KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 113)

Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Với vị trí là một trong những trường đại học có quy mô lớn nhất thuộc Bộ Công Thương, thì việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn là một đòi hỏi cấp bách. Vì vậy, các kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong luận văn thể hiện những nội dung cụ thể:

- Luận văn đã hệ thống các cơ sở lý luận của vấn đè quản lý và quản lý hoạt động đào tạo của trường đại học nói chung và trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nói riêng. Trong phần này, tác giả đã đi sâu phân tích nội dung biện pháp quản lý hoạt động đào tạo trường đại học. Qua đó làm rõ nội dung hoạt động đào tạo, các mối liên kết trong hoạt động đào tạo và quản lý hoạt động đào tạo ở các trường đại học có cùng đặc thù.

- Luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Từ việc phân tích các kết quả và thành tựu nhà trường đã đạt được của nhà trường, tác giả đã đi sâu chỉ ra những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, thể hiện ở các mặt như sau:

+ Quản lý chương trình đào tạo. + Quản lý giáo trình.

+ Quản lý kế hoạch đào tạo

+ Quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và giảng viên.

+ Hoạt động hướng nghiệp và học tập của HSSV.

+ Hoạt động đánh giá quá trình và kết quả học tập của HSSV.

+ Quản lý đầu tư xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục.

- Từ việc đánh giá những khó khăn tồn tại trong thực trạng quản lý hoạt dộng đào tạo. Tác giả đã đề xuất 7 nhóm biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội trong thời kỳ hội nhập.

+ Biện pháp 1: Quản lý chất lượng chương trình đào tạo. + Biện pháp 2: Quản lý chất lượng giáo trình.

+ Biện pháp 3 : Đổi mới cơ cấu tổ chức đào tạo của trường ĐHCN HN. + Biện pháp 4 : Quản lý nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và giảng viên.

+ Biện pháp 5 : Quản lý hoạt động hướng nghiệp và học tập của HSSV. + Biện pháp 6 : Quản lý hoạt động đổi mới đánh giá quá trình và kết quả học tập của HSSV.

+ Biện pháp 7 : Quản lý đầu tư xây dựng, bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục.

Tác giả đã nêu rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện và điều kiện để thực hiện biện pháp. Trong chỉ đạo chung cần phải tổ chức phương hướng thực hiện tốt các biện pháp; Động viên tính tự giác tích cực của cán bộ GV và HSSV. Đồng

thời cần phải có quy định cụ thể, có thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách khách quan về quản lý hoạt động đào tạo.

2. Khuyến nghị.

2.1. Đối với Bộ Công thương.

- Tăng cường tính tự chủ cho các trường trực thuộc Bộ bằng các chính sách mở(tài chính, xây dựng, tuyển sinh..) tạo điều kiện cho các trường chủ động hơn trong nền kinh tế thị trường. So với Bộ Giáo dục & Đào tạo, kinh phí cấp cho các trường thuộc Bộ Công thương bằng khoảng 1/17 kinh phí Bộ GD&ĐT. Ví dụ: Trường ĐHCN HN với khoảng gần 34.000 HSSV, một năm được chi ngân sách cho giáo dục khoảng 17 tỷ đồng, trong đó chi miễn giảm học phí cho con em chính sách từ 5 – 6 tỷ/năm. Như vậy, trừ chi phí chính sách một sinh viên nhà trường được cấp khoảng 350.000 đ/năm(35.000đ/tháng). Kinh phí Bộ GD&ĐT cấp cho các trường thuộc Bộ, một SV khoảng 6.000.000 đ/năm. Ngoài ra, các trường thuộc Bộ Công thương khi xây dựng cơ bản có dự án cũng chỉ được cấp hỗ trợ từ 15 - 30% kinh phí, còn lại nhà trường tự trả. Đối với các trường thuộc Bộ GD&ĐT, xây dựng cơ bản có dự án được cấp tối thiểu 60% kinh phí. Qua đó chúng ta thấy sự mất cân đối trong chi ngân sách hỗ trợ giáo dục. Chính vì được bao cấp như vậy, nên các trường thuộc Bộ GD&ĐT mất đi tính chủ động trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chủ yếu chờ vào các dự án đầu tư của Bộ.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Điều chỉnh Điều lệ trường đại học 2010. Trong Điều 9, mục 2. Điều kiện để được mở ngành đào tạo trình độ đại học , câu a có quy định ”.... có ít nhất 01 giảng viên có trình độ tiến sĩ ...đúng ngành đăng ký”. Nhưng trên thực tế, một số ngành mới, đặc thù riêng.... ở Việt Nam chưa có Tiến sĩ, như vậy sẽ gây khó khăn cho các trường trong công tác phát triển ngành đào tạo phục vụ nhu cầu người học và thị trường lao động. Nếu không điều chỉnh, sẽ nảy sinh cơ chế xin cho, mất đi tính pháp lý của Điều lệ. Ý kiến đề xuất: Bộ có thể điều chỉnh tăng 2 – 2,5 lần số thạc sĩ tối thiểu(3Ths) của ngành chưa có giảng viên trình độ tiến sĩ.

- Từng bước tiến tới xóa bỏ bao cấp trong giáo dục, cải thiện sự công bằng trong chính sách đầu tư cho giáo dục.

- Triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ cho hệ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, nhằm thống nhất chung về phương thức đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, tạo thuận lợi cho người học và sự liên thông đào tạo.

2.3. Đối với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp với Bộ GD& đào tạo chuyển đổi phương thức đào tạo nghề theo tín chỉ, tạo cho người học có cơ hội học liên thông với các trình độ cao nếu có khả năng.

- Phối hợp với Bộ GD& đào tạo phân luồng đào tạo nghề cho các đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở. Kết hợp với các trường trung học phổ thông, tạo điều kiện cho người học đăng ký học các môn học bổ sung kiến thức tự nhiên và xã hội, giảm thiểu thời gian học tập, chi phí cho gia đình, góp phần lao động và sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.

2.4. Đối với trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

- Hoàn thiện quy chế làm việc, quy định chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của từng vị trí công việc rõ ràng, cụ thể và mang tính định lượng. Qua đó đánh gía được mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân và tập thể.

- Cải tiến quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng trả lương theo năng lực và mức độ hoàn thành công việc.

- Ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quản lý, đánh giá năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ thông qua phần mềm quản lý hành chính điện tử.

- Xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cho việc phát triển đội ngũ. Có chính sách ưu đãi đối với các cá nhân có trình độ cao, tuyển dụng về làm việc tại trường.

- Đầu tư thư viện điện tử hiện đại, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên, giảng viên và HSSV.

- Xây dựng thêm phòng học lý thuyết, giảng đường đáp ứng quy mô đào tạo của nhà trường.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w