƣ đều vƣợt quy chuẩn cho phép vào mùa xuân (trừ Cu). Có thể lý giải rằng, trong mùa hạ có nhiều lũ lụt, nƣớc sông lớn, chế độ dòng chảy phức tạp, ngoài việc các con nƣớc cuốn trôi lớp trầm tích bề mặt có hàm lƣợng KLN cao ra biển, một phần KLN trong bùn đáy đƣợc phân bố trở lại các tầng nƣớc.Vì vậy, hàm lƣợng KLN trong trầm tích sông giảm mạnh vào cuối mùa hạ và mùa thu so với mùa xuân. Trong bùn ao, hàm lƣợng các KLN tại các mặt cắt khác vào mùa xuân đều thấp hơn so với MC2 và cao nhỉnh hơn một chút khi thu mẫu vào mùa thu, nhƣng nhìn chung các KLN trong ao vẫn nằm trong ngƣỡng cho phép. Đặc biệt, do đặc tính là thủy vực tĩnh, ít có sự trao đổi và xáo trộn so với thủy vực động nhƣ sông nên hàm lƣợng các KLN trong bùn đáy ao không có sự biến động nhiều giữa các mùa trong năm. Một điều đáng chú ý nữa là hàm lƣợng KLN trong bùn đáy các ao NTS lấy nƣớc từ sông thấp hơn hẳn so với trầm tích sông. Điều này có thể lý giải đƣợc bởi các ao NTS ngoài lƣợng nƣớc lấy từ sông còn có các nguồn nƣớc khác đổ vào nhƣ nƣớc mƣa và nƣớc chảy tràn từ các vùng xung quanh nên bùn đáy ao không hoàn toàn bị ảnh hƣởng bởi lƣợng chất gây ô nhiễm có trong sông.