Nhóm chủ thể thứ 2 trong các chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật đầu tư là cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Đây là chủ thể thực hiện chức năng quảng lý nhà nước về đầu tư, bao gồm các cơ quan nhà nước khác nhau, với sự phân công, phân cấp về thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan một cách phù hợp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư được phân cấp như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực giáo dục mà mình phụ trách;
53
- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trong lĩnh vực giáo dục;
- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
2.2. Các quy định về điều kiện đối với hoạt động đầu tƣ trong giáo dục
Điều 29, Luật Đầu tư 2005 quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện, trong đó có “Phát triển sự nghiệp giáo dục” (Điểm h – Khoản 1)[14].
Điều kiện chung: Giáo dục đào tạo là lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đối với những dự án đầu tư có điều kiện thì thủ tục đầu tư phức tạp hơn. Cùng một số vốn đầu tư nhưng nếu là dự án đầu tư có điều kiện thì sẽ phải trải qua thủ tục thẩm tra để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Do tính chất phức tạp của dự án nên muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư phải giải trình điều kiện cần đáp dứng theo quy trình và thủ tục chặt chẽ. Thêm vào đó, cần tuân thủ những quy định chung về đầu tư. Điều kiện tiếp nhận đầu tư nước ngoài phải đảm bảo chủ quyền và an ninh quốc gia, không xâm phạm văn hóa, thuần phong mỹ tục, không vi phạm điều cấm của pháp luật trong nước và luật pháp quốc tế. Đó là những điều kiện chung, còn riêng đối với đầu tư trong lĩnh vực giáo dục, điều kiện đầu tư phân theo hai nhóm chủ thể đầu tư:
* Điều kiện đối với các nhà đầu tư trong nước
Căn cứ vào điều lệ, quy chế và hoạt động của các cơ sở giáo dục ngoài công lập, điều kiện đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân như sau:
- Thứ nhất điều kiện về chủ thể:
Nhà đầu tư trong nước gồm tổ chức, cá nhân đủ năng lực chủ thể. Tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều không quy định điều kiện đối với nhà đầu tư trong nước. Chính vì vậy có thể hiểu rằng, một chủ thể muốn được sử dụng nguồn vốn của mình để tham gia hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo
54
dục thì nếu là cá nhân, phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi đầy đủ, là tổ chức phải được thành lập hợp pháp.
Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và thành lập trường đại học tư thục tại Điều 7 quy định việc thành lập trường đại học tư thục phải có ít nhất từ 3 thành viên (tổ chức hoặc cá nhân) tham gia góp vốn điều lệ, trong đó mỗi thành viên chỉ được tham gia góp vốn điều lệ ở không quá 2 trường đại học, cao đẳng tư thục và mức vốn góp tại mỗi trường tối đa là 51% so với vốn điều lệ của trường đó. Tuy không quy định cụ thể điều kiện của thành viên góp vốn nhưng tại mỗi cơ sở giáo dục có vốn đầu tư ngoài quốc doanh, trong quy chế thành lập và hoạt động đều quy định điều kiện người đứng đầu tổ chức đại diện duy nhất quyền sở hữu của cơ sở giáo dục (là Hội đồng quản trị nếu cơ sở giáo dục có từ hai thành viên góp vốn trở lên). Đối tượng tham gia Hội đồng quản trị là người có vốn xây dựng trường. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên hội đồng. Tùy thuộc vào hình thức thành lập cơ sở giáo dục, tùy từng bậc học mà pháp luật quy định khác nhau về điều kiện có thể được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị cơ sở giáo dục. Ví dụ: Chủ tịch hội đồng quản trị ít nhất phải có bằng đại học trở lên [36].
- Thứ hai, điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập
Các quy định về điều kiện thành lập cơ sở giáo dục ngoài công lập được chứa đựng trong các văn bản Quy chế, Điều lệ cơ sở giáo dục đại học. Ví dụ: Điều lệ trường đại học tư thục (Ban hành kèm theo quyết định số 61/2009/QĐ-TTg); Quy chế trường đại học dân lập (ban hành kèm theo Quyết định số 86/2000/QĐ-TTg).
Theo các quy định này thì điều kiện để thành lập một cơ sở giáo dục ngoài công lập nhìn chung vẫn phải phù hợp với mạng lưới cơ sở giáo dục,
55
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương và đất nước; chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển của đất nước; đủ tiêu chuẩn về diện tích, khuôn viên, đội ngũ giáo viên và người học.
Ví dụ, trước khi Luật giáo dục đại học ra đời, cơ sở giáo dục đại học dân lập, điều kiện thành lập như sau:
“1. Đề án thành lập trường phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học và đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.
2. Mục tiêu, chương trình, quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển giáo dục đại học của đất nước.
3. Đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan quy định cụ thể các điều kiện này.
Nếu là cơ sở giáo dục đại học tư thục, điều kiện xây dựng trường là ngoài những điều kiện chung như phù hợp với quy hoạch mạng lưới, có dự án, có mục tiêu, nội dung, quy mô đào tạo phù hợp nhu cầu và mục tiêu phát triển chung của đất nước; được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận…thì còn phải đáp ứng những điều kiện cụ thể như sau:
“… Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đảm bảo thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng theo yêu cầu quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không quá 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - quản trị kinh doanh,…”.
56
“…Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha; thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25 m2/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; có sơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt đông của nhà trường.
Địa điểm xây dựng đại học phải đảm bảo về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường,…”
“… Vốn điều lệ chỉ để dành riêng đầu tư xây dựng trường, không kể giá trị về đất đai, phải có tối thiểu là 50 tỷ VNĐ được góp bằng các vốn hợp pháp…” [7].
Điều 22, Luật giáo dục đại học 2012 quy định về điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có đủ các điều kiện: “Có dự án thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học đã được phê duyệt; Có chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học về việc thành lập cơ sở giáo dục đại học và xác nhận về quyền sử dụng đất; Có xác nhận về khả năng tài chính đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đại học của cơ quan có thẩm quyền; Đối với cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài còn phải có Giấy chứng nhận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
Sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không được cho phép hoạt động đào tạo thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hết hiệu lực” [16].
Có thể nói điều kiện thành lập các cơ sở giáo dục ngoài công lập được quy định khá chi tiết, quy định riêng cho từng cấp học, bậc học nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học.
57
Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Thứ nhất, điều kiện về chủ thể:
Nhà đầu tư nước ngoài được quy định bao gồm: Cơ sở giáo dục nước ngoài; tổ chức kinh tế, cá nhân người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luật quy định về điều kiện quy định đối với các nhà đầu tư như sau:
+ Nhà đầu tư có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân và được xác nhận của cơ quan chính quyền sở tại (đối với pháp nhân phải có giấy chứng nhận thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và các hồ sơ pháp lý liên quan đối với cá nhân phải hợp pháp hóa Lãnh sự các giấy tờ liên quan). Các văn bản xác nhận của cơ quan nước ngoài cấp cho các nhà đầu tư phải được hợp pháp hóa tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết có quy định khác.
+ Có dự án đầu tư phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam đã được phê duyệt của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi dự kiến đặt cơ sở đồng ý bằng văn bản. Trong trường hợp dự án xin đầu tư để đào tạo ở các trình độ cao đẳng, đại học chưa có quy hoạch mạng lưới thì Bộ kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
+ Có đủ tài chính để thực hiện dự án đầu tư (có văn bản xác nhận của cơ quan có trách nhiệm, ngân hàng báo cáo kiểm toán tài chính của 02 năm liền kề gần nhất).
+ Có đủ điều kiện ban đầu về đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo.
58
Việc quy định cụ thể điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài vô cùng quan trọng. Với mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sự nghiệp giáo dục, bên cạnh đó phải đặt ra những tiêu chí để chọn lọc nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội và văn hóa dân tộc.
- Thứ hai, điều kiện về vốn cơ sở vật chất:
Theo quy định tại Thông tư 14/2005/TT-BGD&ĐT- BKH&ĐT, nhà đầu tư nước ngoài muốn góp vốn thành lập cơ sở giáo dục tại Việt Nam phải đáp ứng những điều kiện về vốn đầu tư và cơ sở vật chất:
+ Dự án xin thành lập mới các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là trường cao đẳng, đại học (hoặc chi nhánh của các trường cao đẳng, đại học nước ngoài tại Việt Nam) phải có suất đâu tư tối thiểu là 700 USD/sinh viên (không bao gồm chi phí sử dụng đất). Số lượng sinh viên được sử dụng để tính toán theo quy mô sinh viên quy đổi toàn phần thời gian tại thời điểm của phân kỳ đầu tư cuối cùng của dự án, kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
+ Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới chỉ thuê lại hoặc bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư tối thiểu phải đạt 60% các mức quy định tại điều kiện về vốn trên. Việc thuê lại cơ sở vật chất để hoạt động không kéo dài quá 5 năm đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đào tạo các trình độ cao đẳng và đại học (bao gồm cả chi nhánh của cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài).
+ Đối với những dự án liên doanh. Hợp đồng hợp tác liên doanh giữa một bên đối tác nước ngoài và bên đối tác Việt Nam là các cơ sở giáo dục tương ứng với trình độ mà các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài xin phép để đào tạo và giảng dạy thì suất đầu tư tối thiểu sẽ được xem xét cụ thể theo dự án được xây dựng bởi các nhà đầu tư.
59
+ Cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động trên 20 năm tại Việt Nam phải có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của trường, trung tâm và được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đồng ý bằng văn bản về việc cấp đất để tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở giai đoạn đầu tối đa là 5 năm các cơ sở này phải có hợp đồng (hoặc thỏa thuận nguyên tắc) thuê cơ sở ổn định để triển khai đào tạo, giảng dạy và đảm bảo việc đầu tư cơ sở vật chất theo đúng tiến độ của dự án.
Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dưới 20 năm và không xây dựng cơ sở riêng thì phải có hợp đồng hoặc nguyên tắc thuê trường, lớp, nhà xưởng các diễn tích phù howpjv à dổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm.
+ Yêu cầu về cơ sở vật chất đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là các trường cao đẳng, đại học: Khu tập thể, thực hành và các cở sở nghiên cứu phải đảm bảo có diện tích dùng cho học tập tối thiểu ở mức bình quân 7m2/người học, bao gồm các giảng đường phù hợp với quy mô các phòng thí nghiệm, phòng thực hành đủ thiết bị theo yêu cầu của ngành đào tạo; thư viện truyền thông, thư viện điện tử); các phòng học tiếng; phòng máy tính có kết nối internet; có khu thể dục thể thao (sân vận động hoặc phòng tập thể dục – thể thao cho sinh viên); có khu công trình kỹ thuật bao gồm trạm bơm nước, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho tàng và nhà để xe oto, xe máy, xe đạp; có phòng cho lãnh đạo trường, phòng cho giảng viên, giáo viên, phòng họp diện tích làm việc cho các bộ phận quản lý khác thuộc cơ sở,…[38].
Trên đây là các quy định về điều kiện về vốn và cơ sở vật chất mà các nhà đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo có vốn nước ngoài phải đáp ứng.
60
Đây là điều kiện đặc biệt quan trọng mà các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải tuân thủ. Chương trình và nội dung giảng dạy phải được thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu của dự án đầu tư đã được phê duyệt đối với cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, không có nội dung truyền bá tôn giáo và không trái với pháp luật Việt Nam.
Điều 30, Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 09 năm 2012 của