Hoạt động đại lý thương mại ngày càng thể hiện rõ vai trò, ý nghĩa của nó trong sự vận động, phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Xét về mặt nội dung, pháp luật về hoạt động trung gian thương mại nói chung và về đại lý thương mại nói riêng điều chỉnh không tách rời hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ hợp đồng giữa bên thuê dịch vụ (bên giao đại lý) với bên đại lý và (ii) quan hệ hợp đồng giữa bên giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Hợp đồng được xem là cơ chế hữu hiệu nhất cho những thỏa thuận trong kinh doanh vì nó là biểu hiện vật chất ghi nhận sự tồn tại của một thỏa thuận pháp lý hướng đến sự xác lập, thay
58
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. HĐĐL là căn cứ pháp lý cho thỏa thuận đại lý thương mại được thực hiện trong một hành lang pháp lý an toàn vì nó ghi nhận sự tự do thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, đồng thời là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên bởi HĐĐL ghi nhận những thỏa thuận giữa các chủ thể của quan hệ hợp đồng và là cơ sở pháp lý cho các giải pháp đối với tranh chấp trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý. Không những thế, bên đại lý thường là thương nhân hiểu biết, am hiểu về tình hình thị trường, pháp luật và tập quán địa phương, do vậy họ có khá năng đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, dịch vụ, hạn chế được rủi ro, tạo ra nhiều cơ hội kiếm lợi cho bên giao đại lý. Bên đại lý có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên thực hiện các dịch vụ kinh doanh chuyên nghiệp nên thông qua đó bên giao đại lý giảm bớt được thời gian, chi phí cho việc mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh. Đây chính là đặc điểm nói lên vai trò của HĐĐL tạo điều kiện cho thương nhân khai thác và sử dụng dịch vụ trung gian thương mại như một kênh giao dịch hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Kết luận Chƣơng 1
Hoạt động trung gian thương mại được hình thành khá sớm và là kết quả tất yếu trong quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội trong lĩnh vực phân phối hàng hóa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dung. Dưới góc độ pháp lý, hoạt động trung gian thương mại nói chung và đại lý thương mại nói riêng là hoạt động mà theo đó một thương nhân độc lập được bên thuê dịch vụ ủy quyền tham gia vào việc xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba. Xuất phát từ đặc thù của hoạt động trung gian thương mại là những hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại trên cơ sở hợp đồng, trong đó bên trung gian thay mặt bên thuê dịch vụ tham gia vào việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, do đó điều chỉnh pháp luật đối với
59
các hoạt động trung gian thương mại và hoạt động đại lý thương mại là yêu cầu khách quan nhằm bảo vệ quyền lợi của bên chủ ủy, bên thụ ủy và bên thứ ba tham gia hoạt động trung gian thương mại. Từ xưa đến nay pháp luật hợp đồng luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng nhất và không là một ngoại lệ, chế định HĐĐL thương mại là một bộ phận không thể thiếu trong tiến trình phát triển của khoa học pháp lý. Pháp luật các nước trên thế giới có sự phân loại và gọi tên các hoạt động trung gian thương mại khác nhau, tuy nhiên đại lý thương mại là một loại hình hoạt động trung gian thương mại đặc thù theo luật thương mại của Việt Nam. Về cơ bản đại lý thương mại dịch ra tiếng Anh vẫn là Agency và có nhiều điểm tương đồng với đại diện cho thương nhân, tuy nhiên theo luật Việt Nam đại lý thương mại có phạm vi hoạt động hẹp hơn chỉ trong lĩnh vực mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, tư cách chủ thể của bên đại lý được xác định là nhân danh chính họ khi thực hiện hành vi đại lý và họ chịu trách nhiệm pháp lý từ hành vi của mình đối với với bên thứ ba, do đó nghiên cứu lý luận chung về đại lý thương mại và HĐĐL thương mại có ý nghĩa đặc biệt. Nền tảng lý luận về đặc điểm của đại lý và HĐĐL thương mại là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu khung pháp lý chuyên sâu về HĐĐL thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật thế giới và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chế định.
60
Chương 2 - PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thƣơng mại và hợp đồng đại lý thƣơng mại
2.1.1 Pháp luật Việt Nam
2.1.1.1 Sơ lƣợc lịch sử pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý
Như đã trình bày tại Chương 1, Các hoạt động trung gian thương mại xuất hiện từ rất sớm do nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Sự tồn tại và phát triển các hoạt động này là cơ sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật điều chỉnh các hoạt động trung gian thương mại nói chung và đại lý thương mại nói riêng. Ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các hoạt động trung gian thương mại chủ yếu tồn tại trong lĩnh vực kinh tế quốc tế do nhu cầu giao lưu kinh tế giữa các nước, còn ở trong nước thì các hoạt động trung gian thương mại chưa có điều kiện để hình thành. Trong thời kì này, một số văn bản quy phạm pháp luật của Bộ ngoại thương dưới hình thức thông tư được ban hành để điều chỉnh các hoạt động ủy thác xuất nhập khẩu và việc đặt đại lý mua bán hàng hóa ở nước ngoài. Một trong những văn bản quy phạm sớm nhất trực tiếp điều chỉnh về đại lý mua bán hàng hóa là Thông tư số 04-BNg/XNK ngày 11/4/1984 về việc đặt đại lý mua bán hàng hóa ở nước ngoài [23, tr.83-85].
Năm 1996, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại Chính phủ đã ban hành Quy chế đại lý mua bán hàng hóa (Nghị định số 25/CP ngày 25/4/1996) theo đó, quy chế điều chỉnh hoạt động đại lý mua, bán hàng hóa của các pháp nhân và thể nhân Việt Nam tại Việt Nam. Khái niệm đại lý lúc này chỉ có nội hàm là việc bên thực hiện dịch vụ mua hoặc bán hàng cho bên giao đại lý để đổi lấy thù lao. Tại Nghị định này, khái niệm đại lý và ủy thác
61
được dùng chung, có khi lẫn lộn mà không hề có sự phân biệt. Nghị định gồm các quy định về tư cách của các bên, quyền và nghĩa vụ của các bên, các nội dung chủ yếu của HĐĐL.
Tháng 6 năm đó, Bộ thương mại tiếp tục ra Thông tư số 10/TM-PC hướng dẫn thực hiện quy chế đại lý mua bán hàng hóa, theo đó lần đầu tiên quy định việc bên đại lý nhân danh mình thực hiện việc bán (hoặc mua) hàng hoá cho bên uỷ thác và bên đại lý chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về hoạt động đại lý và trước khách hàng về hàng bán, hàng mua. Đối tượng đại lý là hàng hoá hữu hình là các động sản được phép lưu thông theo quy định của pháp luật, đại lý mua bán bất động sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế này. Thông tư quy định một số nội dung chính của HĐĐL như Thời hạn giao hàng; Phương thức giao hàng; Chi phí trong hoạt động đại lý bao gồm chi phí bốc xếp, chuyên chở, bảo quản…; Phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại; Chế độ bảo hành; Hỗ trợ kỹ thuật có thể là việc đào tạo kỹ thuật thương phẩm và kỹ thuật mua, bán hàng ...; Cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện việc mua hoặc bán hàng hoá có thể là của bên uỷ thác hoặc của bên đại lý; Tổ chức quảng cáo và tiếp thị. Đáng lưu ý là tại Thông tư này, các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của Tổng đại lý nhưng quan hệ với khách hàng bằng danh nghĩa của mình và chịu trách nhiệm trực tiếp trước khách hàng. Ngoài ra, bên giao đại lý (Thông tư quy định là Bên ủy thác) phải đăng ký các điểm, các cửa hàng đại lý khi đăng ký kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo về số lượng và hoạt động của đại lý với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
Khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, các lĩnh vực, ngành dịch vụ mới xuất hiện và ngày càng trở nên phong phú, đa dạng, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thương mại hàng hóa và dịch vụ [21, tr.163]. Các hoạt động trung gian thương mại khi này xuất hiện và cần phải có pháp luật điều
62
chỉnh các hoạt động này. Ngày 10/5/1997 Quốc hội nước ta thông qua Luật thương mại, luật này có hiệu lực thi hành từ 1/1/1998. Luật thương mại năm 1997 chỉ điều chỉnh các hàng vi thương mại của thương nhân. Luật này chưa đưa ra khái niệm hoạt động trung gian thương mại, tuy nhiên các dịch vụ đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý mua bán hàng hóa được quy định từ Điều 83 đến Điều 127 của Luật. Các hoạt động trung gian thương mại bao gồm cả đại lý thương mại theo Luật thương mại năm 1997 bó hẹp trong các hoạt động dịch vụ làm trung gian để mua bán hàng hóa. Mặt khác, phạm vi hoạt động của các dịch vụ trung gian thương mại bị giới hạn ở khái niệm hàng hóa. Do đó, trong thời gian Luật thương mại 1997 có hiệu lực, nhiều hoạt động trung gian nhằm mục đích sinh lợi không chịu sự điều chỉnh của Luật này mà được quy định trong các văn bản pháp luật khác như Bộ luật hàng hải 1990 quy định về hoạt động đại lý tàu biển, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về hoạt động đại lý bảo hiểm; Pháp lệnh bưu chính viễn thông năm 2002 quy định về hoạt động đại lý dịch vụ bưu chính, đại lý dịch vụ chuyển phát thư, đại lý dịch vụ viễn thông…
Sau khi Luật thương mại năm 1997 được thông qua, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành hướng dẫn thi hành Luật này, trong đó có một số văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về các dịch vụ trung gian thương mại như: Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/1998 quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài; Nghị định số 44/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/8/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP; Thông tư số 18/1998/TT-BTM ngày 28/8/1998 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/1998/NĐ-CP. Theo đó, đại lý mua, bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là thương nhân Việt Nam mua hoặc bán hàng cho thương nhân nước ngoài khi đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh
63
doanh ngành hàng phù hợp với mặt hàng đại lý, được phép ký HĐĐL mua bán hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Việc ký kết HĐĐL với thương nhân nước ngoài phải tuân hủ theo quy định tại Luật thương mại năm 1997.
Sau gần 7 năm thi hành, Luật Thương mại năm 1997 đa bộc lộ nhiều bất cập với những nội dung không còn đáp ứng được quá trình vận động của thực tiễn thương mại, ví dụ như nhiều hoạt động trên thị trường có bản chất thương mại nhưng lại chưa được coi là hoạt động thương mại (ví dụ như các hoạt động cung ứng dịch vụ) do Luật Thương mại năm 1997 có phạm vi điều chỉnh hẹp, chỉ xác định hoạt động thương mại bao gồm 14 hành vi thương mại. Ngày 14/6/2005 Quốc hội khóa XI kì họp thứ 7 đã thông qua Luật thương mại mới, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 và thay thế cho Luật năm 1997. Luật Thương mại năm 2005 gồm 9 Chương, 324 Điều (so với Luật Thương mại năm 1997 có 6 Chương, 264 Điều), trong đó có 96 điều trong Luật năm 1997 được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 143 điều được bổ sung mới. Bố cục của Luật Thương mại (sửa đổi) gần như được đổi mới hoàn toàn so với Luật Thương mại 1997. Sự đổi mới đó chủ yếu là do việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật, không chỉ điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa mà còn điều chỉnh cả các hoạt động cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại. Các nhóm hoạt động thương mại cùng tính chất được tập hợp trong Chương riêng như Chương IV "Xúc tiến thương mại" hay Chương V "Các hoạt động trung gian thương mại". Chương “Các hoạt động trung gian thương mại” gồm 4 mục, quy định về đại diện cho thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý thương mại. Các điều khoản của Chương này kế thừa nhiều nội dung của Luật thương mại năm 1997, có bổ sung một số điểm phù hợp với thông lệ quốc tế như quyền đòi bồi thường của bên đại lý trong trường hợp bên giao đại lý đơn phương yêu cầu chấm dứt
64
HĐĐL (Xem Tờ trình số 1456/CP –PC ngày 5/10/2004 của Chính phủ gửi Quốc Hội về Dự án Luật thương mại sửa đổi). Trong chế định về đại diện cho thương nhân không có nhiều sửa đổi, bổ sung. Luật vẫn quy định khá cụ thể về hợp đồng đại diện (Điều 142), phạm vi đại diện (Điều 143), thời hạn đại diện (Điều 144), quyền hưởng thù lao đại diện (Điều 147), quyền cầm giữ (Điều 149), nghĩa vụ của bên đại diện (Điều 145) và nghĩa vụ của bên giao đại diện (Điều 146). Các quy định này thực chất là thừa nhận quy tắc xử sự giữa các thương nhân. Đây là một trong những lĩnh vực thể hiện tính chất tư của Luật thương mại một cách rất rõ rệt. Chế định về Môi giới thương mại cũng ít sửa đổi, bổ sung. Luật vẫn quy định về nghĩa vụ của bên môi giới thương mại (Điều 151), nghĩa vụ của bên được môi giới (Điều 152), quyền hưởng thù lao môi giới (Điều 153) và thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới (Điều 154). Cũng như chế định về đại diện cho thương nhân, các quy định về môi giới thương mại thực chất cũng là thừa nhận quy tắc xử sự giữa các thương nhân nên gần như không cần hướng dẫn dẫn thêm. Chế định về ủy thác mua bán hàng hóa sửa đổi không nhiều. Luật vẫn quy định về bên nhận uỷ thác (Điều 156), bên uỷ thác (Điều 157), hàng hoá uỷ thác (Điều 158), hợp đồng uỷ thác (Điều 159), quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác (Điều 162-163), quyền và nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác (Điều 164-165). Cũng như hai chế định trên, chế định uỷ thác mua bán hàng hoá cũng là việc thừa nhận các quy tắc xử sự giữa các thương nhân. Đây cũng là lĩnh vực thể hiện tính chất tư của Luật thương mại rất rõ rệt. Đối với chế định đại lý thương mại, những nội dung sửa đổi, bổ sung chính về đại lý thương mại trong Luật thương mại năm 2005 so với Luật thương mại năm 1997 gồm:
- Mở rộng khái niệm đại lý trong thương mại bao gồm cả đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch vụ (Điều 166). Theo đó, các điều khoản
65
có liên quan đều được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với việc mở rộng khái niệm đại lý.
- Sửa đổi các nội dung nhằm thể hiện nguyên tắc tự do thỏa thuận của các bên liên quan đến hình thức đại lý, quyền và nghĩa vụ của bên đại lý và bên giao đại lý, HĐĐL, thù lao đại lý.
- Bổ sung quy định về quyền của bên đại lý trong việc ký kết HĐĐL, theo đó bên đại lý có quyền ký kết HĐĐL với nhiều bên giao đại lý trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật (Điều 174). Việc bổ sung quy định này nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
- Bổ sung quy định về thời hạn đại lý với quan điểm bảo vệ quyền lợi