THỰC HAØNH XEM ĐỒNG HỒ

Một phần của tài liệu Bài soạn lop 3 tuan 24 (Trang 43 - 48)

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

3. Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?

THỰC HAØNH XEM ĐỒNG HỒ

I/ Mục tiêu :

Kiến thức: giúp học sinh

- Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm ).

- Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút ).

Kĩ năng: Biết xem đồng hồ nhanh, đúng, chính xác.

Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

GV: mặt đồng hồ bằng bìa hoặc bằng nhựa ( có kim ngắn, kim dài,

có ghi số, có vạch chia giờ, chia phút )

- Đồng hồ để bàn ( loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài )

- Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập.

HS: vở bài tập Toán 3

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS

1.Khởi động : ( 1’ )

2.Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )

- GV sửa bài tập sai nhiều của HS

- Nhận xét vở HS

3.Các hoạt động :

 Giới thiệu bài : Thực hành xem đồng hồ ( 1’ )

 Hoạt động 1 : Hướng dẫn cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )( 8’ )

• Mục tiêu : giúp học biết cách xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút )

• Phương pháp: giảng giải, đàm thoại

- Giáo viên giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ có các vạch chia phút

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất trong phần bài học rồi hỏi học sinh:

+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ hai để xác định vị trí kim ngắn trước, sau đó là kim dài:

- Hát

- Học sinh lắng nghe

- Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút

- Cá nhân

- Giáo viên: khoảng thời gian kim dài ở vạch nhỏ thứ ba sau số 2 là 13 phút

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tiếp tranh vẽ đồng hồ thứ ba để học sinh nêu được thời điểm theo 2 cách : 6 giờ 56 phút, 7 giờ kém 4 phút

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc giờ thứ hai: xác định xem còn thiếu mấy phút nữa thì đến 7 giờ để sau đó tính được thời điểm của đồng hồ.

 Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành ( 26’ )

• Mục tiêu : giúp học sinh biết xem đồng

hồ nhanh, đúng, chính xác

• Phương pháp: thi đua, trò chơi

• Bài 1 :

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Giáo viên hướng dẫn: bài này yêu cầu các em nêu giờ ứng với mỗi mặt đồng hồ.

- Giáo viên cho học sinh quan sát đồng hồ thứ nhất và hỏi :

+ Nêu vị trí kim ngắn ? + Vậy đồng hồ chỉ mấy giờ ?

- Cho học sinh làm bài

- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả

- Giáo viên cho lớp nhận xét

• Bài 2 : Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng

- GV gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS làm bài.

- GV cho HS cử đại diện 3 dãy lên thi đua sửa bài : Giáo viên phát cho mỗi bạn 1 mô hình đồng hồ. Giáo viên hô: “9 giờ 6 phút” thì học sinh nhanh chóng quay kim đồng hồ đến đúng thời điểm Giáo viên nêu ra. Giáo viên nêu tiếp các thời điểm: 11 giờ 32 phút, 1 giờ kém 14 phút.

• Bài 3 : Nối theo mẫu :

- Cho HS đọc yêu cầu bài

- Giáo viên cho học sinh làm bài.

- Cá nhân

- Học sinh quan sát và nêu

- HS đọc.

- Học sinh quan sát

- Kim ngắn chỉ qua số 1, kim dài ở vạch nhỏ thứ tư sau số 4

- Vậy đồng hồ chỉ 1 giờ 24 phút

- HS làm bài

- HS thi đua sửa bài

- Lớp nhận xét

- HS đọc

- HS làm bài

- Học sinh thi đua sửa bài

- Lớp Nhận xét

- Học sinh đọc

- HS làm bài.

- Học sinh thi đua sửa bài

- Giáo viên cho mỗi dãy cử 6 bạn thi đua sửa bài, dãy nào thực hiện nhanh, đúng, chính xác thì dãy đó thắng

- Giáo viên nhận xét.

7) Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )

- Chuẩn bị : Thực hành xem đồng hồ ( tiếp theo )

Tự nhiên xã hội BAØI : QUẢ

I/ Mục tiêu :

Kiến thức : giúp HS biết:

- Quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả.

Kĩ năng : HS nêu được chức năng của hạt và kể ra những lợi ích của quả. Thái độ : HS có ý thức giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của cây trồng.

II/ Chuẩn bị:

• Giáo viên : các hình trang 92, 93 trong SGK, sưu tầm các quả thật

hoặc ảnh chụp các quả mang đến lớp, phiếu bài tập

• Học sinh : SGK.

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS

1.Khởi động : ( 1’ ) 2.Bài cũ: Hoa ( 4’ )

- Hoa có chức năng gì?

- Hoa thường được dùng để làm gì ?

- Nhận xét

3.Các hoạt động :

 Giới thiệu bài : Quả (1’)

 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận ( 7’ )

Mục tiêu :

- Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả.

- Kể tên các bộ phận thường có của một quả

Phương pháp : thảo luận, giảng giải

Cách tiến hành :

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh quan sát hình ảnh các quả trong SGK trang 92, 93, thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dạng, độ lớn của từng loại quả

+ Trong số các quả đó, bạn đã ăn loại quả nào ? Nói về mùi vị của quả đó.

+ Chỉ vào các hình của bài và nói tên từng bộ phận của một quả. Người ta thường ăn bộ phận nào của quả đó?

- Hát

- Học sinh nêu

- Học sinh thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy.

- Giáo viên cho nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý sau:

+ Quan sát bên ngoài : nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.

+ Quan sát bên trong:

Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả xem có gì đặc biệt

Bên trong quả gồm có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả đó.

Nếm thử để nói về mùi vị của quả đó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận.

Kết luận : Có nhiều loại quả, chúng khác

nhau về hình dạng, độ lớn, màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có 3 phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chỉ có vỏ và thịt hoặc vỏ và hạt.

 Hoạt động 2 : Thảo luận ( 7’ )

Mục tiêu : Nêu được chức năng của hạt và lợi ích của quả

Phương pháp : thực hành, thảo luận

Cách tiến hành :

- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi theo gợi ý:

+ Quả thường được dùng để làm gì ? nêu ví dụ. + Quan sát các hình trang 92, 93 SGK, hãy cho biết những quả nào được dùng để ăn tươi, quả nào được dùng để chế biến làm thức ăn ?

+ Hạt có chức năng gì ?

- Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các loại quả hoặc hạt được dùng vào các việc như:

+ Ăn tươi

+ Làm mứt hoặc sơ-ri hay đóng hộp + Làm rau dùng trong bữa ăn

+ Ép dầu

- Nhận xét, tuyên dương

- Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình

- Các nhóm khác nghe và bổ sung.

Một phần của tài liệu Bài soạn lop 3 tuan 24 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w