Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cà mau (Trang 40)

c) Dư nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo:

3.7.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng.

ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Triển khai các hướng đi mới, giải pháp mới, với các sản phẩm dịch vụ mang lại tiện ích nổi trội so với các ngân hàng cùng cạnh tranh tại thị trường: Đẩy mạnh công tác tìm kiếm, tiếp cận khách hàng song song với việc tạo ra sản phẩm tín dụng chuyên biệt phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Chú trọng công tác tiếp thị, tiềm hiểu khách hàng:

Chi nhánh cần xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng một cách đầy đủ, chi tiết, và nhiệt tình. Hiện nay nhiều ngân hàng mở rộng mạng lưới nên cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gây gắt, nên hoạt động tiếp thị là rất cần thiết. Với tỉnh Cà Mau các DN vừa và nhỏ là đối tượng khách hàng tiềm năng lớn, cần thiết kế sản phầm dịch vụ tính dụng ngắn đa dạng hơn phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán khoản vay của DN. Lãi suất phù hợp với DN vừa và nhỏ để khuyết khích KH vay vốn, ngân hàng nên đưa ra mức lãi suất linh hoạt theo mức vốn vay của KH, những khoản vay với mức lớn nên áp dụng lãi suất thấp hơn. Ngân hàng cần thiết kế chương trình marketing phổ biến hấp dẫn nhằm giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của

khách hàng, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ cho khách hàng.

Bên cạnh tiếp thị, trước khi quyết định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu kỹ thông tin về KH cũng như nhu cầu của KH. Ngân hàng cần tìm hiểu DN trên nhiều mặt: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, phương án kinh doanh. Nhiều khi để dược vay vốn, các DN lập báo cáo tài chính và giấy tờ giả. Do đó, ngân hàng cần tiến hành thẩm định kiểm tra tình hình tài chính của DN trước khi cho vay, cần thẩm định phương án kinh doanh của DN, bởi vì phương án kinh doanh quyết định hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Ngân hàng chỉ ra quyết định cấp tín dụng cho DN vay khi DN đó có năng lực tài chính tốt và phương án kinh doanh hiệu quả. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro tín dụng của NH.

-Đơn giản hóa thủ tục vay vốn:

Đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khách hàng DN, nhất là trong cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Riêng cho vay có TSĐB, cần thẩm định kỹ đối với tài sản thế chấp cả về giá trị thị trường và tính pháp lý để tránh tình trạng các DN dùng một loại tài sản để thế chấp để vay vốn nhiều ngân hàng khác nhau, hoặc tài sản có giá trị thấp hơn so với giá trị trên giấy tờ các thủ tục phải nhanh tránh phức tạp. Hiện nay nhiều DN đang phàn nàn rất nhiều thủ tục công chứng quá rắc rối, mất nhiều thời gian. Do đó, ngân hàng cần có sự kết hợp với phòng công chứng để giảm bớt một số thủ tục, thời gian và chi phí giao dịch. Qua đó xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế triển khai.

Chính sách tín dụng cần chi tiết cụ thể đối với từng đối tượng KH, vì mỗi đối tượng cần có những hình thức áp dụng khác nhau:

- Đối với khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình dây dưa k chịu trả, CN cần có những biện pháp kiên quyết để thu nợ.

- Với KH gặp khó khăn tạm thời trong sản xuất (tiền chưa kịp thu hồi sau bán hàng) CN cần có những ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho họ có khả năng trả nợ

- Nâng cao hoàn thiện hệ thống thông tin trong ngân hàng hiện đại hơn:

Để nâng cao chất lượng tín dụng cần tổ chức tốt quy trình thu thập, xử lý, tổng hợp khai thác và cung cấp thông tin nhằm góp phần hạn chế rủi ro. Việc ra quyết định trong điều kiện thiếu thông tin hay thông tin không chính xác cũng là một yếu tố tác động không nhỏ tới hiệu quả tín dụng. Do đó, cần xây dựng một bộ phận chuyên trách trong việc tổng hợp, phân tích lưu trữ thông tin khách

hàng và thông tin kinh tế khác có liên quan để ngân hàng có thể dễ dàng thẩm định thông tin KH nhằm đưa ra quyết định cho vay chính xác.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cà mau (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w