Tài liệu Diễn đàn Logistics và dịch vụ cảng biển tại Vũng Tàu (30/03/2011)

Một phần của tài liệu Đề xuất kế hoạch hành động logistics (Trang 53)

+ Quy mô thị trường dịch vụ logistics nhỏ (khoảng 2-4% GDP) nhưng tốc độ tăng trưởng cao (20-25% năm). Kim ngạch xuất nhập khẩu và ngành bán lẻ (đây cũng là ngành tiềm năng) có mức tăng trưởng khá cao. Khối lượng hàng hóa qua cảng biển dự kiến tăng như sau: năm 2015 dự kiến 500 - 600 triệu tấn, năm 2020 dự kiến 900 – 1.100 triệu tấn, năm 2030 dự kiến 1.600 – 2.100 triệu tấn)

+ Có nhiều hội nghị, hội thảo thế giới về logistics đã được

tổ chức ở Việt Nam trong thời gian gần đây, không chỉ mang cái tên Việt Nam đến với thị trường logistics thế giới, mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè quốc tế.

+ Nhà nước đã có quy hoạch và trên thực tế bằng nhiều

nguồn vốn đang và sẽ đầu tư phát triển khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, Sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Hà Khẩu - Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt xuyên Á… Các thể chế tiếp tục được củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu khu vực và thế giới.

4) Thách thức

+ Trước mắt, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải yếu kém,

không đồng bộ đặc biệt chưa tạo ra hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn. Hệ thống CNTT thiếu và chưa hiệu quả. Nguồn nhân lực logistics được đào tạo bài bản và còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt thiếu các chuyên viên logistics giỏi có năng lực ứng dụng và triển khai tại các doanh nghiệp.

+ Thể chế, chính sách Nhà nước với ngành logistics chưa rõ ràng, không đồng bộ, bất cập, chưa tạo điều kiện hỗ trợ ngành logistics non trẻ phát triển. Chi phí kinh doanh “không chính thức” cao.

Một phần của tài liệu Đề xuất kế hoạch hành động logistics (Trang 53)