Hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực hiện được chính sách đổi mớ

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 82)

giáo dục nói chung và giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới

Cùng với thực hiện Luật Giáo dục Đại học, cần thể chế hóa các quy định pháp luật về giáo dục đại học như: quy định về quản lý giáo dục đại học theo hướng tăng quyền tự chủ, nâng cao trách nhiệm xã hội và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của các cơ sở giáo dục đại học; chỉ tiêu tuyển sinh, phương pháp tuyển sinh, quản lý cấp phát bằng, chứng chỉ trên cơ sở tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của nhà trường trước người học và xã hội; quy định nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực có trình độ cao và hội nhập quốc tế; quy định và đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học trong lĩnh vực tài chính nhằm tạo điều kiện cho các trường chủ động xây dựng và phát triển; quy định về nghiên cứu khoa học và công nghệ, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, hội nhập với hệ thống giáo dục đại học khu vực và thế giới; quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục. Xây dựng cơ chế, chính sách để tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục; quy định rõ về loại hình "trường quốc tế" trong văn bản pháp luật; quy định rõ chức năng quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ sở giáo dục có 100% vốn nước ngoài.

Cụ thể các quan điểm chỉ đạo và chủ trương, nhiệm vụ, định hướng phát triển giáo dục nước nhà trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã

83

được xác định trong Nghị quyết TW2 (khoá VIII), Kết luận Hội nghị TW6 (khoá IX), Nghị quyết Đại hội X, Nghị quyết Đại hội XI để xác định phương hướng để hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt nam hiện nay. Đó là:

- Thể chế quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục đại học là nguyên tắc và phương hướng để hoàn thiện pháp luật giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Các quan điểm của cơ bản và chủ trương của Đảng trong các văn kiện về phát triển sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ mới cần được thể chế hoá trong văn bản pháp luật về giáo dục đại học. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) là: tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vất chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu đối với giáo dục là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.

- Cụ thể hoá và phát triển các quy định về giáo dục đại học quy định trong Luật giáo dục hiện hành: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, thể hiện ở sự tập trung cho giáo dục về đầu tư tài chính, đầu tư cán bộ, ban hành các chính sách ưu tiên và tổ chức quản lý giáo dục. Trong những năm qua Đảng, Nhà nước và nhân dân đã rất quan tâm phát triển giáo dục. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hình thức hoạt động cơ bản nhất của Nhà nước mang tính sáng tạo cao nhằm tạo ra công cụ quản lý: các văn bản quy

84

phạm pháp luật. Với tư cách là công cụ của Nhà nước, do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, văn bản pháp luật về giáo dục nói riêng và quy phạm pháp luật nói chung là sản phẩm chủ quan của quá trình nhận thức các quy luật khách quan, quá trình phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế – xã hội và nhu cầu quản lý Nhà nước làm cơ sở cho việc xác định thái độ, biện pháp tác động cụ thể của Nhà nước đối với các quan hệ xã hội.

- Pháp luật về giáo dục đại học phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành: Việc hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học phải được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành khác, đặc biệt là các luật mới ban hành trong những năm gần đây (Bộ luật dân sự, Luật khoa học và công nghệ, Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...). Nhiều vấn đề đang yêu cầu được luật hoá, nhiều điều luật chung đòi hỏi phải được quy định cụ thể, nhiều vấn đề chưa đủ điều kiện ban hành Luật thì cần có các văn bản dưới uật để điều chỉnh các hoạt động thực tế. Vấn đề mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, hội nhập với các nước khu vực và quốc tế là vấn đề thời sự và hết sức cần thiết hiện nay. Nhưng khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động đó chưa đầy đủ và đủ mạnh để quản lý, kiểm tra các hoạt động giáo dục như liên kết đào tạo với 18 các cơ sở giáo dục nước ngoài, quản lý du học tự túc… Trong nhiều lĩnh vực khác, có nhiều vấn đề được quy định chung trong một văn bản luật, đã được cụ thể hoá bằng một pháp lệnh.

3.1.2. Hoàn thiện pháp luật đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong giáo dục đại học ở Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)