Mạng lưới công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Đề xuất kế hoạch hành động logistics (Trang 41)

Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong xã hội đang lan truyền với tốc độ chóng mặt cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với khoảng 30% dân số Việt Nam sử dụng Internet, mật độ điện thoại đạt 180,7 máy/100 dân

cho cả di động và cố định10. Ngày nay không một ngành nào, hay lĩnh vực nào phát triển mà không dựa vào sự hỗ trợ của CNTT. Hạ tầng CNTT trở thành động lực thúc đẩy toàn diện các lĩnh vực Kinh tế - Xã hội, là hạ tầng cơ sở mới cho công cuộc hiện đại hóa đất nước, nâng cao vị thế Việt nam trong công cuộc hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, CNTT cũng chỉ mới được đánh giá cao và chú trọng đầu tư trong những năm gần đây. Mặc dù, hạ tầng CNTT Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, với công nghệ mạng băng rộng đang có nhiều thay đổi và cải tiến mạnh mẽ, mạng viễn thông di động (3G) và mạng lưới cáp quang, cáp đồng, điện thoại đã được phủ sóng khắp mọi miền đất nước, vươn tới cả các vùng ngoại thành, vùng núi, hải đảo... nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều yếu kém, không đồng bộ, thiếu kết nối mạng hoặc kết nối không thông suốt.

Trước hết là cơ sở hạ tầng đường truyền cố định chưa đáng tin cậy và diện phủ sóng còn kém. Ở nước ta còn thiếu các hệ thống chuẩn mực cho hệ thống CNTT, nên các doanh nghiệp nhỏ khi lên mạng còn gặp rất nhiều khó khăn về độ an toàn, bảo mật, quản lý hàng hóa và giao nhận… Tình trạng nghẽn mạng thông tin thường xuyên xảy ra, tốc độ truyền dữ liệu chậm và không ổn định hạn chế sự phát triển của nhiều dịch vụ truyền thông đa phương tiện.

Mặc dù tại các khu vực nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa... CNTT đã được phát triển song hoạt động không mấy hiệu quả. Nội dung, thông tin thiết thực cho người dân ở khu vực nông thôn, miền núi chưa nhiều, do đó, nhu cầu sử dụng Internet, viễn thông tại các vùng sâu, vùng xa chưa cao. Trong khi đó, chi phí đầu tư và duy trì mạng lưới của các doanh nghiệp

10 http://www.baomoi.com/Home/CNTT/sggp.org.vn/Viet-Nam-Mat-do-dien-thoai-dat-1807-may100-dan/4857299.epi may100-dan/4857299.epi

viễn thông hiện rất lớn. Vì thế, không có gì lạ khi việc đầu tư xây dựng mạng lưới hạ tầng CNTT khu vực nông thôn còn chậm. Điều này cũng dẫn đến mạng lưới hạ tầng CNTT quốc gia chưa được đồng bộ.

Cũng vì việc nhận thức và sự quan tâm đến ứng dụng, phát triển CNTT chưa đồng đều giữa các Bộ ban ngành với nhau và với doanh nghiệp, còn nhiều yếu tố tự phát, vai trò hỗ trợ dẫn dắt của Nhà nước còn hạn chế nên trong các quy hoạch xây dựng đô thị chưa có quy hoạch về các công trình viễn thông thụ động như điểm phục vụ công cộng, nhà, trạm, cột ăng ten, cống bể cáp ngầm… Do đó, khi tiến hành xây dựng hạ tầng CNTT, chúng ta vẫn chưa tận dụng được cơ sở hạ tầng dùng chung liên ngành với các công trình công cộng, điện lực, cấp thoát nước, giao thông…

Việc ngầm hóa các mạng cáp thông tin, cáp truyền hình tại các khu đô thị còn gặp nhiều khó khăn do chưa phát triển công trình ngầm. Nếu đã có công trình ngầm thì việc sử dụng chung giữa các ngành còn nhiều hạn chế, giữa các nhà quản lý hạ tầng CNTT với các nhà cung cấp dịch vụ còn chưa thống nhất phối hợp. Việc không thể sử dụng chung hạ tầng CNTT của các doanh nghiệp dẫn tới việc khai thác hạ tầng CNTT sẵn có ngày càng thiếu hiệu quả.

Một thực tế hiện nay ở nhiều địa phương là sau khi đầu tư hạ tầng CNTT, mới tính toán cho việc khai thác các thiết bị, phần mềm. Đã thế, một số các đơn vị thi công hệ thống hạ tầng CNTT lại không am hiểu về CNTT từ giai đoạn thiết kế cho đến giai đoạn thi công chẳng hạn như hệ thống thiết kế so với thực tế thì bị dư thừa, hệ thống cáp và thiết bị cho hệ thống cáp không đạt tiêu chuẩn, đấu nối không đúng kỹ thuật, lực lượng kỹ thuật thi công không được đào tạo chuyên môn bài bản... Dẫn đến hệ thống CNTT sau khi hoàn thiện không những bị lãng phí, hoạt động kém hiệu quả mà còn gây ra

sự gián đoạn trong quá trình làm việc và không thể phát triển trong giai đoạn nâng cấp ứng dụng.

Còn đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam, hạ tầng CNTT thực sự là một yếu điểm lớn. Mặc dù, nhiều doanh nghiệp logisitics nước ta đã có ý thức về vai trò của CNTT trong hoạt động logistics nhưng vẫn chưa đủ sâu. Hệ thống CNTT của ta chưa thể đáp ứng thực tế, việc ứng dụng còn chậm chạp, thô sơ và kém xa so với các công ty logisitics nước ngoài.

Các công ty logistics nước ngoài như DHL, Logitem... có thế mạnh là một hệ thống quản trị thông tin toàn cầu, khi thâm nhập vào một thị trường mới, chỉ cần cập nhật thêm thông tin. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp của ta lại không quen với việc điều hành máy tính, một số doanh nghiệp còn cho rằng CNTT chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, còn doanh nghiệp nhỏ có thể điều hành, giao dịch thủ công, mặc dù có một thực tế là nhiều doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng đáp ứng việc đầu tư. Nguyên nhân một phần xuất phát từ năng lực, trình độ và tầm nhìn của nhà quản lý nhưng chủ yếu là do tâm lý ngại rủi ro của doanh nghiệp Việt. Bởi đầu tư cho CNTT không phải là chuyện ngày một ngày hai mà nó là quá trình và đòi hỏi vốn khá lớn. Đối với các doanh nghiệp biết coi trọng phát triển CNTT lại chỉ coi trọng đầu tư phần cứng, máy chủ mà không coi trọng xây dựng kết nối mạng để chia sẻ dữ liệu và thông tin ngay từ ban đầu. Chẳng hạn ngay một việc căn bản nhất là xây dựng website thì phần lớn website của doanh nghiệp Việt Nam chỉ đơn thuần giới thiệu về mình, về dịch vụ của mình nhưng thiếu hẳn các tiện ích mà khách hàng cần như công cụ track and trace (theo dõi đơn hàng), lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…

Như vậy, muốn phát triển hạ tầng CNTT ở Việt Nam, việc đầu tiên cần làm chính là nâng cao nhận thức về CNTT của cả Nhà nước và doanh nghiệp.

Tóm lại: Trong những năm qua, một phần lớn ngân sách (khoảng 9- 10% GDP/năm) và nguồn vốn ODA đã được giành để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa và dịch vụ logistics phát triển. Có thể nói rằng đây là một mức đầu tư cao so với chuẩn quốc tế11.

Bảng 3: Đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam (2000 – 2006)

2000 2006

GDP (tỷ USD) 31.2 61.0

Đầu tư CSHT (tỷ USD) 2.6 6.5

Đầu tư công cho CSHT (tỷ USD) 2.4 4.8

Đầu tư CSHT trên GDP (%) 8% 11%

Đầu tư công cho CSHT trên tổng đầu

tư CSHT (%) 94% 74%

Nguồn: Thách thức về CSHT ở Việt Nam, Chương trình kinh tế Fulbright, 2008

Mặc dù mức độ đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng Việt Nam là rất lớn song hiệu quả đầu tư còn thấp và kém dần, năng lực hạ tầng vẫn còn thiếu, chất lượng hạ tầng vẫn còn yếu kém, lạc hậu. Điều này đã làm cho chi phí của dịch vụ logistics cao lên, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ logistics ở Việt Nam.

2) Hệ thống pháp luật

Việt nam, là một đất nước có hệ thống chính trị ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới, là một nước chỉ có duy nhất một Đảng Chính trị lãnh đạo, tình trạng khủng không có. Đây quả thực là một môi trường lý tưởng để hoạt động logistics phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc cơ bản là có một cơ quan chuyên nghiệp đảm trách việc phát triển logistics nước ta vẫn chưa được thực hiện. Hiện nay, Bộ Giao Thông và Bộ Công Thương là những cơ quan

Một phần của tài liệu Đề xuất kế hoạch hành động logistics (Trang 41)