Quan hệ đầu tư

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2015 (Trang 67)

7. Kết cấu của luận án

2.1.2. Quan hệ đầu tư

Từ khi Việt Nam có Luật đầu tư nước ngoài, Hoa Kỳ là một trong những nước vào đầu tư ở Việt Nam chậm nhất. Nguyên nhân quan trọng là Hoa Kỳ vẫn còn thực thi chính sách cấm vận chống Việt Nam. Tuy nhiên, dù chưa chính thức đầu tư, nhiều công ty xuyên quốc gia (TNC) của Hoa Kỳ đã đến Việt Nam nghiên cứu thăm dò thị trường tìm kiếm cơ hội kinh doanh…

Khi Luật đầu tư nước ngoài của ViệtNam có hiệu lực vào năm 1988, nhiều TNC hàng đầu của Hoa Kỳ như Ford Motor, Chrysler, IBM, General, Electric, Mobil, Boring... đã cử đại diện tới Việt Nam để nghiên cứu, thăm dò thị trường, kết nối và tìm kiếm cơ hội làm ăn chuẩn bị bán hàng hoá và hợp tác đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ và thiết lập cơ sở. Đây là những hoạt động quan trọng đón đầu thời cơ khi Chính phủ Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận, “trong năm đó (1988) người ta nhận thấy có một dự án đầu tiên của Hoa Kỳ thực hiện đầu tư ở Việt Nam. Đó là dự án đầu tư của công ty Thái Bình Dương Glass Enamed J.V, với số vốn là 280 nghìn USD. Năm 1989, các công ty Hoa Kỳ lại có thêm hai dự án đầu tư ở Việt Nam với số vốn nhiều gấp 6 lần dự án đầu tiên” [125, tr.69]. Từ năm 1988 đến trước khi Hoa Kỳ bỏ Lệnh cấm vận, “thời gian 5 năm số dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam chỉ có 7 dự án với tổng số vốn đăng ký là 3,8 triệu USD” [125, tr. 70]. Con số ít ỏi này phần nào phản ánh mối quan hệ băng giá của hai quốc gia đang có xu hướng được cải thiện.

Năm 1991, khi Chính phủ Hoa Kỳ nới lỏng chính sách cấm vận, các công ty Hoa Kỳ đã được phép tổ chức các phái đoàn sang làm việc tại Việt Nam. Cuối năm 1993, cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Hoa Kỳ đã thông qua cơ chế kiểm soát cấp phép cho từng trường hợp và đã cấp giấy phép cho 160 công ty Hoa Kỳ được vào hoạt động tại Việt Nam. Đến cuối năm 1994, đã có 60 văn phòng đại diện của các công ty Hoa Kỳ hoạt động tại Việt Nam.

Khi chính sách cấm vận kinh tế chống Việt Nam được bãi bỏ hoàn toàn, ngay trong năm 1994, số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã tăng vọt lên 120,31 triệu USD với 12 dự án, đưa nước này lên vị trí thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Năm 1995, đã tạo ra một bước đột biến mới với 19 dự án đầu tư của Hoa Kỳ với tổng số vốn đầu tư là 197,871 triệu USD. Năm 1995 là năm đạt mức đầu tư cao kỷ lục cả về số lượng dự án lẫn vốn đầu tư và quy mô dự án, chiếm tới

33,65% tổng số vốn đầu tư, 20,88% số dự án đầu tư của Hoa Kỳ từ năm 1988 đến nay. Về quy mô dự án, chỉ tiêu này năm 1995 đạt bình quân 20,94 triệu USD/dự án, mức cao nhất và cao hơn nhiều so với quy mô dự án bình quân của cả giai đoạn (12,99 triệu USD) [xem bảng 4].

Tính đến tháng 4 năm 1996, Hoa Kỳ đã có tổng cộng 60 % dự án được cấp giấy phép đầu tư vào Việt Nam. Với quy mô và tốc độ đầu tư khá lớn vào Việt Nam, chỉ hai năm sau khi Lệnh cấm vận được bãi bỏ, Hoa Kỳ đã vượt lên thứ 6 trong danh sách 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Vị trí này của Hoa Kỳ tiếp tục được duy trì trong năm 1997, mặc dù cả số dự án lẫn tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm mạnh (trong năm chỉ có thêm 12 dự án với tổng số vốn 98,544 triệu USD). Sau hai năm theo xu hướng giảm sút, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, năm 1998, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tạo được bước tăng đột biến với số vốn đầu tư tăng hơn 3 lần so với năm trước, đạt 306,955 triệu USD với 15 dự án. Mặc dù vốn đầu tư tăng, song thứ hạng của Hoa Kỳ đã tụt xuống vị trí thứ 8 trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam [xem bảng 4].

Năm 1999 là năm khó khăn nhất trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng chung đó. Tuy vậy, số dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam giảm không đáng kể so với năm trước, đạt 96,352 triệu USD. Nếu như năm 1995 được ghi nhận là năm đạt mức cao kỷ lục về tổng vốn đầu tư, số dự án và quy mô dự án thì năm 1999 đánh dấu mức thấp nhất về tổng vốn đầu tư và quy mô dự án FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Quy mô trung bình một dự án chỉ bằng 53% mức trung bình của cả giai đoạn và chỉ bằng 1/3 so với mức tương ứng của năm 1995 [xem bảng 4]. Sự giảm sút này đã đẩy Hoa Kỳ xuống vị trí cuối cùng trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong năm 1999.

Đến năm 2000, đã có 400 công ty có mặt tại thị trường Việt Nam, trong đó hầu hết các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ như: Microsoft, IBM, Hewlett - Parkard, APC, Oracle... trong lĩnh vực tin học; Boeing trong ngành công nghiệp hàng không, Chrysler, Ford trong ngành sản xuất xe hơi, P&G trong công nghiệp hoá chất, Coca Cola và Pespi Cola trong ngành sản xuất nước giải khát; American Home trong ngành

sản xuất vật liệu xây dựng; CONOCO trong lĩnh vực dầu khí; Caterpilllar trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng.

Tính đến tháng 6 năm 2000, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có 91 dự án đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư là 1.182,236 triệu USD. (Xem bảng 3)

Bảng 4: Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (1994 – 2000) Năm Số dự án Tổng số vốn đầu tư

(triệu USD) Tỷ trọng Quy mô dự án (triệu USD) 1994 12 120,310 10,18 10,03 1995 19 397,871 33,65 20,94 1996 16 159,722 13,51 9,98 1997 12 98,544 8,34 8,21 1998 15 306,955 25,96 20,46 1999 14 96,352 8,15 6,88 6/2000 1 1 Tổng cộng 91 1.182,236 12,99

Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư [190]

Về địa bàn đầu tư : Nhìn chung, vốn đầu tư của Hoa Kỳ chỉ tập trung chủ yếu ở một số địa bàn thuận lợi nhất. Đây là tình hình chung của thực tế đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm 29,7 % tổng số vốn FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Chỉ hai địa bàn thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chiếm già nửa (60,92%) tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Còn nếu tính thêm cả Hà Nội (nơi thu hút FDI của Hoa Kỳ lớn thứ 3) thì ba địa phương này chiếm 2/3 tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Về đầu tư theo lĩnh vực kinh tế:Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp. Tỷ trọng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào ngành công nghiệp cao hơn nhiều so với chỉ số tương ứng của tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 58,83% so với 38,78%. Tuy với tỷ trọng nhỏ nhưng nông, lâm nghiệp cũng là những lĩnh vực được các nhà đầu tư Hoa Kỳ chú ý hơn so với các nhà đầu tư khác. Trong khi đó đầu tư của Hoa Kỳ vào các ngành giao thông vận tải, bưu điện và dầu khí còn dừng lại ở mức khá khiêm tốn. (Xem bảng 4).

Bảng 5: Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam theo ngành kinh tế (tính đến tháng 6 năm 2000) STT Lĩnh vực Số dự án Tỷ trọng (%) (triệu USD) Số vốn Tỷ trọng (%) 1 Công nghiệp nặng 8 8,79 359,017 30,37 2 Công nghiệp nhẹ 24 26,37 336,421 28,46 3 VH - Y tế -Giáo dục - Tin học 18 19,78 116,215 9,83 4 Du lịch - khách sạn 4 4,40 102,791 8,69 5 Xây dựng 7 7,99 87,259 7,38

6 Nông lâm nghiệp 10 4,40 78,664 6,65

7 GTVT - bưu điện 4 7,69 40,350 3,41

8 Dịch vụ 10 10,99 37,503 3,17

9 Dầu khí 4 4,40 19,200 1,62

10 Thuỷ sản 2 2,20 4,816 0,41

Tổng cộng 91 100,0 1.182,236 100,0

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [190]

Về hình thức đầu tư: Vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân phối khá đồng đều cho cho hai hình thức liên doanh và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong khi hình thức hợp đồng kinh doanh chỉ chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,3%), đây là nét rất đặc trưng của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Nếu trong tổng FDI nước ngoaì vào Việt Nam, có sự mất cân đối giữa tỷ trọng của liên doanh (chiếm 70%) và hình thức 100% vốn nước ngoài (chỉ chiếm 20%), thì trong cơ cấu vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, hai chỉ số này đã xích lại gần nhau.

Thực tế trong giai đoạn trước năm 2000, khi tham gia liên doanh, phía Việt Nam tỏ ra yếu cả về vốn đóng góp lẫn năng lực quản lý của cán bộ. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn độc lập hơn khi họ ngày càng hiểu biết hơn về pháp luật, chính sách, cách thức hoạt động kinh doanh ở môi trường Việt Nam. Do vậy, hình thức xí nghiệp 100% vốn nước ngoài đang thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó đặc biệt là các nhà đầu tư Mỹ.

(Xem bảng 5).

Bảng 6: Cơ cấu loại hình đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (trước năm 2000)

STT Lĩnh vực Số dự án Tỷ trọng (%) Số vốn (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 100% vốn liên doanh 50 54,9 586,583 49,6 2 Liên doanh 35 38,5 529,444 50,1 3 Hợp đồng kinh doanh 6 6,6 3,209 0,3 Tổng cộng 91 100,0 1.182,236 100,0

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [190]

2.2. Sự phát triển của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 - 2012 2.2.1. Quan hệ thương mại

Quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam nói chung, quan hệ thương mại nói riêng, là mối quan hệ giữa hai chủ thể có sự chênh lệch rất lớn về quy mô và trình độ phát triển. Vào thời điểm BTA bắt đầu có hiệu lực, chúng ta có thể so sánh một vài chỉ số kinh tế quan trọng của hai quốc gia như sau:

Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất thế giới, số liệu của năm 2003 cho thấy,dân số có khoảng 290 triệu, GDP: 11.000 tỷ USD, giá trị xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 2.000 tỷ USD, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 123,5 tỷ USD và trong khoảng 25 năm qua Hoa Kỳ luôn nhập siêu mỗi năm hàng trăm tỷ USD [121, tr. 1].

Trong khi đó, phía chủ thể Việt Nam, dân số khoảng 80 triệu (2003), GDP khoảng 40 tỷ USD, tổng xuất nhập khẩu hàng hoá gần 50 tỷ USD, đầu tư ra nước ngoài không đáng kể (đến hết năm 2003, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài là 215,718 triệu USD) [121, tr. 2].

80 triệu

Năm 2003 Năm 2003

Biểu 1: Tổng GDP năm 2003 Biểu 2: Dân số năm 2003 của Hoa Kỳ và Việt Nam. của Hoa Kỳ và Việt Nam.

(Nguồn: [121, tr. 2])

Như vậy, về GDP Việt Nam chỉ bằng khoảng 0,35% của Hoa Kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam bằng 2,5% của Hoa Kỳ, dân số bằng khoảng 30% dân số Hoa Kỳ. Về diện tích tự nhiên, Hoa Kỳ chiếm 9.373.000 km2 thì Việt Nam chỉ chiếm 329.560 km2 - chỉ xấp xỉ bằng 1/30 diện tích của Hoa Kỳ hoặc xấp xỉ bằng tiểu bang New Mexico [92, tr. 5]. Qua vài số liệu trên cho thấy, bất cứ lĩnh vực nào Hoa Kỳ cũng vượt trội hơn Việt Nam rất nhiều lần.

Về trao đổi thương mại, Hoa Kỳ là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam là bạn hàng đứng thứ 52 của Hoa Kỳ. So sánh về quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Hoa Kỳ có thể thấy: năm 2002, Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ 2.394,745 triệu USD. Tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ với thế giới là 1.200 tỷ USD, như vậy xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 0,2 % tổng nhập khẩu của Hoa Kỳ với thế giới. Năm 2003, Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ 4,554,860 tỷ USD cũng chỉ chiếm khoảng 0,3% thị phần nhập khẩu của Hoa Kỳ. Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2002 là 580,155 triệu USD chiếm 0,08 tổng giá trị xuất khẩu của Hoa

VN HK 29 0 triệu Quốc gia Dân số ( Triệu ) Quốc gia VN 11.000 tỷ 5 0 tỷ HK GDP( USD)

Kỳ, năm 2003 con số này là 1.324,440 triệu USD, cũng chỉ chiếm khoảng 0,15%. Có thể cho rằng, tỷ trọng của Việt Nam trong cán cân thương mại của Hoa Kỳ là rất thấp.

Những con số trên đây cho thấy quy mô nền kinh tế Hoa Kỳ và Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn, quan hệ xuất, nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là tác động của nền kinh tế Việt Nam đến nền kinh tế Hoa Kỳ là rất thấp, nếu không nói là không đáng kể, ngược lại tác động của nền kinh tế Hoa Kỳ đến Việt Nam là rất lớn. Với tốc độ trao đổi hàng hoá giữa hai nước tăng lên hết sức nhanh chóng trong mấy năm qua, nhất là từ sau khi có BTA, làm tăng khả năng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại song phương. Điều đó phù hợp với chính sách mở rộng quan hệ kinh tế của Việt Nam, góp phần tích cực cho tiến trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Để hiểu rõ hơn nội dung và tiến trình của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam chúng ta có thể đi sâu tìm hiểu trên một vài lĩnh vực quan hệ chủ yếu (thương mại, đầu tư ).

Năm 2000 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ và Việt Nam: đối với Hoa Kỳ, đây là năm bầu cử Tổng thống dẫn đến chuyển giao quyền lực giữa đảng Dân chủ sang đảng Cộng hòa; đối với Việt Nam, đây là năm cuối thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, năm bản lề chuẩn bị Đại hội X của Đảng (2001).

Trong phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian, đề tài khảo sát, đánh giá quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2012, bởi lẽ, đây là năm ký kết Hiệp định BTA, tạo một bước ngoặt quan trọng trong quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam. Năm 2000, Hiệp định BTA chưa có hiệu lực nên chưa tác động trực tiếp đến tiến trình quan hệ kinh tế, nhưng về mặt chính sách, sự tác động này rất to lớn và có ý nghĩa quyết định với bước phát triển về chất của quan hệ kinh tế song phương. Trong năm này, trị giá trao đổi thương mại Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt 1.190 triệu USD. Tuy nhiên, khi khảo sát tiến trình quan hệ, đề tài bắt đầu khảo sát từ năm 2001, vì năm này BTA mới có hiệu lực trên thực tế. Do đó, quan hệ thương mại giữa hai nước có bước chuyển biến, liên tục phát triển, chúng tôi có thể chia thành 2 giai đoạn nhỏ như sau:

2.2.1.1. Giai đoạn khi BTA có hiệu lực đến khi Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (2001 - 2006)

BTA được ký kết năm 2000, nhưng đến cuối năm 2001 mới có hiệu lực thực thi. Năm 2006 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam, vì năm này phía Việt Nam gia nhập WTO, đồng thời phía Hoa Kỳ trao cho Việt Nam Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR).

a. Quá trình phát triển

Trao đổi thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam năm 2001: Năm 2001 là năm đầu tiên BTA có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam năm 2001 là 1.065,3 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đạt 410 triệu USD năm 2001 [xem bảng 7, 8]. Như vậy, tổng trị giá trao đổi thương mại hai chiều Hoa Kỳ - Việt Nam năm này đạt 1.475,3 triệu USD. Nếu so sánh con số này với năm 2000 là 1.190 triệu USD thì tổng trị giá có tăng nhưng không đáng kể vì BTA chưa tác động trên thực tế do Hiệp định này chỉ có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2001).

Từ khi hai nước ký BTA (2000) đến hết năm 2001, vấn đề nổi lên xung quanh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ lịch sử tiến trình quan hệ kinh tế hoa kỳ việt nam giai đoạn 2015 (Trang 67)