CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 82)

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp.

Các biện pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội được tác giả xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào thì việc kế thừa và phát triển là hết sức cần thiết. Bất cứ thời đại nào nếu không dựa vào di sản tư tưởng của thời quá khứ, thì tư tưởng không thể phát triển được.

Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, là một trong những nguyên tắc của sự phát triển ý thức xã hội. Kế thừa là yếu tố khách quan và phải trải qua lọc bỏ. Đó là biện chứng của sự phát triển.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .

Thực chất khi xây dựng một chương trình đào tạo, chúng ta đã quan tâm ngay tới tính thực tiễn. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn được áp dụng ngay từ khi lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội nói chung, của người học, nhu cầu thị trường lao động theo vùng miền nói riêng. Trong quá trình xây dựng mục tiêu, nội dung của chương trình đào tạo, tính thực tiễn cũng được thể hiện rất rõ về những tri thức khoa học hiện đại. Vì thế, khi xây dựng các biện pháp quản lý phải đảm bảo cập nhật các thông tin mới, cần thiết, tránh lạc hậu trong nội dung đào tạo.

3.1.3. Nguyên tắc phải có tính thống nhất và bổ trợ cho nhau.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp phải đảm bảo theo quy trình quản lý từ lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và công tác kiểm tra đánh giá đối với các nội dung của quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường. Mỗi biện pháp cần xác định rõ mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện. Điều quan trọng kết quả quá trình thực hiện các biện pháp này phải mang tính định lượng. Các biện pháp này đòi hỏi sự thống nhất và bổ trợ cho nhau thực hiện dựa trên mục tiêu chung của nhà trường.

3.1.4. Các biện pháp phải có tính khả thi.

“Khả thi” theo Từ điển Tiếng Việt có nghĩa là khả năng thực hiện. Như vậy, một biện pháp đưa ra có tính khả thi là một biện pháp có khả năng thực hiện trên thực tế hay nói một cách khác là những nội dung có khả năng thực hiện không chỉ dừng lại trên giấy. Việc bảo đảm tính khả thi là một yêu cầu rất quan trọng được đặt ra trong quá trình nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề cần phải làm rõ: Khả thi chỉ là điều kiện “cần” khi đưa ra biện pháp. Để những biện pháp đó được thực sự hiệu quả thì phải có cả điều kiện “đủ” đó là khâu tổ chức thực hiện mục tiêu. Nói một cách khác, để đề xuất các biện pháp ngoài yêu cầu về chất lượng của nội dung (phải bảo đảm tính khả thi, phải phù hợp với thực tiễn khách quan…), còn cần phải tiến hành tốt việc tổ chức thực hiện mục tiêu đưa ra, trong đó bao gồm nhiều công việc như tuyên truyền, giáo dục, phổ biến nội quy, quy chế để nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên.v..v... Đồng thời triển khai tập huấn, phổ biến các quy định mới được sửa đổi, bổ sung. Ban hành mới các thủ tục quy trình nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống quản lý hoạt động đào tạo của nhà trường. Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí và thời gian để thực hiện nội dung đạt được mục tiêu của biện pháp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện, xử lý các hành vi vi phạm nội quy, quy chế. Đồng thời, cũng cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm của các phòng, khoa, trung tâm các cá nhân hữu quan trong thực hiện các nhiệm vụ.

Qua kết quả khảo sát và các nghiên cứu phân tích thực tiễn, tác giả xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

3.2.1. Biện pháp 1: Quản lý chất lượng chương trình đào tạo.

3.2.1.1. Mục tiêu: Xây dựng mới, chỉnh sửa chương trình đào tạo, nội dung học phần phù hợp với nhu cầu của người học, thị trường lao động và đối tượng sử dụng lao động(doanh nghiệp).

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

- Thành lập Ban phát triển chương trình các cấp(Khoa, TT đào tạo, Nhà trường): Hiệu trưởng Nhà trường ra quyết định thành lập Ban phát triển chương trình bao gồm các thành phần đại diện Ban Giám Hiệu, Phòng Đào tạo, Tổ chức - Hành chính, Khoa, Trung tâm đào tạo, mời chuyên gia về phát triển chương trình, chuyên gia về lĩnh vực quản lý lao động. Ban phát triển chương trình này có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường lao động và nhu cầu người học, qua đó định hướng phát triển đào tạo ngành nghề mới.

- Định kỳ tổ chức lấy ý kiến đóng góp của doanh nghiệp, phản hồi của cựu sinh viên về chương trình đào tạo để thu nhận thông tin từ các đối tượng liên quan đến quá trình đào tạo: Các Khoa, Trung tâm đào tạo thành lập các tiểu ban phát triển chương trình cho các ngành đào tạo. Các Tiểu ban này, thành viên bao gồm đại diện lãnh đạo khoa, trưởng tổ môn, giảng viên có kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp và mời đại diện doanh nghiệp cùng ngành đào tạo tham gia. Tiểu ban này có nhiệm vụ nghiên cứu nhu cầu sử dụng lao động và yêu cầu về kỹ năng người lao động. Căn cứ vào chương trình đào tạo, tổng hợp ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và ý kiến phản hồi của cựu sinh viên….tiểu ban sẽ nghiên cứu, điều chỉnh chuẩn đầu ra và những nội dung trong chương trình đào tạo.

- Nghiên cứu chương trình đào tạo của các khối kỹ thuật, bổ sung thời lượng thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp.

- Chuyển phương thức đào tạo niên chế cho loại hình đào tạo liên thông sang hệ thống tín chỉ.

- Đề xuất cải tiến thủ tục quy trình và kế hoạch thực hiện kiểm soát chương trình đào tạo như sau:

Bảng 3.1. Thủ tục quy trình và kế hoạch thực hiện kiểm soát chương trình đào tạo

TT

Các bước thực hiện công việc

Nội dung thực hiện và chuẩn chất lượng Người chịu trách nhiệm 1 Công tác chuẩn bị

- Từ ngày 01/12 đến ngày 15/12 lập danh sách hàng năm, địa chỉ các doanh nghiệp và SV ra trường khóa trước.

- Từ 15/12 đến 30/12 gửi phiếu điều tra chất lượng đầu ra và chương trình đào tạo tới doanh nghiệp, CBGV trong khoa và SV đã ra trường bằng bản cứng theo địa chỉ hoặc bản mềm qua hòm thư điện tử.

- Từ 15/01 đến 30/01 thu và tổng hợp phiếu điều tra.

- Từ 30/01 đến 30/03 Ban phát triển chương trình rà soát, hiệu chỉnh và lập Phiếu yêu cầu xem xét, cập nhật, hiệu chỉnh CTĐT gửi đến khoa.

Thời gian thực hiện định kỳ như sau:

+ Từ 30/3 đến 15/4: chương trình đào tạo ĐH, CĐ.

+ Từ 15/5 đến 30/5: chương trình đào tạo THCN.

+ Từ 01/08 đến 15/08: chương trình đào tạo TCN, CĐN.

+ Từ 24/9 đến 6/10: chương trình đào tạo liên thông các hệ. - Giáo viên chủ nhiệm - Trưởng bộ môn - Thư ký Ban phát triển chương trình - Thư ký Ban phát triển chương trình - Ban phát triển chương trình 2 Phòng Đào

tạo sơ duyệt - Trưởng khoa/Giám đốc lập xem xét, phê duyệt CTĐT. Sau đó gửi vềPhiếu yêu cầu P.Đào tạo theo thời gian sau:

+ Tuần từ 20/4 đến 30/4: chương trình đào tạo ĐH, CĐ.

+ Tuần từ 05/6 đến 15/6: chương trình đào tạo TCCN.

+ Tuần từ 20/8 đến 31/8: chương trình đào tạo TCN, CĐN.

+ Tuần từ 10/10 đến 20/10: chương trình đào

- Trưởng khoa

- TP.Đào tạo, CB đào tạo phụ trách.

TT

Các bước thực hiện công việc

Nội dung thực hiện và chuẩn chất lượng

Người chịu trách nhiệm

tạo liên thông các hệ.

3

Hiệu trưởng phê duyệt

- Sau thời gian 1 tuần, P.Đào tạo xem xét tổng hợp trình Hội đồng trường phê duyệt. - Nếu HĐ trường không đồng ý gửi trả lại khoa xem xét lại.

- Nếu HĐKH trường đồng ý, P.ĐT dự thảo quyết định trình Hiệu trưởng phê duyệt để thực hiện vào năm học tới, thời gian chậm nhất là sau 1 tuần khi Hiệu trưởng phê duyệt.

- TP.Đào tạo, CB đào tạo phụ trách. - HĐ trường - Hiệu trưởng 4 Lưu hồ sơ

- Khoa lưu giữ tất cả các hồ sơ liên quan đến quá trình xem xét, cập nhật, hiệu chỉnh CTĐT ngành học và học phần

- P.ĐT lưu giữ 1 bản phê duyệt của HT

- Khoa - P.ĐT

3.2.1.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện:

- Phải có quan tâm chỉ đạo thống nhất từ cấp BGH đến cán bộ quản lý các khoa, trung tâm đào tạo và CBGV. Phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân phụ trách theo từng cấp độ quản lý và thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch.

- Phòng Tổ chức – Hành chính xây dựng chế độ cho các thành viên tham gia Ban phát triển chương trình và các quy định chi cho việc khảo sát chương trình đào tạo.

- Các khoa kết hợp với phòng đào tạo lên tiến độ phù hợp đưa SV đi thực tập tại cơ sở.

- Trung tâm Quản lý chất lượng phối hợp với các khoa, trung tâm đào tạo xây dựng phiếu khảo sát về chương trình đào tạo. Các khoa, Trung tâm đào tạo tổng hợp thông tin HS/SV cuối khóa, trú trọng đến địa chỉ hòm thư điện tử để thuận tiện cho việc khảo sát người học sau 6 tháng ra trường.

- Phòng tài chính kế toán cân đối ngân sách, lên kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất định kỳ đáp ứng nhu cầu đào tạo.

3.2.2. Biện pháp 2 : Quản lý chất lượng giáo trình.

3.2.2.1 : Mục tiêu :

- Tạo động cơ tích cực tham gia biên soạn giáo trình trong toàn thể CBGV trong toàn trường.

- Chuẩn hóa chất lượng giáo trình theo hướng thực tiễn phù hợp với đặc thù đào tạo của nhà trường.

- Phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của HSSV.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

- Cải tiến thủ tục quy trình và biên soạn và kế hoạch triển khai công tác biên giáo trình như sau:

Bảng 3.2. Thủ tục quy trình và biên soạn và kế hoạch triển khai công tác biên giáo trình

TT

Các bước thực hiện

công việc Nội dung công việc

Người chịu trách nhiệm

1 Thông báokế hoạch - Tháng 12 hàng năm phòng KHCN thôngbáo kế hoạch biên soạn GT tới các Khoa/TT đào tạo trong trường.

- TP KHCN

2

Lập danh sách biên soạn GT

- Trưởng khoa/GĐ TT triển khai kế hoạch cho các bộ môn, giáo viên(từ 2 giáo viên trở lên/GT) đăng ký tham gia viết, cập nhật GT.

- Các đơn vị tổng hợp xét chọn danh sách gửi về P.KHCN trước 15/01 hàng năm.

- TP KHCN

3 Ký kết hợp

đồng

- Phòng KHCN rà soát, lập danh sách trình HT phê duyệt.

- Dựa vào danh sách đã được phê duyệt, nhà trường triển khai các hợp đồng viết GT tới các nhóm tác giả.

- HT

- Phòng KHCN - Nhóm tác giả

TT Các bướcthực hiện

công việc Nội dung công việc

Người chịu trách nhiệm

4 Biên soạnGT

- Các nhóm tác giả tiến hành biên soạn, cập nhật giáo trình theo hợp đồng. Định kỳ 03 tháng một lần báo cáo tiến độ biên soạn cho phòng KHCN.

- Phòng KHCN theo dõi, đôn đốc các nhóm tác giả. - Nhóm tác giả. - Phòng KHCN 5 Thành lậphội đồng thẩm định - Tháng 10 hàng năm phòng KHCN phối hợp với các Khoa/TT thành lập các hội đồng thẩm định giáo trình (07 người, trong đó yêu cầu ít nhất phải có 01 chuyên gia ngoài trường có chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tế) để trình HT phê duyệt.

- HT - Trưởng phòng KHCN - Trưởng khoa, GĐ trung tâm đào tạo 6 Thẩm địnhGT

- Các tác giả, nhóm tác giả hoàn thiện GT gửi bản in cho các thành viên hội đồng trước ngày bảo vệ ít nhất 15 ngày.

- Các thành viên hội đồng đọc bản thảo và cho nhận xét bằng văn bản và nộp cho thư ký hội đồng trước ngày bảo vệ ít nhất 05 ngày. - Tác giả, nhóm tác giả - Các thành viên hội đồng 7 Nghiệm thuGT

- Nhóm tác giả bảo vệ trước hội đồng thẩm định. - Hội đồng thẩm định đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu kín. - Nhóm tác giả - Hội đồng thẩm định 8 Hoàn thiệnGT

- Các tác giả/nhóm tác giả hoàn thiện giáo trình theo nhận xét của hội đồng.

- Các tác giả/nhóm tác giả nộp 01 bản in và bản mềm về phòng KHCN. - Tác giả, nhóm tác giả - Phòng KHCN 9 Thanh lý hợpđồng - Phòng KHCN phối hợp với các tác giả/nhóm tác giả để thanh lý hợp đồng biên soạn giáo trình

- Tác giả, nhóm tác giả - Phòng KHCN

TT Các bướcthực hiện

công việc Nội dung công việc

Người chịu trách nhiệm 10 In ấn, pháthành GT - Phòng KHCN lập kế hoạch in ấn, phát hành trình HT phê duyệt. - Phòng KHCN tổ chức in ấn, phát hành. - TT Thông tin, thư viện tổ chức lưu trữ, cung cấp giáo trình cho học sinh, sinh viên.

- HT

- Phòng KHCN - TT Thông tin, thư viện

11 Lưu hồ sơ - Phòng KHCN tiến hành lưu trữ toàn bộ hồsơ liên quan đến quá trình biên soạn, in ấn,

phát hành giáo trình. - Phòng KHCN

- Điều chỉnh chế độ biên soạn giáo trình phù hợp với chất xám và công sức với đề xuất 70.000đ/trang cho nhóm biên soạn và 7.000đ/trang cho 01 thành viên hội đồng đọc, đóng góp ý kiến và thẩm định. Ngoài ra nhóm tác giả được nhuận bút 15% giá bìa xuất bản.

3.2.2.3. Điều kiện đảm bảo thực hiện:

- Phòng Khoa học Công nghệ đề xuất Hiệu trưởng điều chỉnh phương án tài chính bồi dưỡng chế độ biên soạn giáo trình.

- Các nhóm biên soạn nghiêm túc thực hiện hợp đồng biên soạn giáo trình và thực hiện theo đúng tiến độ đăng ký.

- Xây dựng quy định và hình thức phạt tài chính đối với nhóm vi phạm hợp đồng biên soạn.

- Các đơn vị tạo điều kiện thời gian cho cá nhân, nhóm biên soạn giáo trình.

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới cơ cấu tổ chức đào tạo của trường ĐHCN HN.

3.2.3.1. Mục tiêu:

- Nhằm giảm tải và nâng cao hiệu quả quản lý kế hoạch đào tạo. - Ổn định và nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện.

“Đối với các cơ sở đào tạo nhiều trình độ thì ưu tiên xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao nhất, sau đó xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho trình độ thấp hơn cho đến hết chỉ tiêu đã xác định. Các ĐH, học viện, trường ĐH không đào tạo trình độ TCCN”.

(Theo khoản 2, điều 6 Thông tư số 57/2011/TT-BGD&ĐT)

Để thực hiện theo thông tư của Bộ GD&ĐT, đối với trường ĐHCN HN một trường có bề dày đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên vững về tay nghề và được đầu tư thiết bị máy móc hiện đại phục vụ đào tạo nghề. Nếu thực hiện theo quy định,

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w