phải có rất nhiều các yếu tố tạo nên nó. Một trong những chất liệu quan trọng không thể thiếu để làm nên tính toàn vẹn của tác phẩm văn chương chính là nhân vật văn học.
Nhân vật văn học (Persona) là một khái niệm đã được rất nhiều các nhà nghiên cứu đưa ra định nghĩa theo nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, dù dưới góc nhìn nào thì các nhà nghiên cứu đều có chung điểm nhìn về nhân vật văn học, đó là sự khẳng định vị trí, vai trò của nhân vật văn học trong mỗi một tác phấm nghệ thuật. Những nhà phê bình, nghiên cứu cho rằng nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phẩm văn học, là phương tiện để nhà văn giãi bày, phản ánh, soi chiếu hiện thực đời sống vào trong từng trang viết thông qua việc tạo dựng nên những nhân vật văn học.
Các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đều tập trung làm sáng tỏ tầm quan trọng của nhân vật văn học đối với một tác phẩm văn chương: Nhân vật văn học có thế là những con người cụ thể có tên, hay là những nhân vật không tên, có thể là những con vật trong truyện thần thoại hay cổ tích... cũng có khi nhân vật văn học được sử dụng một cách ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm... Nhưng nhân vật văn học chủ yếu vẫn là con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như trong tác phẩm tự sự, kịch. Có khi chỉ có cảm xúc, nỗi niềm như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Dù thể hiện ở hình thức nào đi nữa, thì nhân vật văn học chủ yếu vẫn chỉ là hình tượng con người được đưa vào tác phẩm bằng hình thức hư cấu: “Nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phấm văn học” [16, tr. 162].
Nhân vật văn học chính là sản phấm tinh thần của mỗi nhà nghệ sĩ. Nhà văn khi xây dựng nhân vật văn học đã gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình về con người, về đời sống, về xã hội. Cho nên, nhân vật văn học chính là nơi để tác giả giãi bày tâm tư của mình, chính vì vậy một tác phấm văn học không bao giờ vắng bóng nhân vật. Tuy nhiên, nhân vật văn học chỉ là phương tiện để nhà văn bày tỏ cảm xúc của mình và là cầu nối để tác giả đến với độc giả chứ nhân vật văn học không phải là bản chất, là chính con người nhà văn; “Nó là một hiện tượng, một đơn vị nghệ thuật được sáng tạo theo những ước lệ văn học. Ngay cả khi nhà văn xây dựng nhân vật dựa khá sát vào
nguyên mẫu, thậm chí giữ lại cả danh tính của nguyên mẫu thì ta cũng không thể đồng nhất hai hiện tượng đó với nhau” [36].
Trong quan niệm truyền thống, nhân vật văn học có vị trí thiết yếu đảm bảo cho việc miêu tả thế giới của văn học mang tính hình tượng và có chiều sâu. “Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của đời sống con người, thể hiện những hiểu biết, những ước ao và kỳ vọng về con người” [25]. Như vậy, có thể hiểu nhân vật văn học có chức năng miêu tả và khái quát, các loại tính cách xã hội, đồng thời thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới con người, tạo nên mối liên kết giữa các sự kiện trong tác phấm. Cho nên, nhân vật văn học chính là một hình thức khái quát đời sống. Thông qua mỗi nhân vật, độc giả sẽ thấy được nội dung của đời sống và nội dung tư tưởng thể hiện trong tác phẩm.
Khi nhận định, đánh giá về vị trí của nhân vật trong tác phấm, các nhà phê bình, nghiên cứu, các nhà văn đều tựu trung làm sáng tỏ vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và với mỗi thể loại văn học nói riêng. “Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn sống bằng nhân vật. Ở một góc độ nào đó mà xét thì nhân vật sáng tạo nên cốt truyện, cốt truyện chính là sự phát triển của tính cách...”.(41, tr 232). Trong mỗi một tác phẩm văn chương, nhân vật thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau rất phong phú và đa dạng.
Từ những nhận định về nhân vật, có thể thấy rất rõ trong các sáng tác của Bùi Ngọc Tấn nói chung và Biển và chim bói cá nói riêng, sự xuất hiện của các nhân vật rất phong phú, đa dạng nhiều tính cách khác nhau. Ở mỗi nhân vật lại ấn chứa một nụ cười hoặc một giọt nước mắt của nhà văn với cuộc đời.