0
Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Những điểm yếu:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 39 -39 )

c) Dư nợ quá hạn theo hình thức đảm bảo:

3.7.2. Những điểm yếu:

Về hoạt động huy động vốn: Công tác huy động vốn của NHTMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau còn nhiều hạn chế, NH còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Hơn nữa, các loại hình dịch vụ tại CN còn khá đơn điệu, các sản phẩm huy động vốn đều có nét tương đồng về nội dung, NH chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Dẫu sao công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định phần nào làm hạn chế khả năng thu hút vốn nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư. Do đó với việc xác định sứ mệnh trở thành NHTM số 1 tại địa bàn tỉnh, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau cần có những giải pháp thiết thực trong công tác huy động vốn sao cho vừa có thể đa dạng trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự hoạt động và phát triển của nền kinh tế, tạo được sự khác biệt so với các tổ chức tín dụng khác mà vẫn mang đậm tính nhân văn và ý nghĩa xã hội thiết thực của bản sắc thương hiệu Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương chi nhánh Cà Mau

Về hoạt động tín dụng:

Tương tự đối với nhóm khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, ta thấy tỷ trọng của nhóm khách hàng này trong cơ cấu DNCV cũng không lớn chỉ dao động trongkhoảng 17-20%, dù rằng không thể phủ nhận tình hình kinh tế còn đang khó khăn cùng với tình trạng “sức khỏe” của các DN không tốt là nguyên nhân chính khiến CN ngại rót vốn cho đối tượng khách hàng này. Tuy nhiên, đây là nhóm DN chiếm đa phần trong cơ cấu cộng đồng DN Cà Mau, là các nhân tố và là một trong những nguồn đóng góp quan trọng vào GDP của tỉnh nhà, do đó tăng

trưởng tín dụng đối với phân khúc khách hàng này là cách NH góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cà Mau còn mắc phải một số điểm yếu điển hình như: Các sản phẩm của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Cà Mau tính cạnh tranh chưa cao, chủ yếu nhờ mở rộng mạng lưới, tính cạnh tranh về công nghệ chưa phổ biến, sản phẩm dịch vụ còn mang tính truyền thống, nghèo nàn về chủng loại, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng. Phương thức giao dịch và cung cấp các dịchvụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến.

Trên cơ sở phát huy những điểm mạnh, ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Cà Mau cần khắc phục những điểm yếu, đầu tư nghiên cứu để phát triển sản phẩm đặc thù dựa trên các sản phẩm tiêu chuẩn nhưng được điều chỉnh phù hợp với khách hàngở thị trường mục tiêu mà CN hướng đến tránh sự cạnh tranh của các đối thủ xâm nhập vào thị trường mục tiêu của ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CÀ MAU (Trang 39 -39 )

×