0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đối tượng và nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH LÁ (HÀNH HƯƠNG) (ALLIUM FISTULOSUM LINN.) Ở XÃ PHÚ THUẬN A, HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 40 -40 )

2.2.1 Đối tượng

Ruộng trồng của các hộ nông dân

a. Nguyễn Văn Tẩn - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. b. Nguyễn Văn Sết - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. c. Nguyễn Văn Em - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. d. Nguyễn Văn Tâu - Ngụ tại Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp.

2.2.2 Nội dung

- Tìm hiểu về kỹ thuật trồng hành của các hộ sản xuất (Gồm diện tích, giống, kỹ thuật trồng).

- Tìm hiểu về năng suất hành trong một vụ.

2.3 Phương pháp khảo sát

- Phỏng vấn - Quan sát

2.4 Kết quả khảo sát

2.4.1 Hộ trồng hành: Nguyễn Văn Tẩn

Ngụ tại: Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. Thâm niên trồng hành: 12 năm.

Diện tích gieo trồng: 3000m2. a. Kỹ thuật trồng hành

- Làm đất

Sau khi làm sạch cỏ dại trên đất, anh tiến hành cuốc đất. Tiếp đến anh phơi đất khoảng 10 ngày cho thật khô. Công việc tiếp theo là cuốc trở đất cho thật đều. Lúc này anh phun thuốc diệt mầm nhằm hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Kế đó, tiến hành bón vôi và tro phủ đều trên mặt liếp. Sau đó, cuốc nhuyễn đất lại một lần nữa và phủ

rơm để chuẩn bị trồng hành. Sau cùng là tưới nước cho đất mềm dễ trồng hành và tránh để rơm không bị tốc khỏi liếp do gió thổi.

Ở hộ anh Tẩn, lên liếp cao khoảng 15cm, chiều rộng của liếp khoảng 42cm, còn chiều dài tuỳ theo địa hình và kích thước của đất trồng mà ta có chiều dài của liếp thích hợp. - Giống

Anh chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh, bụi hành to, thấp cây, lá hành có màu xanh đậm để làm giống. Anh nhổ hành làm giống và tách từ bụi hành lớn thành nhiều bụi nhỏ. Mỗi bụi khoảng 2 – 3 tép hành để trồng.

Lưu ý: Để dễ trồng tiến hành cắt ngắn rễ hành để khi trồng thì toàn bộ rễ nằm trong đất, hành sẽ mau bén rễ.

- Thời vụ

Hành được trồng quanh năm, nhưng đối với anh mùa vụ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hành là từ tháng 9 – 11 âm lịch, tức mùa vụ anh đang trồng.

- Mật độ

+ Cây cách cây: 15cm. + Hàng cách hàng: 15cm. - Cách trồng

Một tay cầm tép hành giống, tay còn lại dùng ngón tay trỏ nhấn vào đất liếp sâu khoảng 1,5 lóng tay trỏ, sau đó nhét gốc hành xuống lỗ vừa tạo và nén chặt đất để gốc hành khỏi bị đổ ngã.

Lưu ý: Trước khi trồng hành anh đã tưới khá đẫm nước để liếp đất mềm dễ trồng và đất liếp luôn ẩm ướt cho mau bén rễ.

- Chăm sóc sau khi trồng

+ Sau khi trồng hành xong, anh tiến hành tưới nước đều đặn, mỗi ngày tưới 2 lần, vào buổi sáng khoảng 8 – 9 giờ, còn buổi chiều khoảng 3 giờ. Sau 3 – 4 ngày, hành trồng đã bén rễ thì tần suất tưới nước giảm lại, có thể 1 lần/ngày, nếu gặp trời mưa to thì không cần tưới nước nữa. Anh cũng lưu ý, khi tưới nước cho hành ở giai đoạn này

cần nhẹ nhàng làm sao cho nước tưới rơi theo chiều thẳng đứng so với cây hành, để tránh làm lật gốc hành, ảnh hưởng đến sự bén rễ và sinh trưởng, phát triển của cây hành.

+ Khi hành đã trồng được khoảng 10 ngày, anh tiến hành phun thuốc cho hành, chủ yếu là thuốc kích thích sinh trưởng như Vali hay Rovan… Đồng thời, trong thời điểm này anh cũng tiến hành bón phân cho hành, chủ yếu là phân DAP và phân Urê với tỷ lệ là 2:1. Khoảng cách giữa phun thuốc và bón phân là 2 – 3 ngày. Sau khi bón xong thì sáng hôm sau anh tiến hành tưới nước cho hành, với lượng nước vừa phải.

+ Cứ định kì như vậy độ khoảng 7 – 10 ngày là anh tiến hành phun thuốc và bón phân cho hành, kết hợp với tưới nước theo tình trạng của đất và hành. Anh cho biết thêm trong suốt thời gian sinh trưởng của cây hành phải bón và phun thuốc từ 4 – 5 lần. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất tương đối, tuỳ theo tình trạng sâu bệnh, tình trạng sinh trưởng cây hành, tuỳ theo từng loại đất mà có thể tăng lên hay giảm xuống số lần phun thuốc và bón phân.

Ngoài ra, anh cũng lưu ý việc bón phân theo tình trạng sinh trưởng của cây hành và nước tưới cho hành.

+ Bón phân theo tình trạng sinh trưởng của cây hành

Nếu cây hành cao mà bụi hành nhỏ khi đã được 20 – 25 ngày tuổi thì anh sẽ tăng lượng phân DAP lên và giảm lượng phân Urê xuống. Nếu hành thấp cây trong khi bụi to thì anh sẽ tăng phân Urê lên và giảm phân DAP xuống. Còn cây hành vừa thấp cây vừa bụi nhỏ thì tăng cả hai lên.Việc tăng hay giảm lượng phân tuỳ theo tình hình sinh trưởng tại thời điểm đó của cây hành mà anh có lượng phân phù hợp.

Nước tưới hành

Nếu nước tưới cho cây hành là nước từ các ao nuôi cá tra con thì khi bón phân phải giảm lượng phân Urê xuống do trong nước ao nuôi đã có lượng phân Urê nhất định. Đối với thuốc kích thích sinh trưởng cho hành thì anh sử dụng nhiều loại trong đó có thể kể ra như Antracol, Atonic…Những loại thuốc này vừa kích thích quá trình sinh trưởng của cây hành mạnh mẽ hơn, vừa làm cho bộ rễ phát triển tốt hơn. Do đó, cây

sẽ hút được nhiều nước cũng như chất dinh dưỡng hơn, lá hành ngày càng xanh đậm, to ra, bóng bẫy và giá trị sẽ tăng lên rất nhiều.

- Phòng trừ sâu, bệnh cho hành

+ Sâu hạihành: Ở vụ này trên mảnh đất của anh thường gặp nhất là sâu dòi và sâu vẽ bùa.

Sâu dòi: Chúng đẻ trứng trên chóp lá. Dòi nở ra đục vào trong lá làm chóp lá lúc đầu có màu đỏ, sau chuyển sang màu vàng. Sau đó, đục dần xuống phía dưới làm lá hành ngắn, cây hành sinh trưởng và phát triển kém.

Biện pháp: Anh sử dụng Casomi hoặc Etimex để tiêu diệt chúng, anh phun 4 bình cho 1000m2. Ngoài ra, còn kết hợp bắt sâu dòi bằng cách ngắt phần đọt có chứa trứng sâu. Sâu vẽ bùa: Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau.

Biện pháp: Anh dùng thuốc tím để tiêu diệt sâu vẽ bùa, anh phun khoảng 4 bình cho 1000m2.

+Bệnh hại hành: Ở vụ này trên mảnh đất của anh thường gặp nhất là tím lá hành và bệnh đốm lá hành.

Bệnh tím lá hành: Trên lá có màu trắng với viền màu tím thẫm, vết bệnh mới lúc đầu nhỏ sau to dần, hơi lõm xuống, phần còn lại vẫn đứng vững. Bệnh lây lan rất nhanh gây thiệt hại lớn cho các hộ trồng hành.

Biện pháp: Ở đây anh phun nhiều loại thuốc trừ bệnh cho cây hành nhưng hiệu quả mang lại rất kém. Anh chỉ ngăn chặn sự lây lan và phát triển bằng biện pháp thủ công: Ngắt bỏ đi những lá hành bị bệnh.

Bệnh đốm lá hành: Trên lá hành có những vết đốm hình bầu dục màu trắng hay hơi ngà trắng.

Biện pháp: Anh xử lý bắng cách phun Anvil hay Rovan.

+ Trừ cỏ dại: Hàng ngày chăm sóc hành cần chú ý làm cỏ dại, không để nó sinh sôi, phát triển mạnh, tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng của hành.

- Năng suất

+Chiều cao trung bình cây hành: 42cm. + Năng suất hành: 2,9 tấn/1000m2. - Tiêu thụ và giá thành

+ Tiêu thụ: Các thương lái đến tận nơi để mua hành. + Giá thành: Dao đồng từ 3500 – 4000 đ/kg.

2.4.2 Hộ trồng hành: Nguyễn Văn Sết

Ngụ tại: Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. Thâm niên trồng hành: 10 năm.

Diện tích gieo trồng: 1500m2

a.Kỹ thuật trồng hành - Làm đất

Tiến hành làm sạch cỏ dại, sau đó ông cuốc đất lên, phơi khoảng 15 ngày cho thật khô đất. Tiếp đến cuốc trở đất lại một lần nữa cho đều. Ông sửa liếp cho thật ngay ngắn và tiến hành bón vôi và tro, kế đến cuốc nhuyễn đất lại lần nữa. Sau đó rãi rơm phủ đều trên mặt liếp để chuẩn bị trồng. Cuối cùng ông tưới nước khá đẫm để đất mềm dễ trồng và để rơm không bị tốc khỏi liếp do bị gió thổi.

Ở hộ ông Sết, ông lên liếp cao khoảng 15cm, chiều rộng của liếp khoảng 40cm, còn chiều dài tuỳ theo địa hình và kích thước của đất trồng mà ta có chiều dài liếp thích hợp.

- Giống

Ông chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt không bị sâu bệnh, bụi hành to, thấp cây, lá hành có màu xanh đậm để làm giống. Ông nhổ hành làm giống và tách từ bụi hành lớn thành nhiều bụi nhỏ. Mỗi bụi khoảng 3 – 4 tép hành để trồng.

Lưu ý: Để dễ trồng tiến hành cắt ngắn rễ hành để khi trồng thì toàn bộ rễ nằm trong đất, hành sẽ mau bén rễ.

Hành được trồng quanh năm, nhưng đối với ông mùa vụ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây hành là từ tháng 9 – 11 âm lịch, tức mùa vụ ông đang trồng.

- Mật độ

+ Cây cách cây: 20cm + Hàng cách hàng: 20cm. - Cách trồng

Một tay cầm tép hành giống, tay còn lại dùng ngón tay trỏ ấn vào đất liếp sâu khoảng 1,5 lóng tay trỏ, sau đó nhét gốc hành xuống lỗ vừa tạo và nén chặt đất để gốc hành khỏi bị đổ ngã.

Lưu ý: Trước khi trồng hành ông đã tưới khá đẫm nước để đất liếp mềm dễ trồng và để liếp luôn ẩm ướt cho mau bén rễ.

- Chăm sóc sau khi trồng

Sau khi trồng hành xong, ông tiến hành tưới nước đều đặn, mỗi ngày tưới 2 lần/ngày, vào buổi sáng khoảng 8 – 9 giờ và buổi chiều khoảng 3 giờ. Độ khoảng 3 – 4 ngày thì giảm số lần tưới lại do hành trồng đã bén rễ. Lúc này số lần tưới có thể là một lần cho một ngày hay cách hai ngày tưới một lần tùy theo liếp ướt hay khô và thới tiết ở thời điểm đó nữa.

Để xác định đất khô hay đất ướt ông dùng ngón tay trỏ nhấn vào đất liếp, nếu đất khô thì thì ngón tay nhấn có cảm giác đau, lún xuống một đoạn rất ngắn và đất không dính vào tay. Còn đất ướt thì tay nhấn không bị đau, lún sâu vào liếp và khi rút tay lên thì đất bùn dính theo.

Khi hành đã trồng được khoảng 10 ngày, ông tiến hành bón phân cho hành. Tùy theo từng hộ trồng hành mà có cách bón ở thời điểm này khác nhau. Ở hộ của ông bón phân DAP và phân Urê với tỷ lệ là 1:2 kết hợp trộn với Atonic để kích thích quá trình sinh trưởng của cây hành mạnh hơn. Khi bón xong, độ khoảng sáng hôm sau ông tưới nước cho hành. Sau đó, khoảng 2 – 3 ngày thì tiến hành phun thuốc kích thích sinh trưởng như Antracol để cây xanh thêm, tăng cường khả năng quang hợp.

Cứ định kì như vậy độ khoảng 7 – 10 ngày là ông tiến hành phun thuốc và bón phân cho hành, kết hợp với tưới nước. Và việc tưới nước này tùy theo tình trạng của đất và cây hành. Ông cũng cho biết thêm trong suốt thới gian sinh trưởng phải bón và phun thuốc từ 4 – 5 lần. Tuy nhiên con số này chỉ mang tính chất tương đối, tuỳ theo tình trạng sâu bệnh, tình trạng sinh trưởng cây hành, tuỳ theo từng loại đất mà có thể tăng lên hay giảm xuống số lần phun thuốc và bón phân.

Đặc biệt ở khoảng 20 – 25 ngày, đây là lúc cây hành bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh nhất. Vào thời điểm này ông tăng cường lượng phân với tỷ lệ thích hợp, kết hợp với phun thuốc kích thích sinh trưởng. Cần lưu ý rằng sâu bệnh cũng bắt đầu phát triển và tấn công mạnh mẽ vào thới kì này.

Ngoài ra, ông còn lưu ý việc bón phân theo tình trạng sinh trưởng của cây hành. Nếu cây hành cao mà bụi hành nhỏ thì khi đã được 20 – 25 ngày tuổi sẽ tăng lượng phân DAP lên và giảm lượng phân Urê xuống. Nếu hành thấp cây trong khi bụi to thì sẽ tăng phân Urê lên và giảm phân DAP xuống. Còn cây hành vừa thấp cây vừa bụi nhỏ thì tăng cả hai lên. Việc tăng hay giảm lượng phân tuỳ theo tình hình sinh trưởng tại thời điểm đó của cây hành mà ông có lượng phân phù hợp

Đồng thời, giữa các lần bón phân như vậy cách khoảng 2 - 3 ngày thì phun thuốc kích thích sinh trưởng cho cây hành với nhiều loại như Atonic, Antracol hay Vali 5L, ông phun khoảng 4 – 5 bình cho 1000m2. Để kích thích quá trình sinh trưởng của cây hành được mạnh mẽ hơn, vừa làm cho bộ rễ phát triển tốt hơn, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng hơn; ngoài ra, còn có tác dụng là làm lá hành xanh hơn, to hơn, bóng bẫy, góp phần làm tăng giá trị cây hành.

- Phòng trừ sâu, bệnh hại hành

+ Sâu hại hành: Ở vụ này trên mảnh đất của ông thường gặp nhất là sâu dòi và sâu vẽ bùa.

Sâu dòi: Chúng đẻ trứng trên chóp lá. Dòi nở ra đục vào trong lá làm chóp lá lúc đầu có màu đỏ, sau chuyển sang màu vàng. Sau đó, đục dần xuống phía dưới làm lá hành ngắn, cây hành sinh trưởng và phát triển kém.

Biện pháp: Ông sử dụng Amate hoặc 3 Sin 10 để tiêu diệt chúng, ông phun 4 bình cho 1000m2. Ngoài ra còn kết hợp bắt sâu dòi bằng cách ngắt phần đọt có chứa trứng sâu.

Sâu vẽ bùa: Sâu non đục phá lá ở dưới phần biểu bì, ăn phần mô mềm. Sâu đi tới đâu biểu bì phồng lên tới đó, vẽ thành những đường ngoằn ngoèo nên được gọi là vẽ bùa, các lằn đục của sâu không bao giờ gặp nhau.

Biện pháp: Ông dùng Amate để tiêu diệt sâu vẽ bùa.

+ Bệnh hại hành: Ở vụ này trên mảnh đất của ông thường gặp nhất là tím lá hành và bệnh vàng lá.

Bệnh tím lá hành: Trên lá có màu trắng với viền màu tím thẫm, vết bệnh mới lúc đầu nhỏ sau to dần, hơi lõm xuống, phần còn lại vẫn đứng vững. Bệnh lây lan rất nhanh gây thiệt hại lớn cho các hộ trồng hành.

Biện pháp: Ở đây ông phun nhiều loại thuốc trừ bệnh cho cây hành nhưng hiêu quả mang lại rất kém. Ông chỉ ngăn chặn sự lây lan và phát triển bằng biện pháp thủ công: Ngắt bỏ đi những lá hành bị bệnh.

Bệnh Vàng lá hành: Phần trên lá hành chuyển từ màu xanh sang màu vàng, cây không sinh trưởng và phát triển được.

Biện pháp: Ông bón vôi hay tro bếp. Sau đó có thể bón phân cho hành hay dùng thuốc kích thích sinh trưởng. Đồng thời ông cũng hạn chế tưới nước.

+ Trừ cỏ dại: Hàng ngày chăm sóc hành cần chú ý làm cỏ dại, không để nó sinh sôi, phát triển mạnh, tranh giành ánh sáng, chất dinh dưỡng của hành.

Tỉa cây, nhằm loại bỏ cây xấu, cây sinh trưởng kém - Năng suất

+Chiều cao cây trung bình: 40cm. + Năng suất: 2,7 tấn/1000m2. - Tiêu thụ và giá thành

+ Tiêu thụ: Các thương lái đến tận nơi để mua hành. + Giá thành: Dao đồng từ 3500 – 4000 đ/kg.

Ngụ tại: Xã Phú Thuận A, Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp. Thâm niên trồng hành: 15 năm.

Diện tích gieo trồng: 1000m2. a.Kỹ thuật trồng hành

- Làm đất

Tiến hành làm sạch cỏ dại, ông cuốc đất và phơi trong khoảng 15 ngày cho đất thật khô. Sau đó cuốc trở đất lại một lần nữa cho đều. Tiếp đến ông bón vôi, tro phủ đều trên mặt liếp và lại cuốc đảo đất cho đều và nhuyễn. Tiếp theo rãi rơm phủ đều trên


Một phần của tài liệu KHẢO SÁT KỸ THUẬT TRỒNG HÀNH LÁ (HÀNH HƯƠNG) (ALLIUM FISTULOSUM LINN.) Ở XÃ PHÚ THUẬN A, HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 40 -40 )

×