Hình tượng ngưòi lao động, người quản usản xuất

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và Chim Bói Cá của Bùi Ngọc Tấn (Trang 35)

2.2.2.1. Loại nhân vật trực tiếp đảnh bắt cá

Mặc dù trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá không có nhân vật chính, chỉ có loại nhân vật trực tiếp lao động hoặc gián tiếp lao động trên các phòng ban của xí nghiệp; chỉ có những nhân vật quản lí những con chim bói cá khi họ ra khơi và điều hành trực tiếp khi họ về bờ. Không có nhân vật trung tâm. Nhưng, có thể thấy, Bùi Ngọc Tấn đã rất ưu ái, sự ưu ái kín đáo trong mỗi trang văn của mình khi đế các thuyền trưởng, thuyền viên xuất hiện. Nhà văn nói nhiều về họ. Có vẻ như tác giả đã quá hiểu họ, cho nên sự hiện diện của

họ trong tiểu thuyết là từ đầu cho đến hết tác phẩm, họ luôn có mặt để gián tiếp nói hộ cảm xúc, suy nghĩ về thời cuộc của nhà văn.

Thứ nhất, là hình ảnh của những thuyền trưởng, thuyền viên, họ đi vào trang viết của Bùi Ngọc Tấn rất tự nhiên, từ tính cách đến tác phong trong công việc khoẻ khoắn, ồn ào, thẳng thắn. Tính cách của nhũng người lao động trên biển cả. Cách cập cầu của thuyền trưởng Chơn được khắc hoạ, miêu tả khá chi tiết, nhà văn như đứng bên ngoài để quan sát, ngắm và thuật lại một cách hóm hỉnh cho độc giả thấy được một trong những việc không thế thiếu của mỗi chuyến biển là cách cập bến. Cách đưa tàu trở về của Chơn rất ồn ào, náo nhiệt, nó như một cơn gió lớn thổi vào bờ, xua

đi sự lặng lẽ, u tịch của

khối cơ quan trong xí nghiệp:“... Bao giờ Chơn cũng vang những mệnh lệnh cập cầu qua micơrô, náo động cầu cảng, náo động cả một khúc sông và những xí nghiệp bạn liền bên:

- Lên nữa! Lên nữa!

- Quay lái ra để tàu lai kèm đổi mạn! - Quăng dây! Quăng dây!

- Tàu lai! Tàu lai! Đe nghị tàu lai áp mạn! Đe nghị tàu lai áp mạn! ... Những mệnh lệnh mỗi lúc một gắt gỏng, cau có: - Vứt dây!

- Buộc lên bích trên! Buộc lên bích trên! - Đứng ra! Gãy chân bây giò’!...” [38, tr.7].

Người đọc không thấy sự mệt mỏi của cả con tàu sau một thời gian dài lênh đênh trên biển lớn bởi cách cập cầu của Chon đã xoá đi tất cả. Sự ồn ào đó phần nào đã chứng minh rằng những thuyền viên khi đối mặt với công việc, cho dù có khó khăn, thiếu thốn mọi bề, thậm chí là cả hiếm nguy nhưng họ vẫn luôn lạc quan. Đằng sau những mệnh lệnh, những gắt gỏng càu nhàu khi cặp bến của thuyền trưởng Chon sẽ là “một giọng đơn ca nữ trong trẻo vút

cao trên nền đệm của dàn nhạc dây: Đi mô cũng nhớ về Hà Tịnh. Nhở núi Hồng Lịnh,

nhớ dòng sông La nhớ bien rộng quê ta ớ ơ...” [38, tr.7]. Giọng hát trong trẻo đó đã làm

biến mất mọi nhọc nhằn.

Bùi Ngọc Tấn, sau một thời gian dài ông tạm thời dừng bút viết bởi những lí do không may mắn đã từng là nhân viên của một Quốc doanh đánh cá Hạ Long. Cho nên, thực tế những năm tháng làm việc ở nơi đây đã cho ông thấy rất rõ quá trình lao động sản xuất của một bộ phận công nhân thuộc lĩnh vực khai thác, đánh bắt thuỷ sản. Nhìn chung phương tiện, công cụ sản xuất của họ còn thô sơ, mới bắt đầu có dấu hiệu của quy trình đánh bắt mang tính hiện đại.

Những người lao động trên biến có mặt trong tiểu thuyết khá dày và được nhà văn miêu tả rất chi tiết, từ tính tình đến nếp sinh hoạt và quá trình lao động của họ khi ra khơi. Thời gian của mỗi chuyến biển là rất dài, họ phải khai thác cá tôm xa bờ, ra đến tận Vịnh Bắc Bộ, thậm chí những lúc thời tiết không thuận, họ phải tránh bão sang tận vùng biển của nước bạn như: Sinhgapo, Thái Lan... Mỗi chuyến biến, những thuyền viên phải xa gia đình, người thân, xa âm thanh của cuộc sống ồn ào, náo nhiệt trên đất liền từ hai mươi ngày đến một tháng, có những lúc phải lâu hơn. Họ phải chuấn bị cho mình tâm lí, chuấn bị cho những ham muốn rất đời thường tạm thời dằn lòng mình lại, tất cả dành cho sản xuất.

phải đi bộ ra ga, rồi lên tàu, rồi đi xích lô mới đến được xí nghiệp để rồi xuống con tàu thân quen để ra khơi. Hành trình đi biển của những thuỷ thủ đã vất vả ngay khi họ còn đang ở trên bờ.

Vì đánh bắt xa bờ, nên họ phải chuẩn bị rất cẩn thận, chu đáo, chi tiết cho mỗi chuyến biển. Bùi Ngọc Tấn đã có lúc cũng đi biển, nên nhà văn đã miêu tả sinh động như trình chiếu một bộ phim ngắn ngồn ngộn chi tiết về nghề đi biển và công việc của những người đi biển là như thế nào.

Nep sinh hoạt hàng ngày của họ khi ra đại dương bao la cũng là một sự thiệt thòi lớn rồi “phòng ăn cũng là bếp. Chật chội, trần thấp” [38, tr.21]. “phòng thuyền trưởng rộng nhất, tuy vậy cũng vẫn là rất hẹp. Một chiếc giường ghép vào vách ca bin, cao lưng lửng, thành giường nhô cao để khi ngủ, khi nằm, sóng xô có bị lăn cũng không rơi xuống sàn” [38, tr.21 ]. Đế lo cho bữa ăn của mỗi thuyền viên trong những chuyến đi biển dài ngày, người cấp dưỡng trên tàu phải là chỗ dựa vững chãi, đảm bảo sức khoẻ tốt cho cả tàu. “Xe xích lô chở rau tới. Rau được đưa xuống hầm đá. Thịt cũng được đưa xuống đó... Hầm sâu và rộng... Bác Nhớn cấp dưỡng khệ nệ xách xuống tàu một can chiu tương, một bọc chanh ớt, tỏi to đùng...” [38, tr.37].

Đấy, lương thực, thực phẩm của những “con chim bói cá” khi ra ngư trường là vậy, tất cả sẽ không còn tươi, còn nguyên chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, có những chuyến biến, cả tàu phải lâm vào tình cảnh dở khóc, dở cười vì thực phẩm mang theo, bác cấp dưỡng đã tính toán chi li, chính xác ngày giờ tàu ra khơi và ngày giờ tàu cập cảng đế chuấn bị chu đáo, đầy đủ lượng lương thực mang theo. Nhung vì rất nhiều lí do: “Ke hoạch chỉ chuyển tải một chuyến, nghĩa là hai tháng, mà ba tháng cũng chưa được về. Còn phải ở lại ngư trường, còn phải bám biển đế góp phần hoàn thành kế hoạch năm. về là mất hơn trăm tấn cá ngay. Dù máy có chạy quá thời hạn cả trăm giờ. Dù rau tươi hết từ đời nảo đời nào. Dù có người lở loét hết cả hàm ếch...” [38, tr.85].

Tấn vẽ lại cho độc giả rất chi tiết cận cảnh như những trang tiểu thuyết đậm chất phóng sự. Tất cả rất thật, vì chính nhà văn cũng có lúc được cùng các anh em thuyền viên ra khơi, cho nên ông rất hiểu họ. Ngoài sinh hoạt thiếu thốn, vất vả, chật hẹp vì nắng, gió, bão, nhà văn còn cho ta thấy được ngày ấy - những năm đầu của đổi mới - những người lao động trên biển đã làm việc với những phương tiện sản xuất như thế nào.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và Chim Bói Cá của Bùi Ngọc Tấn (Trang 35)