Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI (Trang 31 - 33)

Thứ nhất, điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng

Năm 2005 - 2007, nền kinh tế Việt Nam cũng phải chịu những tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, gặp phải nhiều khó khăn thách thức do thiên tai lụt lội tại các tỉnh Miền Trung, Tây Nam Bộ, dịch cúm gia cầm H5N1, và sự biến động giá cả trong nước. Những năm vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng không ngừng tăng, năm 2007 chỉ số

tăng cao 12,63%, thị trường chứng khoán diễn biến phức tạp, giá dầu và giá vàng tăng cao, sự phát triển “quá nóng” của thị trường bất động sản, sự mất giá của đồng USD so với đồng VND ảnh hưởng đến xuất khẩu, làm cho hoạt động thanh toán quốc tế cũng bị ảnh hưởng theo.

Thời gian qua, sự phát triển dịch vụ ngân hàng chưa có sự liên kết, hợp tác với các ngành kinh tế khác như ngành điện, ngành nước, bưu điện…Các ngành kinh tế khác chưa tạo điều kiện để thực hiện thanh toán qua các tài khoản tại ngân hàng. Dẫn đến hàng tháng các ngành vẫn cho cán bộ đi thu từng khu vực, từng hộ gia đình nên hiệu quả tốn kém, không an toàn, mất thời gian.

Thứ hai, Môi trường pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Môi trường pháp lý chưa thật đồng bộ và có điểm chưa đầy đủ theo thông lệ quốc tế. Ðể gia nhập WTO, Việt Nam phải phê chuẩn một Công ước quốc tế và xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung hơn 20 luật, pháp lệnh cho phù hợp 16 Hiệp định chính của WTO. Hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã được khẩn trương xây dựng để đáp ứng yêu cầu mới, nhưng trong các thông tư hướng dẫn của các ngành còn một số bất cập, thiếu đồng bộ. Ðây là thách thức không chỉ ảnh hưởng việc thực hiện đầy đủ các cam kết khi gia nhập WTO, mà còn là vướng mắc đối với các doanh nghiệp nước ta. Nhiều rào cản thủ tục hành chính chưa thông thoáng. Ðiều đó các doanh nghiệp không thể tự tháo gỡ. Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp môi trường pháp lý WTO không chỉ đơn thuần vì hội nhập kinh tế quốc tế, vì gia nhập WTO, mà thực chất là vì sự phát triển của chính nền kinh tế Việt Nam nói chung, của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Đặc biệt, hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù, nên xây dựng pháp luật về ngân hàng cần phải được đặt ra và xem xét một cách thấu đáo. Những vướng mắc trong thủ tục công chứng , thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và việc xử lý tài sản bảo đảm nợ vay… đã và đang tiếp tục ảnh hưởng trực tiếp không ít đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, cần thiết có một môi trường pháp lý thông thoáng hơn cho hoạt động ngân hàng. Thực tế cho thấy trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, hầu như mọi hoạt động của ngân hàng đều lấy tiêu chí “nhanh”, “gọn” để thu hút khách hàng. Đặc biệt, trong hoạt động tín dụng, nếu mọi thủ tục được giải quyết chóng vánh để ngân hàng cung ứng vốn kịp thời, có thể mở ra nhiều cơ hội thành công cho khách hàng trong làm ăn, kinh doanh. Tuy nhiên, để đáp ứng được tiêu chí ấy, nhiều khi “lực bất tòng tâm” cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, bởi môi trường pháp lý

chưa cho phép. Điển hình vấn đề đầu tiên là việc đăng ký giao dịch bảo đảm. Hay như để thực thi các cam kết mở cửa, hội nhập kinh tế đã ký, cụ thể là Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đã ban hành Quy chế thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để các quy định pháp lý này đi vào thực tiễn, thì lại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Hiện nay cũng chưa có những văn bản mang tính pháp lý điều chỉnh chung các dịch vụ ngân hàng về thanh toán quốc tế và ngân hàng điện tử. Nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực luật pháp đang được quan tâm xây dựng, sửa đổi để đáp ứng các yêu cầu hội nhập.

Thứ ba, sự điều tiết của ngân hàng nhà nước

Quy chế quản lý ngoại hối thiếu thống nhất, quy định lỏng lẻo, chưa rõ ràng làm cho công tác thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn. Thêm vào đó, các quy định về nguyên tắc lãi suất và tỷ giá được thả nổi nhưng trên thực tế chưa hoàn toàn phát huy được tác dụng, ảnh hưởng đến quyết định về lãi suất huy động vốn, cho vay của các ngân hàng.

Thứ tư, khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng của các chủ thể trong nền kinh tế còn hạn chế, thói quen sử dụng dịch vụ tiền mặt còn nhiều.

Việc phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất chậm. Mặc dù các ngân hàng mở nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ này chưa tác động tích cực đến thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về thẻ cũng như công tác bảo mật thẻ còn thấp nên dễ bị kẻ gian lợi dụng lấy tiền từ tài khoản và từ thẻ. Thời gian qua có nhiều vụ kiện giữa người sử dụng thẻ với các ngân hàng trong việc mất tiền từ tài khoản của các chủ thẻ gây tâm lý lo ngại hoang mang trong dân chúng. Hiện nay, hầu hết cán bộ, công nhân viên được trả lương qua ATM đều rút hết tiền trong tài khoản khi có lương. Vì vậy, thẻ ATM chỉ là phương tiện để trả lương đơn thuần, chứ mục tiêu tiến tới việc thanh toán qua tài khoản nhằm hạn chế tiền mặt rất khó thực hiện. Thêm vào đó, hiện nay chưa có nhiều trung tâm mua sắm chấp nhận thanh toán thẻ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w