Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Khảo sát kỹ thuật trồng hành lá (hành hương) (Allium fistulosum Linn.) ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (Trang 55)

Nhìn chung ở 4 hộ về cơ bản thì quy trình kỹ thuật trồng hành giống nhau nhưng vẫn có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên sự khác biệt này không lớn lắm:

Trước tiên ở khâu làm đất cả 4 hộ đều có cách làm đất giống nhau nhưng chỉ riêng ở hộ anh Tẩn và anh Tâu có sử dụng thêm thuốc diệt mầm bởi vì đất trồng của hộ anh Tẩn và anh Tâu được chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng hành.

Kích thước của liếp trồng thì cả 4 hộ đều có kích thước riêng. Theo các hộ cho biết việc lên liếp trồng hành dài, rộng, cao bao nhiêu phụ thuộc chủ yếu vào địa hình của đất.

Thời vụ, chọn giống và cách trồng thì các hộ đều giống nhau. Tất cả đều xác định thời gian từ tháng 9 - 11 âm lịch là thời vụ gieo trồng tốt nhất.

Mật độ trồng thì có sự khác biệt không lớn lắm. Trong 4 hộ thì chỉ riêng hộ anh Tẩn là 15cm cho cây cách cây, hàng cách hàng. Còn 3 hộ còn lại đều có mật độ giống nhau là 20cm. Việc chọn mật độ 15cm là do tép hành giống mà anh Tẩn trồng nhỏ hơn chỉ 2 - 3 tép, do vậy đã rút ngắn khoảng cách lại để tăng số cây hành lên trên cùng diện tích trồng.

Khâu chăm sóc sau khi trồng chỉ khác nhau số lần tưới lúc mới trồng, cách thức sử dụng phân bón và chọn thuốc hóa học để phun cho cây hành. Điều này ảnh hướng không nhỏ đến sự sinh trưởng, phát triển của cây.

Về số lần tưới nước cho hành lúc mới trồng thì chỉ riêng hộ ông Tâu là tưới 3 lần/ngày, còn 3 hộ còn lại là tưới 2 lần/ngày. Theo ông cho biết thì việc tưới 2 lần hay 3 lần phụ thuộc vào độ héo của hành giống. Nếu hành mới trồng héo trên 75% tổng số lá đài thì tưới 3 lần/ngày, còn thấp hơn thì tưới 2 lần/ngày.

Về cách thức sử dụng phân bón và chọn thuốc hóa học có sự khác biệt, cụ thể như sau:

+ Đầu tiên là hộ anh Tẩn, anh phun thuốc kích thích sinh trưởng trước rồi mới bón phân sau. Còn ba hộ kia thì ngược lại. Ngoài ra, lượng phân bón cho cây hành cũng thấp hơn so với ba hộ còn lại. Điều này là do nguồn nước mà anh sử dụng là từ các ao nuôi cá tra con nên anh hạ thấp lượng phân bón lại. Và trong ba hộ này có sự khác biệt ở cách thực hiện. Ở hộ ông Sết thì ông trộn thêm Atonic chung với phân để bón. Còn ông Em thì ông bón phân sau đó khoảng 14 ngày sau trồng ông mới phun thuốc kích thích sinh trưởng cho cây.

+ Tiếp đến là việc chọn thuốc kích thích sinh trưởng và thuốc trừ sâu bệnh cũng khác nhau. Điều này là do sự am hiểu riêng của từng hộ trồng hành về thuốc và kinh nghiệm sử dụng thuốc hóa học. Chính những điều trên làm cho tình hình sinh trưởng,

phát triển của cây hành trên từng hộ khác nhau. Đồng thời làm cho diễn biến sâu bệnh phát sinh trên hành của các hộ cũng hoàn toàn khác nhau. Từ những điều trên ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây hành. Qua điều tra thì hộ anh Tẩn có năng suất cao nhất 2,9 tấn/1000m2, còn hộ có năng suất thấp nhất là ông Sết 2,7 tấn/1000m2. Nhưng nhìn chung các hộ đều đạt năng suất khá cao.

Phần Kết Luận Và Kiến Nghị Kết Luận

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kĩ thuật trồng hành hương ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngư, tỉnh Đồng Tháp, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

- So sánh giữa kĩ thuật trồng lí thuyết với thực tiễn thì chúng tôi thấy có sự khác biệt, điểm khác nhau nổi bật nhất là lượng phân bón, trên thực tế lượng phân bón dùng để bón thấp hơn nhiều so với lí thuyết, cụ thể như ở các hộ trồng họ chỉ sử dụng chủ yếu là phân Urê và phân DAP theo tỉ lệ 2:1. Mỗi đợt bón người nông dân tiêu tốn trên 15kg/100m2 cho cả Urê và DAP, nếu tính một lứa hành thì họ chỉ bón trung bình khoảng 60-70kg cho cả hai loại phân. Còn lượng phân bón trên lí thuyết: Lượng phân bón cho 500m2 là: 500kg phân chuồng hoai mục, 20kg phân trâu vàng số 1, 14kg lân, 20kg NPK 16 – 16 - 8, 6kg Urê, 12kg kali. Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, 20kg phân đầu trâu số 1, 6kg NPK, 2kg kali. Thúc lần 1: 2kg Urê; thúc lần 2: 2kg NPK, 3kg kali; thúc lần 3:5kg NPK, 3kg kali, 2kg Urê; thúc lần 4: 4kg NPK, 2kg kali. Nguyên nhân của sự khác nhau là do giá cả hành trên thị trường chưa cao, không ổn định, đôi khi còn bị các thương lái đến mua chèn ép giá cả làm tổn thất lợi nhuận rất nhiều trong khi giá phân bón trên thị trường khá cao và có xu hướng tăng, 1kg Urê dao động khoảng 6000 - 7000 đồng còn DAP thì từ 7000 - 8000 đồng/kg. Nếu người trồng hành đầu tư nhiều phân bón thì thu hoạch đạt năng suất cao nhưng lợi nhuận thu được vẫn không nhiều đôi khi bị lỗ vốn. Do đó tùy theo khả năng và điều kiện của từng hộ mà mức đầu tư khác nhau.

Dù có nhiều điểm khác nhau trong kĩ thuật trồng nhưng cả bốn hộ đều đạt năng suất khá cao. Nếu như các hộ này đầu tư nhiều hơn về kĩ thuật canh tác, nguồn giống tốt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đầy đủ thì năng suất và chất lượng cao hơn nhiều. Một nỗi lo mà hầu hết các hộ trồng hành đã và đang quan tâm là giá cả thu mua tại nơi trồng thấp hơn nhiều so với giá cả thực tế trên thị trường. Vì vậy các hộ chưa mạnh dạn đầu tư.

Hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số hộ được khảo sát nói riêng và các hộ trồng hành ở địa phương nói chung đang là vấn đề cần phải quan tâm. Bởi lẽ do chạy theo lợi nhuận kinh tế mà họ sử dụng một số loại nông dược trôi nổi trường, do đó việc ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng là không tránh khỏi.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần như đã nêu ở trên là do chạy theo lợi nhuận kinh tế, phần còn lại là do kiến thức cũng như ý thức về nông dược, sức khỏe con người và môi trường của họ còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề được đặt ra cần phải nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra, đối với sự an toàn cho người tiêu dùng và cân bằng của môi trường sinh thái. Đây là công việc cần có sự tham gia của các lực lượng xã hội.

Kiến Nghị

- Các hộ trồng hành phải thường xuyên cập nhật thông tin, các tiến bộ khoa học kĩ thuật, thông qua sách, báo…để áp dụng vào trong sản xuất nhằm đạt hiệu quả như mong đợi.

- Nên mạnh dạn đầu tư hơn nữa về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để tăng năng suất cũng như phẩm chất cây hành ngày một cao hơn.

- Về phía nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tìm thị trường để có đầu ra ổn định, có cơ chế quản lí giá cả để người nông dân thực sự là người hưởng lợi nhiều nhất từ chính sản phẩm lao động của mình. Điều đó giúp họ an tâm và mạnh dạn đầu tư sản xuất.

- Phòng hoặc sở nông nghiệp cử các cán bộ kĩ thuật xuống địa phương để hướng dẫn bà con các mô hình canh tác, cách sử dụng phân bón, nông dược hiệu quả, an toàn cho con người và môi trường. Đồng thời khuyến cáo bà con không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc. Thông qua đó dần dần nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp đối với hộ trồng hành ở địa phương.

1. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Trung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Phạm Văn Hiển, Đỗ Trung Đàm, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn , “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập I”, Nxb khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

2. Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Tuấn Kiệt, “Những cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam”, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội - 2000.

3. Nguyễn Văn Thắng - Trần Khắc Chi, “Sổ tay người trồng rau”, Nxb nông nghiệp Hà Nội - 1999)

4. Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức văn hóa giáo dục cộng đồng, “Trồng cây rau ở Việt Nam”, Nxb văn hóa dân tộc.

5. http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/ky-thuat-trong-hanh-la. 6. http://agriviet.com/nd/416-ky-thuat-trong-hanh-la/. 7. http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/kyThuat/hanhLa.htm. 8. http://www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rau%20sach/source/sauHai/sauantap.htm. 9. http://vinhlong.agroviet.gov.vn/tapchi.asp?sotc=07/2007&ID=89. 10. http://agriviet.com/nd/416-ky-thuat-trong-hanh-la. 11. http:// www.haiduong.gov.vn. 12. http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh. PHỤ LỤC

Đất rẫy chưa được làm sạch cỏ

Đất được phủ rơm

Hành mới được trồng

Tước lá hành bị sâu và bị bệnh

Hành bị sâu vẽ bùa

Một phần của tài liệu Khảo sát kỹ thuật trồng hành lá (hành hương) (Allium fistulosum Linn.) ở xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w