0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Felodipin chuẩn và viên đối chiếu:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN FELODIPIN GIẢI PHÓNG KÉO DÀI (Trang 33 -33 )

2.1.3.1. Felodipin chuẩn

Felodipin chuẩn

Thành phần : 99,30%

C

18

H

19

Cl

2

NO

4

khan

Số kiểm soát: WS.0107222.

Xuất xứ : Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương.

Bảo quản: 50C, tránh ánh sáng.

2.1.3.2. Viên đối chiếu

Viên Plendil ER 5 mg

Dạng bào chế: Viên nén giải phóng kéo dài.

Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở. Hạn sử dụng: 07/03/2016.

Xuất xứ: Astrazeneca, Thụy Điển. Số lô: N04812

2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm

2.2.1. Các phƣơng pháp bào chế

2.2.1.1. Bào chế hệ phân tán rắn, hỗn hợp vật lý.

* Phương pháp dung môi:

HPTR của felodipin với chất mang là PVP K30 và Poloxamer: - Cân các thành phần theo tỉ lệ trong công thức (tỉ lệ khối lượng).

- Hòa tan FDP và Poloxamer trong lượng ethanol tuyệt đối thích hợp, thêm PVP K30 vào dung dịch dược chất trong ethanol, khuấy đều.

- Sấy ở 40oC/1h, để trong bình hút ẩm 48 giờ, để loại dung môi còn lại.

- Nghiền nhỏ HPTR thu được, rây qua rây 250, xác định hàm ẩm nhanh, đóng lọ, bảo quản trong bình hút ẩm [20].

* Phương pháp nóng chảy:

Sơ đồ quy trình (phụ lục 4).

HPTR của felodipin với chất mang là PEG 4000 và PVP K30 và chất diện hoạt Poloxamer:

25 - Cân các thành phần theo công thức.

- Đun chảy PEG 4000 và Poloxamer trong bát sứ ở nhiệt độ 50-60oC. Sau đó, cho PVP K30 và felodipin vào bát sứ, khuấy đều tới khi đồng nhất, làm lạnh.

- Để ổn định trong bình hút ẩm trong 5h, nghiền sản phẩm sau đó rây qua rây 250, bảo quản trong bình hút ẩm [17], [26], [36].

2.2.1.2. Bào chế viên nén

* Thành phần và vai trò của các thành phần trong công thức

- Felodipin: Dược chất.

- PVP K30: Chất mang cho hệ phân tán rắn và tá dược dính khô. - PEG 4000: Chất mang cho hệ phân tán rắn và làm tá dược dính khô.

- Poloxamer: Polyme hoạt động bề mặt vừa là chất mang vừa là chất gây thấm làm tăng độ tan của dược chất.

- HPMC: Tá dược tạo cốt kiểm soát giải phóng.

- Lactose monohydrat: Tá dược độn và tạo kênh khuếch tán cho dược chất.

- Magnesi stearat và Aerosil: Tá dược trơn, làm tăng độ trơn chảy của khối bột kép, giảm ma sát, chống dính chày cối, làm bề mặt viên bóng đẹp.

* Bào chế theo phương pháp dập thẳng

Sơ đồ quy trình (phụ lục 5). Mô tả quy trình bào chế:

- Nghiền, rây lactose monohydrat và HPMC qua rây 250. - Nghiền, rây magnesi stearat và Aerosil qua rây 180.

- Tính khối lượng hệ phân tán rắn cho công thức bào chế viên felodipin 5mg giải phóng kéo dài.

- Cân các thành phần theo công thức bào chế.

- Trộn bột kép theo nguyên tắc đồng lượng gồm HPTR, lactose monohydrat, HPMC. Sau đó trộn hỗn hợp bột kép với tá dược trơn magnesi stearat và Aerosil. - Kiểm tra các chỉ tiêu của bột bán thành phẩm gồm hàm ẩm, khả năng trơn chảy, định lượng felodipin trong bột.

26

- Dập viên với chày cối Ø=9mm, lực dập 2,5 tấn, thời gian nén 30 giây (máy dập viên pyeunicam) tương đương với lực gây vỡ viên là 40N-50N.

- Kiểm tra chất lượng viên: Hình thức, độ cứng, độ đồng đều khối lượng, định lượng, đánh giá độ hòa tan.

- Quy mô thực nghiệm 100 viên/mẻ: Đánh giá sàng lọc và tối ưu hóa công thức. - Quy mô thực nghiệm 1000 viên/mẻ: Bao màng bảo vệ và nghiên cứu độ ổn định.

2.2.2.3. Bao màng bảo vệ

Màng bao sử dụng polymer chính là HPMC E6 và HPMC E15, bao mỗi mẻ 1,5kg viên nhân, tiến hành bao trên máy bao phim KBC-BP-05 với thông số của máy bao được thiết lập như sau:

- Nhiệt độ khí vào : 50-550C - Nhiệt độ khí ra: 40- 450C

- Vận tốc quay của nồi bao : 6-8 vòng/phút - Vận tốc phun dịch : 30ml/phút

- Áp suất vòi phun: 1 bar

2.2.2. Các phƣơng pháp đánh giá chỉ tiêu chất lƣợng

2.2.2.1. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng

- Hình thức:

+ HPTR là dạng bột tơi xốp, trắng hơi có ánh vàng của dược chất.

+ Viên hình trụ lồi, màu trắng ngà, chắc, bề mặt bóng đẹp, không bị bong mặt, sứt cạnh.

- Định tính felodipin: Sử dụng phương pháp HPLC, thời gian lưu của pic felodipin trong mẫu thử trùng với thời gian lưu của pic felodipin trong mẫu chuẩn đáp ứng, không xuất hiện pic lạ so với mẫu chuẩn.

- Độ cứng của viên: Sử dụng máy đo độ cứng EWERKA. Thử 10 viên lấy giá trị trung bình để đánh giá độ bền cơ học của viên.

- Độ đồng đều khối lượng: Theo Dược điển Việt Nam 4, Cân chính xác riêng biệt 20 đơn vị lấy ngẫu nhiên, tính khối lượng trung bình. Không được có quá hai đơn vị

27

có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn 7,5% so với khối lượng trung bình và không được có đơn vị nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn đó.

- Đánh giá độ bở, độ mài mòn: Sử dụng máy đo pharmatest PTF 20E. Cân 20 viên nén, rồi cho vào máy quay với tốc độ quay 25 vòng/phút trong 4 phút, sau đó cân lại. Độ mài mòn được tính theo công thức:

X= .100 t s t m m m Trong đó: X: độ mài mòn (%) t

m : Khối lượng viên trước khi thử

s

m : Khối lượng viên sau khi thử Độ mài mòn không quá 1%.

- Phương pháp X-Ray: Mẫu phân tích được nghiền mịn, nhiễu xạ tia X được ghi với góc quét 5-50o

(2θ) ở tốc độ quét 0,030o/phút và nhiệt độ 25o

C.

2.2.2.2. Định lượng felodipin

* Định lượng bằng phương pháp đo độ hấp thụ UV

Đo độ hấp thụ ở bước sóng 363,2 nm, mẫu trắng là dung dịch 1% NaLS trong đệm phosphat pH 6,5, dung dịch chuẩn có nồng độ 20 µg/ml (pha theo phụ lục 6). Dung dịch thử pha như sau:

- Định lượng FDP trong viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài: Cân 10 viên nén và tính khối lượng trung bình viên (mtb (mg)), đem nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột viên (mc mg) tương đương với 10,0 mg FDP cho vào cho vào bình định mức 25 ml, cho thêm khoảng 20 ml methanol, siêu âm 25 phút cho dược chất tan hoàn toàn, bổ sung thể tích đến vạch bằng methanol lắc đều. Sau đó đem ly tâm 4000 v/p/10p. Hút chính xác 5,0 ml dung dịch trên vào bình định mức 100 ml, bổ sung thể tích đến vạch bằng dd 1% NaLS trong đệm phosphat pH 6,5.

- Định lượng FDP trong hệ phân tán rắn, bột bán thành phẩm: Tương tự như định lượng FDP trong viên nén FDP 5 mg giải phóng kéo dài, chỉ thay khối lượng bột viên bằng khối lượng bột HPTR hay bột bán thành phẩm.

28

- Với viên nén: Hàm lượng phần trăm FDP so với lượng ghi trên nhãn.

HL% =

- Với bột: Hàm lượng phần trăm FDP có trong khối bột

HL%=

Trong đó:

Dt, Dc : Độ hấp thụ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn mtb : Khối lượng trung bình viên (mg).

mc : Khối lượng bột thành phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc bột HPTR (mg).

* Định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Pha động là Acetonitril : H2O = 80:20; cột: C18 Phenomenex; tốc độ dòng: 1ml/phút, thể tích tiêm: 20 µl; detector: UV 234 nm; dung dịch chuẩn có nồng độ 10 µg/ml (pha theo phụ lục 6); dung dịch thử pha như sau [25]:

- Định lượng FDP trong viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài: Cân 10 viên nén và tính khối lượng trung bình viên (mtb (mg)), đem nghiền thành bột mịn. Cân chính xác một lượng bột (mc (mg)) tương đương với 5,0 mg FDP cho vào cho vào bình định mức 50 ml, hòa tan trong khoảng 40 ml methanol, siêu âm 25 phút cho tan hoàn toàn, bổ sung thể tích đến vạch bằng methanol. Sau đó đem ly tâm 4000 v/p/10p. Hút chính xác 5,0 ml dd trên vào bình định mức 50 ml, bổ sung thể tích đến vạch bằng pha động, lắc đều.

- Định lượng FDP trong hệ phân tán rắn, bột bán thành phẩm: Tương tự như định lượng FDP trong viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài, chỉ thay khối lượng bột viên bằng khối lượng bột HPTR hay bột bán thành phẩm.

Tính hàm lượng FDP theo công thức:

- Với viên nén: Hàm lượng phần trăm FDP so với lượng ghi trên nhãn.

HL% =

- Với bột: Hàm lượng phần trăm FDP có trong khối bột

HL% =

29

ru, rs (mAU): Diện tích pic của dung dịch thử, dung dịch chuẩn mtb : khối lượng trung bình viên (mg).

mc : khối lượng bột thành phẩm hoặc bán thành phẩm hoặc bột HPTR (mg).

2.2.2.3. Phương pháp đánh giá độ tan và độ hòa tan.

* Phương pháp đánh giá độ tan của felodipin trong dung dịch Poloxamer 1%

Pha dung dịch PLX 1% trong nước, cân một lượng HPTR, HHVL và FDP nguyên liệu tương đương với khoảng 30 mg FDP vào bình nón có nút mài. Thêm vào bình chính xác 100,0 ml dung dịch PLX 1%, đậy kín nút, lắc đều ở môi trường nhiệt độ 37oC trong 24h. Sau 24h, lấy các dung dịch đem ly tâm 5000 v/p/10p, thu lấy dịch trong, pha loãng bằng dung dịch PLX 1% đến nồng độ khoảng 20,0 µg/ml. Ly tâm dung dịch thu được 5000 v/p/10p, thu lấy dịch trong đo độ hấp thụ ở bước sóng hấp thụ cực đại (361,4 nm) [28].

Tính toán độ tan theo công thức Độ tan =

(μg/ml)

Trong đó

C : nồng độ dung dịch chuẩn (µg/ml)

Dt, Dc : độ hấp thụ quang của dung dịch thử và dung dịch chuẩn. K : hệ số pha loãng.

* Phương pháp đánh giá độ hòa tan felodipin từ hệ phân tán rắn, hỗn hợp vật lý, và viên nén felodipin 5 mg giải phóng kéo dài

- Điều kiện [20], [43]:

+ Thiết bị giỏ tĩnh cánh khuấy theo USP 34.

+ Dung dịch môi trường: 500ml dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5. + Nhiệt độ 37 ± 0,5oC.

+ Tốc độ khuấy 50 vòng /phút. - Tiến hành:

+ Pha các dung dịch đệm, dung dịch chuẩn theo phụ lục 6.

+ Dung dịch thử: mẫu thử là HPTR tương đương 5,0mg felodipin chứa trong một túi trà lọc hàn kín hoặc viên thử đặt trong giỏ kim loại và được nhúng chìm trong

30

môi trường thử độ hòa tan. Lấy mẫu ở các thời điểm 0,5h, 1h, 2h, 3h, 4h, 5h (với HPTR) hoặc 2h, 4h, 6h, 8h, 10h (với viên nén). Hút 12,0 ml dịch hòa tan và bổ sung 12,0 ml môi trường hòa tan mới, đem ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút/10 phút thu lấy dung dịch nổi trong. Hút 1,0 ml dung dịch chuẩn thêm có nồng độ 100,0 µg/ml vào bình định mức 10 ml, bổ sung vừa đủ thể tích bằng dịch hòa tan tương ứng đã ly tâm rồi lắc đều.

+ Định lượng bằng phương pháp UV, mẫu trắng là dung dịch NaLS 1% ly tâm 4000 v/p/10p. Đo độ hấp thụ của mẫu trắng, mẫu thử và mẫu chuẩn ở bước sóng hấp thụ cực đại (363,2 nm).

- Xác định phần trăm FDP giải phóng ở các thời điểm lấy mẫu

+ Nồng độ FDP trong môi trường thử độ hòa tan chưa hiệu chỉnh ở lần hút thứ n:

Cno=

Dt, Dc:Độ hấp thụ UV của dd thử và dd chuẩn. Co (µg/ml): Nồng độ của dd chuẩn thêm 100µg/ml. Cc (µg/ml): Nồng độ của dd chuẩn đo 10µg/ml.

+ Nồng độ FDP trong môi trường thử độ hòa tan sau hiệu chỉnh ở lần hút thứ n:

Cn= Cno +

Vo (ml): Thể tích của dịch thử hòa tan đã hút (Vo=12ml). V (ml): Thể tích của môi trường thử hòa tan (V= 500ml). Ci: Nồng độ FDP chưa hiệu chỉnh ở lần hút thứ i (i=0→n-1)

+ Phần trăm FDP giải phóng so với hàm lượng ghi trên nhãn tại thời điểm t:

% GPDC=

Cn (µg/ml): Nồng độ FDP đã hiệu chỉnh ở lần hút thứ n. m (µg): Hàm lượng FDP có trong viên nén.

- Yêu cầu giải phóng dược chất [43]:

6 Bảng 2.3: Yêu cầu giải phóng dược chất từ viên felodipin giải phóng kéo dài.

Thời gian %GPDC

31

6h 42 – 68

10h ≥ 75

2.2.3. Các phƣơng pháp khác

2.2.3.1. Phương pháp xây dựng đường chuẩn của FDP trong dung dịch PLX 1%

Pha dung dịch PLX 1% với dung môi là nước. Quét phổ hấp thụ UV của FDP trong dung dịch PLX 1% với λ= 200-500 nm, độ hấp thụ quang của FDP đạt cực đại là λ1= 206,0 nm và λ2= 237,6 nm và λ3= 361,4 nm.

Dung dịch chuẩn gốc có nồng độ FDP 2500,0 μg/ml trong methanol. Từ dung dịch chuẩn gốc pha loãng thành dãy các dung dịch chuẩn thứ cấp có nồng độ lần lượt là: 5,0; 7,5; 10,0; 12,5; 15; 17,5; 20,0; 22,5; 25,0 μg/ml. Ly tâm dung dịch PLX 1% ở 5000 v/p/10p làm mẫu trắng. Ly tâm các dung dịch chuẩn thứ cấp ở 5000 v/p/10p. Đo độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn ở bước sóng λ= 361,4 nm.

2.2.3.2. Phương pháp xây dựng đường chuẩn của felodipin trong dung dịch 1% natri laurylsulfat 1% trong đệm phosphat pH 6,5

Chuẩn bị các dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5, dung dịch chuẩn gốc, chuẩn thêm như phần định lượng. Từ dung dịch chuẩn gốc, pha các dung dịch chuẩn thứ cấp có nồng độ 0,5; 1,0; 2,0; 4,0; 6,0; 8,0; 10,0; 12,0; 16,0 μg/ml. Mẫu trắng là dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH 6,5 ly tâm 5000 v/p/10p. Ly tâm các dung dịch chuẩn 5000 v/p/10p. Hút 1,0 ml chuẩn thêm vào bình định mức 10ml, bổ sung thể tích đến vạch bằng các dung dịch chuẩn thứ cấp đã ly tâm làm mẫu chuẩn. Đo độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn ở bước sóng λ= 363,2 nm.

2.2.3.3. Phương pháp đánh giá thống kê

̅ ̅

̅

2.2.3.4. Phương pháp đánh giá độ tương quan giữa 2 đồ thị giải phóng

Hệ số tương đồng f2: f2 = 50 {[

] }

Trong đó :

32

Rt, Tt: là % giải phóng của FDP tại các thời điểm t của mẫu đối chiếu và mẫu thử. f2 nhận giá trị từ âm vô cùng đến 100. Hai đồ thị được coi là giống nhau khi f2 lớn hơn 50, f2 càng lớn thì càng giống nhau.

2.2.3.5. Phương pháp tối ưu hóa công thức

Sử dụng phần mềm Modde 8.0 để thiết kế thí nghiệm và tối ưu hóa công thức [11].

2.2.3.6. Đánh giá động học giải phóng dược chất từ viên

Sử dụng phần mềm MathCAD 14, phân tích dữ liệu hòa tan các công thức theo mô hình động học Wagner, bậc 0, Weibull, Higuchi, Hixson - Crowell, Korsmeyer - Peppas, Hopfengerg, Hill, Weibull, Makoid – Banakar. Căn cứ vào giá trị AIC và R2

hiệu chỉnh xác định mô hình giải phóng phù hợp với dạng bào chế

nhất. So sánh giá trị AIC và R2

hiệu chỉnh khớp vào các mô hình động học, giá trị AIC

nhỏ nhất và R2

hiệu chỉnh lớn nhất tương ứng với mô hình phù hợp nhất.

2.2.3.7. Phương pháp đánh giá độ ổn định

- Bảo quản mẫu: HPTR và viên bảo quản trong trong túi nhôm hàn kín. Mẫu trong túi nhôm đủ để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng và chỉ được dùng trong một lần. - Các túi nhôm được bảo quản ở ở 2 điều kiện sau [1].

+ Điều kiện lão hóa 40±2oC, độ ẩm 75%.

+ Điều kiện thực (bảo quản trong phòng thí nghiệm).

- Kiểm tra mẫu sau thời gian bảo quản về các chỉ tiêu như sau:

+ HPTR: Hình thức, định tính, định lượng, độ tan, độ hòa tan và trạng thái vật lý (qua phổ nhiễu xạ tia X) so sánh với mẫu ban đầu.

33

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ

3.1. Khảo sát lại một số tiêu chí trong đánh giá chất lƣợng

3.1.1. Định lƣợng dƣợc chất bằng phƣơng pháp đo độ hấp thụ UV

3.1.1.1.Xác định tính đặc hiệu

Quét phổ hấp thụ UV của FDP trong dung dịch NaLS 1% trong đệm phosphat pH = 6,5 với λ= 200-500 nm, độ hấp thụ quang của FDP đạt cực đại là λ1 =239,2 nm và λ2=363,2 nm.

3.1.1.2. Xác định đường chuẩn định lượng felodipin

* Xác định khoảng tuyến tính sự phụ thuộc của độ hấp thụ UV vào nồng độ dung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NÉN FELODIPIN GIẢI PHÓNG KÉO DÀI (Trang 33 -33 )

×