Sự phong phú đa dạng trong hệ thống nhân vật 1 Không có nhân vật chính, có các loại nhân vật

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và Chim Bói Cá của Bùi Ngọc Tấn (Trang 32)

2.2.1. Không có nhân vật chính, có các loại nhân vật

Bước vào thế giới nhân vật trong tiếu thuyết Biến và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, người đọc sẽ thấy nhà văn tạo dựng nhân vật của mình như một sợi xích. Các nhân vật cứ lần lượt hiện ra trong tác phẩm tự nhiên, kết nối với nhau rất liên

hoàn và cứ từ nhân vật này lại tràn sang nhân vật khác. Có khi, đến một chặng nào đó trong tiểu thuyết, nhân vật này đã xuất hiện ở phía trước thì bỗng nhiên trong chặng này lại trở về. Nhưng, không vì thế mà người đọc thấy lúng túng trong việc lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm bởi vì bất kỳ lúc nào, đoạn nào của tác phẩm, nhân vật vẫn lôi cuốn người đọc một cách say mê, không thể cưỡng lại được.

Xuyên suôt tiêu thuyêt Biên và chìm bóỉ cá, Bùi Ngọc Tân tạo dựng khoảng mấy chục nhân vật. Tuy nhiên trong ngần ấy nhân vật của nhà văn, không có nhân vật chính, tất cả các nhân vật đều có cùng chung một vị trí trong tiểu thuyết. Mỗi nhân vật đều là một bộ phận quan trọng của câu chuyện, nhân vật nào cũng được nhà văn quan tâm đến như nhau, được chú ý ngang nhau, bình đẳng với nhau.

Tất nhiên, trong cả tiểu thuyết gồm hơn 500 trang viết, mặc dù không có nhân vật chính, nhân vật trung tâm nhưng Bùi Ngọc Tấn lại có sự phân chia thành các loại nhân vật. Cách phân chia này rất tự nhiên, nó xuất phát từ chính thực tế trong xí nghiệp đánh cá, như chính nhà văn bộc bạch: “Là nhân vật làm thi đua trên bờ, tôi vẫn tận dụng mọi cơ hội đi biển và chăm chỉ ghi

chép” (Tuổi trẻ, 20-4-2012). Chính sự chăm chỉ ghi chép và sự trải nghiệm của nhà văn đã tạo nên trong tiểu thuyết một dàn nhân vật sống động và sinh động. Họ không có ai là người đứng đầu nhưng cũng không có ai là người đứng thứ hai. Họ được nhà văn xếp thành từng hàng và rồi tập hợp lại đế làm nên diện mạo của xí nghiệp đánh cá trong những năm đầu đổi mới nói riêng và của xã hội Việt Nam đương thời nói chung.

Từ những dòng chữ đầu tiên cho đến dòng chữ cuối cùng trong tiểu thuyết Biến

và chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn, người đọc sẽ nhận thấy ngay đây là tiểu thuyết không

có cốt truyện, không có nhân vật chính. Cả tác phẩm là sự hội tụ chân dung của người lao động trong xã hội đương thời, họ ở những tầng bậc khác nhau trong đời sống và chia thành hai hàng rõ rệt. Một bên là những nhân vật đại diện cho người lao động trực tiếp, họ là những thuỷ thủ có vóc dáng thô tháp, có phẩm chất sống trung thực, không hoa lá, đưa đẩy, họ thẳng thắn và gần gũi, ăn sóng, nói gió, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, đôi khi

thô tục nhưng ở họ luôn hiện hữu sự nhân hậu và tình người. Họ chính là hiện thân của những con chim bói cá trên biến Đông. Họ là những thân phận người có những phút hạnh phúc, có những lúc cay đăng.

Những nhân vật được xếp trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá ở phía trục tiếp lao động được nhà văn vẽ lên với rất nhiều những chi tiết, tình tiết rất đời thường. Họ, dù trong guồng quay của lao động sản xuất có những vị trĩ khác nhau: có người là thuyền trưởng, thuyền phó, có người là thuỷ thủ trưởng, là nhân viên ở tổ bốc, hay ở tổ lưới...nhưng khi vào việc ở họ chỉ có một tinh thần, một nhiệt huyết, một quan tâm trong sản xuất nhằm đạt được thắng lợi lớn. Ở loại nhân vật này chi có một mục tiêu, một đích đến là kết quả đi biển trở về, sản lượng cá đánh bắt được mỗi ngày được tăng cao hơn.

Từ thuyền trưởng Lê Mây, Chơn, Bôn, Đáng... đến các thuyền viên như: Cương, Hồng, Quân, Đay, Sĩ... cho dù trong hành trình ra khơi, ở họ có nhũng lúc chưa vừa lòng nhau, nhưng rồi cuối cùng, phẩm chất vốn có ở người lao động đã khiến họ xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn.

Bên cạnh loại nhân vật trực tiếp đánh bắt cá, trực tiếp ra khơi, trong tiếu thuyết

Biến và chim bói cá, Bùi Ngọc Tấn còn phác hoạ một loại nhân vật “đám đông”. Tại sao

lại phác hoạ? Bởi vì đám đông nhân vật này chỉ được nhà văn nhắc đến lướt qua thông qua những hành động của họ; những hành động phần nào đã tạo dựng được một góc bộ mặt đời sống xã hội Việt Nam nhũng năm bao cấp. Khi tàu đánh cá từ biến khơi trở về, những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn dù là trên bờ hay ra khơi họ đều ùa ra cầu cảng như ở đó có một ma lực vô hình hút họ. Ớ đây, họ được nhìn thấy những con cá, con tôm, con cua, con ghẹ mà trong thực tế mỗi bữa ăn của gia đình họ không bao giờ có. Họ ra đe nhìn cho no mắt, để rồi sau đó lại trở về với những bữa cơm đạm bạc. Cuộc sống quá thiếu thốn, khó khăn, thậm chí có những lúc họ tạm quên đi nhân cách, lòng tự trọng của bản thân mình để bằng mọi giá có được con cá mang về nhà để cải thiện trong sinh hoạt.

khơi chính là những người phụ nữ. Họ là mục đích, là nguyên nhân, hướng tới của tất cả những thuyền viên. Sau mỗi mẻ lưới, mỗi tấn cá, mỗi chuyến biển thì những người phụ nữ này như một nguồn nước mát lạnh xoa dịu đi những nhọc nhằn, nóng bức, cực nhọc trong những ngày tháng lênh đênh trên đại dương bao la chỉ có nắng cháy, gió và sóng nước, trong tâm hồn của những thuyền viên.

Trong sự phong phú, đa dạng của hệ thống nhân vật ở tiểu thuyết Biển và chim

bói cá, ngòi bút của nhà văn tỏ ra rất khách quan khi đánh giá từng khía cạnh của đời

sống xã hội. Tác giả muốn thu nhỏ vào trong trang viết của mình tất cả những gì cảm nhận được để người đọc hậu thế vẫn nhìn thấy được một giai đoạn lịch sử xã hội đã tồn tại một loại “ung nhọt” như thế.

Cho nên, bên cạnh loại nhân vật hướng thiện, trực tiếp lao động là sự xuất hiện của lớp nhân vật được xem là phản diện, là trái chiều với tất cả những gì tốt đẹp nhất vốn thiên định trong lương tri của mỗi con người. Họ là những kẻ cơ hội, chụp giật, bắt đầu hình thành khi vòng quay của cải cách xã hội bắt đầu những bước đi thứ nhất.

Độc giả sẽ bắt gặp hình ảnh của những kẻ bất tài, cơ hội, tham lam, xu nịnh, bất chấp cả luân thường, đạo lí thông qua những nhân vật như: Đại ca, Giám đốc Hoàng Quốc Thắng, Huy, Quán Mèo, Tín giò... Những nhân vật này sẽ góp phần làm cho hệ thống nhân vật trong Biển và chim bói cá thêm sinh động và từ đó độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về một giai đoạn xã hội Việt Nam là như vậy.

Hon năm trăm trang viết trong cuốn tiểu thuyết, khoảng hon hai mươi nhân vật, nhưng từ những dòng đầu tiên đến những dòng cuối cùng của Biển và chim bói cá nhân vật xuất hiện rất phong phú, đa dạng nhung không ai được nhà văn tô đậm hơn. Mỗi nhân vật có mặt trong tiếu thuyết mang một nét tính cách điển hình cho số phận những người dân lao động trong xã hội đương thời. Họ là tấm gương phản chiếu cuộc đời, đặc diểm, bản chất, tính cách của người lao động, đặc biệt là những người lao động trên biển.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Biển và Chim Bói Cá của Bùi Ngọc Tấn (Trang 32)