Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI (Trang 29 - 31)

Thứ nhất, Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội chưa có chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng dài hạn

Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc, là đại diện ủy quyền của NHNo & PTNT Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp ngành,

chịu ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ với NHNo & PTNT Việt Nam. Do vậy Chi nhánh hoàn toàn phải căn cứ vào chiến lược phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam, dựa vào kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Việt Nam để làm cơ sở cho kế hoạch phát triển của mình nên thường kế hoạch chung chung, chưa chi tiết cụ thể sát với từng dịch vụ. Ngoài ra, Chi nhánh không được chủ động quyết định phát triển dịch vụ ngân hàng mới khi chưa có sự chấp thuận và phê duyệt của NHNo Việt Nam. Mặc dù nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của khách hàng về dịch vụ nhưng Chi nhánh hầu như rơi vào tình trạng thụ động. Tuy nhiên, đối với những các sản phẩm dịch vụ mà Chi nhánh đã cung cấp, Chi nhánh Hà Nội vẫn chưa xây dựng chiến lược phát triển một cách dài hạn, mà mới chỉ mà tính chất duy trì, chưa đa dạng hóa chuyên sâu, nên số lượng dịch vụ còn ít, nghèo nàn, đơn điệu.

Thứ hai, việc ứng dụng công nghệ thông tin cho các dịch vụ ngân hàng còn dè dặt, hạn chế

Được sự tài trợ của World Bank, NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NHNo Hà Nội nói riêng đã thực hiện thành công chương trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tuy nhiên nó mới chỉ được triển khai áp dụng ở các Chi nhánh cấp 1, trong khi đó, nhiều chi nhánh cấp 2 và phòng giao dịch trực thuộc vẫn phải sử dụng chương trình cũ, xử lý chậm gây mất thời gian và bất tiện cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc chuyển thông tin khách hàng từ chương trình cũ sang chương trình mới mất nhiều thời gian và công sức của các cán bộ nhân viên ngân hàng. Ngoài ra, để phát triển và ứng dụng công nghệ cho các Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh NHNo Hà Nội cần một chi phí đầu tư rất lớn, bản thân Chi nhánh NHNo Hà Nội lại không được quyền quyết định mà phải sử dụng nguồn vốn theo chủ trương, đường lối của NHNo & PTNT Việt Nam, điều này cũng gây khó khăn cho Chi nhánh.

Thứ ba, trình độ cán bộ và năng lực nghiệp vụ, đào tạo của Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội còn nhiều hạn chế

Số cán bộ của Chi nhánh có trình độ cao đẳng, trung học, sơ cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Qua đó cho thấy đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Mặt khác, số cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành tài chính – ngân hàng chưa nhiều. Hầu hết sau quá trình tuyển dụng, các cán bộ sẽ được đào tạo, huấn luyện theo vị trí đó, do vậy cán bộ làm bộ phận nào thì chỉ biết nghiệp vụ của bộ phận đó. Đặc biệt số lượng cán bộ biết và sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học còn ít. Số cán bộ nhân viên có trình độ bằng C

ngoại ngữ là 88 người, chiếm 40%; số cán bộ có trình độ tin học cao chỉ chiếm 6%. Độ tuổi bình quân của các cán bộ của Chi nhánh là khoảng 35 tuổi, là một trong những ngân hàng có cơ cấu lao động trẻ. Điều này vừa tạo ra thuận lợi cũng như gây khó khăn trong mọi mặt hoạt động của Ngân hàng. Và điều này cho thấy nguồn nhân lực của Chi nhánh chưa thật sự mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng.

Thứ tư, Chi nhánh chưa xây dựng được những thang đo đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng mà Chi nhánh cung cấp cho khách hàng

Hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp trên thế giới đã đưa ra nhiều chuẩn mực về các hoạt động dịch vụ như hoạt động tín dụng, thanh toán … Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn chưa đưa ra một chuẩn mực cụ thể về các dịch vụ để nhân viên của Chi nhánh có thể tuân theo. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ như đã được phân tích và đánh giá ở trên là theo những chỉ tiêu mang tính chất định tính, rất khó lượng hóa, điều này rất khó cho cán bộ nhân viên để biết mức độ chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp ở mức độ nào so với các ngân hàng cạnh tranh khác để có thể điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thứ năm, quy mô tổ tiếp thị nhỏ dẫn đến các chính sách marketing còn hạn chế trong việc thu hút khách hàng, đưa ra các dịch vụ mới đến khách hàng

Như đã biết Marketing là hoạt động không thể thiếu trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội chưa có phòng Marketing mà chỉ mới dừng lại ở tổ tiếp thị, do với quy mô hạn chế như vậy nên hoạt động Marketing của Chi nhánh chưa nhiều, dẫn đến chính sách khách hàng và hoạt động Marketing không hiệu quả. Điều này làm cho khả năng tiếp cận dịch vụ rất thấp, khách hàng không biết đến dịch vụ, hoặc chưa am hiểu chi tiết về dịch vụ dẫn đến không sử dụng dịch vụ, thêm vào đó là thói quen sử dụng tiền mặt ở Việt Nam còn phổ biến, ví dụ như ngoài chức năng rút tiền, máy ATM còn có thêm chức năng chuyển tiền, thanh toán… nhưng hầu như khách hàng sử dụng chỉ rút tiền là chủ yếu.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI (Trang 29 - 31)