Đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cà mau (Trang 35)

c) Dư nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo:

3.6. Đánh giá hiệu quả và chất lượng tín dụng doanh nghiệp ngắn hạn

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Chênh lệch Chênh lệch

2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % DNQH NH có TSĐB 3.849 48 4.689 -3.801 -98,75 4.641 9.668,75 DNQH NH không có TSĐB 2.073 - 3.125 -2.073 - 3.125 - Tổng DNQH NH 5.922 48 7.814 -5.874 -99,19 7.766 16.179,17

Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cà Mau

Dư nợ cho vay NH/ Vốn huy động: Theo bảng số liệu, ta thấy dư nợ cho vay NH/ Vốn huy động có xu hướng tăng, cụ thể năm 2012 đạt 78,86%, đến năm 2013 tỷ lệ tăng lên khá cao 88,27%, do tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay NH cao hơn tốc độ tăng huy động vốn. Nhưng sang năm 2014 tỷ lệ dư nợ cho vay NH/ Vốn huy động đã tăng chậm lại chỉ tăng 1,8% so với năm 2013.

Xét ở bình diện tổng quát khi so với các Chi nhánh ngân hàng cùng hoạt động trên địa bàn, tỷ lệ dư nợ cho vay NH/ Vốn huy động của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau đang thuộc ở mức cao, một mặt nó cho thấy tình hình giữa huy động vốn và cho vay của CN khá cân đối nhưng mặt khác cũng phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa tốt, do đó song song với việc tăng trưởng dư nợ cho vay CN cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm cải thiện nguồn huy động của mình, đặc biệt là huy động từ thị trường 1 trong những năm sắp tới để củng cố tính thanh khoản của ngân hàng.

Doanh số thu nợ NH/ Doanh số cho vay: chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn. Qua 3 năm ta thấy hệ số thu nợ luôn biến động tăng. Năm 2012 70,00%, năm 2013 72,32% và năm 2104 là 75,26%. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc thu nợ của CN không chỉ chạy theo mục tiêu tăng trưởng tín dụng đơn thuần mà còn tập trung vào công tác xử lý, thu hồi nợ đến hạn, lành mạnh hóa danh mục tín dụng.

Nợ quá hạn/ Dư nợ: tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ của CN chỉ biến động ở mức thấp dao động trong khoảng 0,2-0,3% cho thấy việc quản lý chất lượng các khoản cho vay được NH hết sức chú trọng. Trong các năm gần đây, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Cà Mau luôn ở mức thấp nhất, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của ngành. Với kim chỉ nam hoạt động mở rộng quy

Khoản mục Đơn vị tính 2012 2013 2014

Dư nợ cho vay NH/ Vốn huy động % 78,86 88,27 90,07

Doanh số thu nợ NH/Doanh số cho vay NH % 70,00 72,32 75,26

Nợ quá hạn NH/ Dư nợ cho vay NH % 0,24 0,00 0,2

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,68 2,87 2,98

mô tín dụng gắn với sự bền vững, an toàn và hiệu quả , bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho vay, CN đã tích cực xử lý thu hồi nợ quá hạn.

Mặt khác, VietinBank Cà Mau còn thể hiện quan điểm thận trọng cũng như khả năng phòng thủ trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu thông qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu luôn dao động trong khoảng 70 - 80%.

Vòng quay vốn tín dụng: nhìn chung ta thấy vòng quay vốn tín dụng NH của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau tương đối ổn định. Năm 2012 đạt 2,68 vòng, năm 2013 tăng lên 2,87 vòng, tăng 0,19 vòng so với năm 2012, sang năm 2014 vòng quay vốn tín dụng tiếp tục tăng thêm 0,11 vòng so với năm 2013. Với kết quả trên, cho thấy đồng vốn của NH được thu hồi và luân chuyển tốt qua các năm.

Thu lãi cho vay ngắn hạn/ Tổng thu lãi: đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ thu lãi cho vay ngắn hạn/ Tổng thu lãi luôn biến động tăng cho thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của CN tương đối ổn định trong 3 năm qua, có được kết quả này là do DNQH NH của CN luôn được kiềm giữ ở mức thấp vì vậy không làm ảnh hưởng nhiều đến khả năng thu hồi lãi ngắn hạn của chi nhánh.

- Do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau đang có xu hướng chững lại.

Tuy nhiên, so với các ngân hàng khác trên địa bàn, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau vẫn là một trong các NHTM dẫn đầu về lợi nhuận và vẫn khẳng định được vị thế là ngân hàng giữ vai trò chủ đạo trong thị trường tài chính tín dụng tỉnh Cà Mau.(Khẳng định trên trích từ bài viết “Khẳng định uy tín thương hiệu Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau nơi cực Nam Tổ quốc”)

- Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau nhìn chung luôn có sự tăng trưởng qua các năm nhưng so với nhu cầu vốn của nền kinh tế vẫn còn khoảng cách khá xa, vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được 30-40% tổng nhu cầu vốn trên địa bàn tỉnh.

- Cơ cấu dư nợ cho vay của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau giai đoạn 2012-2014 mang nét đặc trưng chung của hầu hết các NHTM Việt Nam, với DNCV ngắn hạn chiếm đa phần và tốc độ tăng trưởng dư nợ luôn tăng đều qua các năm.

- Tình hình nợ xấu của Chi nhánh qua 3 năm tuy có sự tăng, giảm tương đối đột ngột, nhưng vẫn duy trì ở tỷ lệ khá thấp so với tổng DNCV, chỉ ở mức từ 0,2-0,24%.

- Các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng của CN nhìn chung đều biến động theo chiều hướng tích cực, cho thấy việc quản lý cơ cấu Tài sản có của ngân hàng trong những năm gần đây là khá tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh cà mau (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w