Yếu tố truyền thống, tập quán xã hội

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 46)

Yếu tố truyền thống, tập quán xã hội trong chừng mực nhất định có tác động không nhỏ tới sự hình thành quan điểm, đường lối chỉ đạo của các nhà quản lý, nhà giáo dục, người học cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư.

47

Nhân dân ta từ xưa đã có truyền thống hiếu học, sẵn sàng đầu tư tiền của cho sự nghiệp giáo dục bản thân và nước nhà. Tuy nhiên do lịch sử thời bao cấp và thời chiến tranh để lại. Tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò, trường không ra trường, lớp không ra lớp là chúng ta hiểu được và đành chấp nhận trong hoàn cảnh lịch sử đó, vì yêu cầu của đấu tranh, một mất một còn, không thể nào khác. Đặc biệt hiện nay trong thời kỳ đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới, yêu cầu hoàn toàn khác, cách làm phải theo quy luật hoàn toàn khác, nếu ta muốn tồn tại và phát triển.

Trong hoàn cảnh đó, yêu cầu của chuyên môn, yêu cầu cao của khoa học kỹ thuật giáo dục chưa phải là yêu cầu hàng đầu.

Ngoài ra, do tư tưởng, con người, cách làm của thời bao cấp, thời chiến tranh manh mún, tùy tiện, quan liêu không dễ gì một sớm một chiều có thể thay đổi ngay được. Đời sống vật chất của giảng viên quá thấp, không ai sống bằng đồng lương, không ai có thể toàn tâm toàn ý và đủ thời gian hoàn thành trách nhiệm chuyên môn của họ. Không thể đòi hỏi nhiều hơn nữa nơi họ vì họ đã chịu đựng như thế là quá phi thường, quá sức chịu đựng của họ rồi, nhất là đối với những người có khả năng và trách nhiệm cao.

Vì vậy, yếu tố truyền thống phong tục tác động không nhỏ tới hoạt động đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Pháp luật về đầu tư trong giáo dục đại học ở Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)