TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 40 - 41)

chất cơ sở để triển khai nội dung tiếp theo.

Quản lý là sự tác động một cách liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chính thể thống nhất; điều hòa hoạt động của các khâu, các cấp sao cho phù hợp với quy luật để đạt đến mục tiêu đã xác định. Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch nhằm tổ chức điều khiển hoạt động của khách thể quản lý, thực hiện các mục tiêu giáo dục đề ra.

Đào tạo là hoạt động mang tính phối hợp giữa các chủ thể dạy học (người dạy và người học), là sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiến hành trong một cơ sở giáo dục. Trong đó, tính chất, phạm vi, cấp độ, cấu trúc và quy trình của hoạt động được quy định một cách chặt chẽ, cụ thể, về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, cũng như thời gian và đối tượng đào tạo cụ thể.

Quản lý hoạt động đào tạo là nhiệm vụ quan trọng của trường đại học, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo, mỗi trường cần đánh giá một cách đúng đắn thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường mình. Qua đó, nghiên cứu những điều kiện cụ thể để đưa ra những biện pháp quản lý cho phù hợp. Để làm được điều này, chương 2 luận văn sẽ mô tả cụ thể về thực trạng biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 40 - 41)