Phân loại

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý Luận văn ThS. Luật (Trang 27)

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các dạng đại lý mà mỗi một dạng có những đặc thù và tác dụng nhất định đối với các bên khi tham gia hoạt động trung gian thương mại này.

Các hình thức đại lý mua bán hàng hóa lần đầu tiên được quy định trong Quy chế đại lý mua bán hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định số 25-CP của Chính phủ ngày 25/4/1996, theo đó đại lý mua bán hàng hóa gồm 6 hình thức: đại lý mua hàng, đại lý bán hàng, đại lý hoa hồng, đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý. Những hình thức đại lý này cũng được quy định trong Luật thương mại năm 1997. Hiện nay theo Điều 169 của Luật thương mại, đại lý bao gồm các hình thức sau:

Đại lý bao tiêu: là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức đại lý này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định. Hình thức đại lý này thích hợp với những hợp đồng ngắn hạn, những hoạt động theo mùa vụ như thu mua nông sản ở thời điểm vụ thu hoạch.

Đại lý độc quyền: là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số dịch vụ nhất định. Hình thức đại lý này tạo cho bên đại lý không gian hoạt động mà không bị đại lý khác cùng bên giao đại lý cạnh tranh.

Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý là đối tác trực

25

tiếp của bên giao đại lý, làm đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. Hình thức này giúp cho bên giao đại lý giảm số đầu mối phải quản lý xuống song vẫn có thể mở rộng được mạng lưới bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của mình với một số lượng lớn, trên phạm vi rộng.

Các hình thức đại lý khác mà các bên có thể thỏa thuận: các bên tham gia quan hệ đại lý có thể thỏa thuận các hình thức đại lý khác. Trên thực tế xuất hiện các hình thức đại lý khác với quy định của Luật thương mại, ví dụ như:

Căn cứ vào cách chi trả thù lao đại lý có thể có hình thức đại lý hoa hồng. Đây là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng được tính theo tỷ lệ phần trăm do các bên thỏa thuận trên giá mua, giá bán hàng hóa.

Trên thực tế hiện nay còn tồn tại dạng đại lý cấp 1 và đại lý cấp 2, theo đó đại lý cấp 1 giống như dạng đại lý độc quyền của một doanh nghiệp nhập hàng trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất còn đại lý cấp 2 là đại lý cấp dưới của đại lý cấp 1, nhập hàng của doanh nghiệp thông qua đại lý cấp 1 và có thể nhập nhiều loại hàng từ các doanh nghiệp khác nhau. Đại lý cấp 1 vì là độc quyền trong Tỉnh nên phải đạt chỉ tiêu doanh số bán hàng mỗi tháng rất cao, bù lại họ hưởng hoa hồng cao nhất trong hệ thống tiêu thụ sản phẩm và được ưu tiên về số lượng khi mặt hàng đang khan hiếm trên thị trường ( ví dụ như khan hiếm xi măng hiện nay ). Đại lý cấp 2 được phân phối sản phẩm từ đại lý cấp 1 và tất nhiên đã qua chiết khấu. Đại lý cấp 2 mạnh hay yếu tùy thuộc vào số lượng tiêu thụ hàng tháng cao hay thấp mà đc sự ưu ái giao sản phẩm khi mặt hàng khan hiếm trên thị trường. Chính vì cơ chế tiêu thụ sản phẩm này mà thị trường Việt Nam hay bị đầu cơ ghìm hàng tạo cơn sốt giả tạo khi

26

các đại lý cấp 1 bắt tay thông đồng với nhau, điển hình thời gian trước là sắt thép hay xi măng.

Trong một số lĩnh vực còn tồn tại hình thức đại lý thu mua nông sản, phế liệu...Đại lý thua mua nói chung có quan hệ lâu dài với những người mua của mình và thu mua cho họ những mặt hàng cần thiết, tiếp nhận, kiểm tra, nhập kho rồi chuyển đến cho người mua. Một trong những hình thức của đại lý thu mua là những người thu mua địa phương, tìm kiếm những mặt hàng thích hợp mà những người bán lẻ nhỏ có thể kinh doanh. Họ hiểu biết và cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin bổ ích về thị trường cũng như tìm kiếm cho họ những nguồn hàng tốt với giá hời.

Vì hoạt động thương mại trên thực tế diễn ra rất phong phú và đa dạng, nhận thức pháp luật của đại bộ phận cộng đồng còn chưa cao nên dẫn đến tình trạng có nhiều loại hình hoạt động thương mại gần giống nhưng bị nhầm lẫn với đại lý, ví dụ như hoạt động bán buôn, bán lẻ (bán sỉ), bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại.

a. Đại lý mua bán hàng hóa khác với hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa ở chỗ: nhà bán buôn, bán lẻ hàng hóa bỏ vốn mua hàng hóa để bán lại cho người khác (các nhà bán lẻ, nhà bán buôn khác hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng), do đó họ có quyền sở hữu đối với hàng hóa họ đã mua. Trong khi đó, người đại lý mua bán hàng hóa không sở hữu hàng hóa họ nhận mua, bán. Họ thường chuyên môn hóa theo loại hàng hóa hay loại khách hàng, và thực hiện chức năng chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán, và hưởng một tỉ lệ phần trăm tiền hoa hồng trong giá bán.

b. Đại lý thương mại cũng cần được phân biệt với với hoạt động bán hàng đa cấp. Cùng là phương thức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng qua trung gian, nhưng giữa hai loại hình này có sự khác nhau cơ bản. Bán hàng đa cấp là hoạt động bán hàng qua phương thức tiếp thị để

27

bán lẻ hàng hóa thực hiện qua mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau. Bên đại lý được hưởng thù lao do thực hiên dịch vụ mua bán hộ hàng hóa hoặc cung ứng hộ dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong khi đó, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp cấp dưới thuộc mạng lưới do mình tổ chức.

c. Đại lý thương mại và nhượng quyền thương mại: không nằm trong nhóm các hoạt động trung gian thương mại, nhưng hoạt động nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc kinh doanh, phân phối các sản phẩm/dịch vụ bằng một hệ thống các cửa hàng bán lẻ giống nhau nhưng thuộc quyền sở hữu và được quản lý bởi các chủ thể khác nhau. Đại lý bán hàng nhận hàng của bên giao đại lý và hưởng thù lao theo thỏa thuận giữa các bên trong HĐĐL. Trong quan hệ đại lý, sản phẩm được phân phối thuộc sở hữu của bên giao đại lý nên bên giao đại lý chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với chất lượng và các yếu tố liên quan đến sản phẩm, trừ một số ngoại trừ được Luật thương mại quy định. Mặt khác, do thực hiện dịch vụ cho bên giao đại lý nên bên đại lý không phải trả phí cho bên giao đại lý khi được thuê làm đại lý. Trong khi đó, nhượng quyền thương mại là một phương thức kinh doanh mà theo đó bên giao quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng các bí quyết kĩ thuật, bí mật kinh doanh, các chỉ dẫn, tiêu chuẩn chất lượng…Đổi lại, bên giao quyền sẽ nhận được các khoản phí do bên nhận quyền trả. Ngoài ra, nhượng quyền thương mại được đặc trưng bởi sự tuân thủ tuyệt đối mô hình sản xuất kinh doanh, sự kiểm soát nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng của bên nhượng quyền. Còn đối với hoạt động đại lý, bên đại lý không bị phụ thuộc vào bên giao đại lý về cách thức tổ chức kinh doanh và có quyền tự do nhiều hơn trong hoạt động của mình. Mặt khác, trong hoạt động nhượng quyền thương

28

mại chỉ có sự tham gia của 02 chủ thể: bên nhượng quyền, bên nhận quyền còn tham gia quan hệ đại lý có 03 loại chủ thể: bên giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Pháp luật cũng đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn khác nhau đối với các chủ thể của hai dạng hoạt động thương mại này.

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, luôn tồn tại trên thực tế rất nhiều hình thức đại lý như đại lý bán vé máy bay, đại lý bảo hiểm, đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông. Luật thương mại 2005 và các luật chuyên ngành đều có những quy định điều chỉnh hành vi đại lý trong cung cấp dịch vụ. So với Luật thương mại năm 1997, Luật thương mại năm 2005 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh các loại hình đại lý bao gồm đại lý bao tiêu, đại lý độc quyền, tổng đại lý và các hình thức đại lý khác như đã nêu trên, nhưng các quy định này khó áp dụng được trong cung ứng dịch vụ, vì dịch vụ không lưu kho bãi được [21, tr.132]. Giải quyết vấn đề này, các văn bản luật chuyên ngành có xu hướng quy định chi tiết hình thức đại lý được áp dụng cho ngành dịch vụ đó, ví dụ như Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Chính phủ và Quy chế đại lý doanh xăng dầu của Bộ Công thương năm 2009 quy định hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu gồm có tổng đại lý và các đại lý bán lẻ xăng dầu (khoản 1, Điều 5 Quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu ban hành kèm theo thông tư số 36/2009/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công thương).

Các nước theo truyền thống thông luật (common law) không có sự phân biệt rõ rệt từng loại người trung gian trong hoạt động thương mại. Ở các nước này khái niệm “Agency” dịch ra tiếng Việt là “đại lý” hoặc “đại diện” như đã phân tích ở phần trên. Nếu căn cứ vào phạm vi ủy quyền thì đại lý theo đó được chia làm ba loại:

Đại lý toàn quyền (universal agent) là người được phép thay mặt người chủ ủy làm mọi công việc mà người chủ ủy có thể làm.

29

Tổng đại lý (general) là người được ủy quyền làm một phần việc nhất định của người được đại diện.

Đại lý đặc biệt (special agent) là người được ủy quyền chỉ làm một việc cụ thể, như mua một loại hàng hóa cụ thể với giá cả xác định.

Nếu căn cứ vào nội dung quan hệ giữa người đại lý và người chủ ủy, luật những nước này chia làm ba loại:

Đại lý thụ ủy (mandatory) là người được chỉ định để hành động thay người chủ ủy với danh nghĩa và chi phí của người thụ ủy. Thù lao của người đại lý này có thể là một khoản tiền hoặc một phần trăm tính trên giá trị công việc.

Đại lý hoa hồng (commission agent) là người được ủy nhiệm tiến hành trên danh nghĩa của mình nhưng với chi phí của người chủ ủy, thù lao của người đại lý hoa hồng là một khoản tiền hoa hồng do người đại lý và người chủ ủy thỏa thuận tùy theo đối khối lượng và tính chất công việc.

Đại lý kinh tiêu (Merchant agent) là người đại lý hoạt động với danh nghĩa và chi phí của mình, thù lao của người này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Ngoài ra, ở những nước theo truyền thống common law còn có nhiều loại đại lý khác như đại lý gửi bán (consignee hoặc agent carrying stock), đại lý đảm bảo thanh toán (del credere agen), đại lý độc quyền (sole agent), đại lý bán buôn (factor hoặc mercantile agent)… [2, tr.6].

Tiểu kết

Đại lý thương mại với vai trò là một loại hình hoạt động trung gian thương mại theo luật thương mại của Việt Nam mang những đặc điểm của trung gian thương mại nói chung nhưng cũng có những đặc điểm pháp lý riêng biệt. Các dạng đại lý thương mại trong thực tế đa dạng và phong phú hơn so với quy định của Luật thương mại 2005. Quy định của Luật thương

30

mại Việt Nam về đại lý thương mại về khái niệm cũng như cách thức phân loại là khác biệt so với các nước trên thế giới nhưng chưa rõ ràng về tư cách của bên đại lý và trách nhiệm pháp lý của bên đại lý với bên thứ ba, do đó cần chú ý khi nghiên cứu về đại lý mua bán hàng hóa và đại lý cung ứng dịch vụ, đặc biệt khi xác lập quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể tham gia giao dịch gồm bên giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Để lý giải quy định đặc thù của Luật thương mại Việt Nam về đại lý thương mại và so sánh đặc điểm pháp lý nổi bật của đại lý thương mại so với các loại hình trung gian thương mại khác, luận văn sẽ phân biệt đại lý thương mại với đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa.

1.1.3 Phân biệt đại lý thƣơng mại với một số loại hình trung gian thƣơng mại

1.1.3.1 Đại diện cho thƣơng nhân

Tại các nước theo truyền thống luật Châu Âu lục địa (civil law), đại diện thương mại (commercial agent) là hình thức hoạt động trung gian thương mại phổ biến nhất và đóng vai trò quan trọng so với các hoạt động thương mại khác qua trung gian [31, tr.12]. Ở Việt Nam Luật thương mại quy định thuật ngữ commercial agent là đại diện cho thương nhân, là một dạng của hoạt động đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc trong hoạt động thương mại. Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy quyền (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. (Điều 141 Luật thương mại 2005). Như vậy, với bản chất là thực hiện công việc trong nội dung ủy quyền thay cho thương nhân giao đại diện, đại diện cho thương nhân có những điểm giống và khác với đại lý thương mại theo quy định của luật Việt Nam như sau:

31

- Về chủ thể, đại diện cho thương nhân và đại lý thương mại đều bắt buộc các bên tham gia là bên giao đại diện, bên đại diện và bên giao đại lý, bên đại lý đều phải là thương nhân. Điều đó có nghĩa người đại diện và người đại lý phải hoạt động thương mại như là nghề nghiệp của mình và phải đăng ký kinh doanh để trở thành thương nhân.

- Hoạt động đại diện cho thương nhân và đại lý thương mại đều có liên quan tới ba chủ thể: bên chủ ủy (bên giao đại diện, bên giao đại lý), bên được ủy nhiệm (bên đại diện, bên đại lý) và bên thứ ba.

- Quan hệ đại diện cho thương nhân và quan hệ đại lý thương mại đều phát sinh trên cơ sở hợp đồng được lập bằng văn bản và có tính chất đền bù, có nghĩa là bên được ủy nhiệm (bên đại diện, bên đại lý) thực hiện các công việc do bên chủ ủy (bên giao đại diện, bên giao đại lý) giao để đổi lấy thù lao. Những hợp đồng này có nhiều yếu tố của hợp đồng dịch vụ được quy định tại Bộ luật dân sự 2005.

- Về phạm vi ủy nhiệm: nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên thỏa thuận, theo đó bên đại diện có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý Luận văn ThS. Luật (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)