1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bai 1. Tong quan DTH (1)

70 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 765,1 KB

Nội dung

Trang 1

DỊCH TỄ HỌC

GIẢNG VIÊN: TS NGUYỄN XUÂN HƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y DƯỢC ĐÀ NẴNG

KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

Trang 2

CHƯƠNG TRÌNH HỌC

Bài 3 Phân tích tình trạng và những yếu tố quyết định đến sức khỏe

Trang 3

BÀI 1

TỔNG QUAN DỊCH TỄ HỌC

Trang 5

NGHIÊN CỨU

Trang 6

ĐỊNH NGHĨA DTH

Theo John Last:

Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố

& các yếu tố quyết định của các tình trạng hay sự kiện liên quan đến sức khỏe trong các quần thể xác định và

việc ứng dụng nghiên cứu này vào phòng ngừa và

kiểm soát các vấn đề sức khỏe”

Trang 7

GIẢI THÍCH ĐỊNH NGHĨA DTH

Nghiên cứu Bao gồm: giám sát, quan sát, kiểm định giả thuyết,

nghiên cứu phân tích và thực nghiệm

Phân bốĐề cập đến việc phân tích các yếu tố thời gian, con người, nơi chốn

Yếu tố quyết định

Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như sinh học, hóa học, lý học, xã hội, văn hóa, kinh tế,

Trang 8

GIẢI THÍCH ĐỊNH NGHĨA DTH

Sự kiện và tình trạng liên quan đến sức khỏe

Bao gồm bệnh, các nguyên nhân tử vong, hành vi như hút thuốc, các trạng thái sức khỏe tốt, phản ứng đối với các chế độ dự phòng và việc cung cấp và sử dụng dịch vụ y tế

Các quần thể xác định

Bao gồm những người có các đặc tính có thể phân biệt được Ví dụ: các nhóm ngành nghề khác nhau

Ứng dụng vào việc phòng ngừa và kiểm soát

Mục đích của Y tế công cộng là tăng cường, bảo vệ và phục hồi sức khỏe

Trang 9

NHỮNG NỘI DUNG CỦA TIẾP CẬN DỊCH TỄ HỌC

1.Phân biệt tiếp cận lâm sàng & tiếp cận DTH

2.Không chỉ riêng bệnh truyền nhiễm mới gây nên hiện tượng bệnh hàng loạt

Trang 10

CÁCH TIẾP CẬN DỊCH TỄ HỌC

•DTH đầu tiên được coi như môn học của các vụ đại dịch, hay khoa học về các bệnh truyền nhiễm

•DTH là một bộ phận của sinh thái học ở người, quan tâm tới sự

tương tác giữa cơ thể con người và môi trường  kết quả là khỏe mạnh hoặc bệnh tật/tử vong

•Một cách đầy đủ hơn, DTH có một tầm nhìn tổng quát, quan tâm tới

tất cả các yếu tố sinh học, môi trường, xã hội học,y tế v.v liên quan tới con người; cố gắng hiểu rõ nó để nhằm tìm ra sự can thiệp tốt nhất có lợi cho cộng đồng

Trang 11

1 TIẾP CẬN LÂM SÀNG/TIẾP CẬN DTH

Nguyên nhân gây bệnh

cho một cá thểNguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh / cộng đồng

Điều trịĐiều trị cho một người bệnh bằng phác đồMột chương trình y tế can thiệp, giám sát, thanh toán hiện tượng

bệnh hàng loạt/ cộng đồng

Đánh giá Chẩn đoán sự cải thiện sức khỏe của một người bệnh Theo dõi tiếp tục

Phân tích sự thành công (kết quả) của chương trình can thiệp

Trang 12

2 KHÔNG CHỈ RIÊNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM MỚI GÂY NÊN HIỆN TƯỢNG BỆNH HÀNG LOẠT

•Các thói quen trong cuộc sống, những trạng thái trước khi bị

bệnh, các can thiệp trị liệu, các chăm sóc y tế, các chương trình dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe v.v là những diễn biến hàng loạt trong quần thể

•Sự thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội  thay đổi hành vi, môi

trường sống  sự tăng lên của bệnh không truyền nhiễm trong quần thể: béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch v.v

Trang 13

Hút nhiều thuốc láÔ nhiễm không khí

Phơi nhiễm với các chất gây ung thư

Các yếu tố khác

K phế quản

3.1 Mạng lưới về nguyên nhân3 CÁC MẠNG LƯỚI TRONG DTH

Trang 14

3.2 Mạng lưới về hậu quả

Viêm phế quản mãnUng thư phổi

Thiếu máu cục bộ timViêm nghẽn mạch

Hút nhiều thuốc lá

Trang 15

3.3 Mạng lưới về tương tác giữa các căn nguyên

Trang 16

4 MỐI QUAN HỆ NHÂN - QUẢ

•Trong DTH: nguyên nhân là sự tiếp xúc/phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ và hệ quả là tình trạng sức khỏe (bệnh/tử vong)

•Các căn cứ của mối quan hệ nhân – quả phải được rút ra từ các nghiên cứu phân tích, thực nghiệm

•Cần phải có đủ lý luận chặt chẽ và khoa học để giải thích mối quan hệ nhân – quả chứ không chỉ dựa vào

Trang 17

•Các biện pháp kiểm tra, giám sát và lọai trừ các hiện tượng

bệnh xảy ra hàng loạt phải được đặt ra để chống lại nhiều bệnh.

Trang 18

6 TIẾP CẬN DTH  CHẨN ĐOÁN

•DTH lâm sàng ứng dụng các nguyên lý và phương

pháp DTH vào thực hành y học lâm sàng  quần thể người bệnh trong cơ sở y tế

•DTH lâm sàng giúp các thầy thuốc lâm sàng kiểm tra

các quá trình và kết quả công việc của họ

•Những hiểu biết DTH sẽ làm khoa học về các phương

pháp chẩn đoán phát triển nhanh chóng

Trang 19

7 Tiếp cận DTH khi xác định vấn đề SK cộng đồng

•Khi đánh giá một hiện tượng sức khỏe thì cần xem xét nó trong mối quan hệ với những vấn đề sức khỏe khác

•Thực hiện nghiên cứu thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên, sẵn có là tốt nhất

•Khi nghiên cứu một vấn đề SK cộng đồng, phải gắn liền hiện tượng SK đó với phức hợp các điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng đó

Trang 20

Khi nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe cần phải xem xét nó trong mối quan hệ với các vấn đề sức khỏe khác

DTH không phân tích 1 yếu tố căn nguyên riêng lẻ mà phải tiến hành phân tích đồng thời tất cả các bệnh và các yếu tố liên quan tới một bệnh đó

Đôi khi vì lợi ích SK lớn hơn mà phải chấp nhận những “tác dụng phụ” về SK

Việc phân tích tổng hợp nhiều yếu tố  xác định được yếu tố thực sự liên quan đến bệnh; hạn chế các yếu tố nhiễu.

Trang 21

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN SẴN CÓ LÀ TỐT NHẤT

•Chỉ có trong điều kiện tự nhiên mới có đầy đủ các yếu tố, các môi trường tương tác của 1 bệnhhiểu được quá trình xuất hiện, diễn biến, tồn tại

và tiêu biến của bệnh đó

 đề xuất các biện pháp can thiệp phù hợp để làm giảm bệnh trong cộng đồng

Trang 22

CẦN GẮN HIỆN TƯỢNG SK VỚI CÁC ĐIỀU KIỆN KT - XH

•Những tính chất KT – XH của 1 quần thể là các yếu tố quan trọng

góp phần quyết định đặc điểm của 1 hiện tượng SK nhất định

•Việc can thiệp đối với cộng đồng (dự phòng, điểu trị, CT can thiệp

y tế ) cần xuất phát từ khả năng và nhu cầu của cộng đồng, gắn liền với các điều kiện khoa học, KT, CT, XH của CĐ đó & gắn liền với trình độ tổ chức quản lý của CĐ

Trang 23

Trong quần thể, có những nhóm người có nguy cơ mắc một số bệnh xác định cao hơn các nhóm khác 

cần được ưu tiên quan tâm  quần thể đích của chương trình can thiệp

QUẦN THỂ ĐÍCH

Ví dụ: đối với bệnh ung thư cổ tử cung  quần thể đích?

Trang 24

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN & THÀNH TỰU DỊCH TỄ HỌC

Trang 25

•Ông đã đưa ra lời khuyên người làm y cần quan tâm đến các yếu

tố như thời tiết, vị trí, nguồn nước, và lối sinh hoạt của người dân  Nhưng trong suốt 2000 năm sau đó, không có phát hiện cụ thể và ghi chép nào về tác động của môi trường và hành vi lên sức khỏe

Trang 26

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DTH

2.John Graunt, 1620 – 1674, người Anh

John Graunt được coi là nhà dân số học đầu tiên

•Ông đã tập hợp và ghi nhận những trường hợp tử vong ở London

và đưa ra những nhận định quan trọng về tình trạng tử vong của quần thể, trong đó có:

Chênh lệch về số tử vong ở nam giới so với nữ giớiTỷ lệ tử vong cao ở nhóm trẻ em dưới 1 tuổi

Sự thay đổi về tử vong theo thời tiết

Trang 27

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DTH

3.Pierre Charles Alexandre Louis, 1787 – 1872, người Pháp

•Pierre C.A.L là một thầy thuốc người Pháp

Pierre đã nghiên cứu về các tác động của tình trạng mất máu và

một số bệnh viêm nhiễm

Ông đã chứng minh rằng chích máu không phải là phương pháp

điều trị với tình trạng sốt.

Trang 28

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DTH

4.William Farr, 1807 – 1883, người Anh

William Farr là một bác sĩ và chuyên gia thống kê của phòng

lưu trữ quốc gia của Vương quốc Anh và xứ Wales

Ông có đóng góp rất lớn trong việc hình thành và vận hành hệ

thống giám sát nguyên nhân tử vong; nay được gọi là ICD-10

•Ông là người đầu tiên tiến hành so sánh về tỷ lệ tử vong ở những

nhóm công nhân khác nhau.

Trang 29

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DTH

5.John Snows, 1813 – 1858, người Anh

•John Snows là 1 bác sĩ cùng thời với William

Farr

•Ông được biết đến với việc áp dụng tỷ lệ Ete và

Cloroform thích hợp để gây mê.

Ông được nhớ tới như cha đẻ của DTH do có công tiên phong

trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc bệnh tả

Công trình này vẫn được coi là một ví dụ rất kinh điển và hấp dẫn

Trang 30

JOHN SNOWS VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC BỆNH TẢ

1831 – 1832: 1 đợt dịch tả xảy ra gây chết hàng trăm ngàn người

châu Âu -> lan đến Anh  Snow đến các mỏ than để điều trị cho công nhân

•SYT London cho rằng nguyên nhân dịch tả là khí độc từ cống rãnh,

đầm lầy, nghĩa trang…

•Công nhân mỏ làm việc trong lòng đất ko có đầm lầy cống rãnh  giả

thuyết ám khí ko thuyết phục

•Thiên về giả thuyết về 1 vi sinh vật vô hình

18 tuổi

Trang 31

JOHN SNOWS VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC BỆNH TẢ

1848 – 1849: (35 tuổi) 1 nạn dịch tả lại bùng phát ở London•Snow quyết tâm tìm hiểu nguồn gốc bệnh tả  đi thăm khám

các bệnh nhân từ BN đầu tiên xuất hiện  biểu hiện triệu chứng đường tiêu hóa  bệnh bắt nguồn từ thức ăn/nước uống

•Người bệnh thứ 2 không hề tiếp xúc trực tiếp với người thứ 1

 Có sự lây lan giữa các bệnh nhân thông qua môi trường

Trang 32

JOHN SNOWS VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC BỆNH TẢ

1853 – 1854: 1 đợt dịch tả lại xảy ra ở ngoại ô London và Snow quyết

tâm làm 1 nghiên cứu “ở quy mô vĩ đại nhất” với 300.000 người nam và nữ tham gia

Snow bắt đầu với 2 quân phía Nam London: Lambeth và Kennington: 44

ca tử vong trước ngày 12/8 trong đó 38 TH là lấy nước từ CTy Southwark&Vauxhall

Sau khi thống kê toàn bộ trong 4 tuần 8/7 – 5/8: 286/334 tử vong sử

dụng nước từ CTY Southwark&Vauxhall

 tỷ lệ TV của người dân sử dụng nước từ 2 công ty là: 71:5

Trang 33

JOHN SNOWS VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC BỆNH TẢ

•John Snow tự xuất bản 1 cuốn sách 39 trang về công trình

nghiên cứu của mình

Số liệu liên quan đến bệnh tả do John Snow thu thập tại London trong thời gian 8/1853 – 1/1854.Quận Công ty cung

cấp nướcSố hộ trong vùngchết vì bệnh Số người tả

Tỉ lệ tính trên 1.000

1Southwark &

Trang 34

1853 – 1854: cuối

tháng 8/1853 bệnh lại đột ngột bộc phát nghiêm trọng ở gần nhà Snow, phần lớn tử vong tập trung gần

cây nước trên Broad

Street (73/83 tử vong)

Trang 35

JOHN SNOWS VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGUỒN GỐC BỆNH TẢ

 John Snows đã tổ chức họp chính quyền địa phương và đề nghị tháo bỏ cán nước để cư dân không uống nước được nhằm tránh bị nhiễm trùng

Chính quyền địa phương tuy vẫn không tin vào giả thuyết

của Snow nhưng đồng ý tháo gỡ như 1 biện pháp phòng ngừa

 Dịch tả kết thúc nhanh chóng.

Trang 36

DI SẢN CỦA JOHN SNOWS

16/6/1858, John Snow bị tai biến và qua đời. Cho đến lúc đó, giả

thuyết của ông vẫn chưa được chấp nhận Các quan chức y tế vẫn

tin rằng “ám khí” là nguyên nhân của dịch tả

1854 một nhà giải phẫu người Ý Pacini dùng kính hiển vi và phát

hiện vi khuẩn trong vành ruột là nguyên nhân gây bệnh tả

•Giả thuyết VK gây bệnh tả chỉ được chấp nhận cho đến thập niên

1860s khi Louis Pasteur chứng minh bằng thí nghiệm rằng các vi sinh vật có thể gây bệnh

1884: giả thuyết của John Snow được minh chứng khi nhà vi sinh

học người Đức, Robert Koch, phát hiện vi khuẩn tả Vibrio cholerae

Trang 37

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DTH

6.Austin Bradford Hill, 1897 – 1991 và Richard Doll, 1912 – 2005, người Anh

Là hai chuyên gia trong lĩnh vực sinh lý

Là 2 trong số những nhà khoa học đầu tiên nghiên cứu và mô tả về

mối liên quan giữa hút thuốc lá các tình trạng sức khỏe vào những năm giữa thế kỷ 20

Nghiên cứu này đánh dấu quan trọng thể hiện sự chuyển dịch gánh

nặng bệnh tật từ bệnh nhiễm trùng và bệnh truyền nhiễm sang

Trang 38

MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA DTH

Trang 39

1 BỆNH ĐẬU MÙA

Xuất hiện khoảng 10.000 năm trước CN Chứng tích

xưa nhất của bệnh đậu mùa là những vết mụn mủ trên xác ướp của Pharaon Ai Cập cổ đại

Cuối TK18: hàng năm, bệnh giết khoảng 400.000

người dân châu Âu

em)

Trang 40

1 BỆNH ĐẬU MÙA

1798: Edward Jenner đưa ra PP tiêm

vắc-xin phòng đậu mùa

Lợi ích của vắc-xin mất gần 200 năm mới được chấp nhận và áp dụng rộng rãi

Tuy nhiên, riêng năm 1967: 15 triệu mắc/ 2 triệu TV

Trang 41

1 BỆNH ĐẬU MÙA

DTH  chiến dịch thanh toán bệnh đậu

Cung cấp thông tin về phân bố các trường

hợp bệnh, mô hình, cơ chế và mức độ lan truyền bệnh

Lập bản đồ các vụ dịch

Đánh giá các biện pháp kiểm soát

Trang 42

1 BỆNH ĐẬU MÙA

Kết quả:

1976: chỉ còn 2 nước báo cáo dịch

•Bệnh được thông báo là được thanh toán vào

tháng 5 năm 1980

Nhờ có hiểu biết dịch tễ học về bệnh đậu mùa & nỗ lực của TCYTTG trong nhiều năm và việc cung cấp đủ vắc-xin mà đã thanh toán được bệnh đầu mùa trên khắp thế giới.

Trang 43

2 NHIỄM ĐỘC METHY THỦY NGÂN

Dịch tễ học đã giữ vai trò chủ chốt trong việc xác

định nguyên nhân và kiểm soát một vụ dịch được báo cáo đầu tiên gây ra ở Minamata tại Nhật Bản những năm 1950s

Xác định nguyên nhân: ô nhiễm môi trường – do

nhiễm độc Methy thủy ngân từ nhà máy

Đại diện cho những bệnh do ô nhiễm môi trường

gây ra

Trang 44

3 SỐT THẤP TIM VÀ BỆNH THẤP TIM

DTH đã góp phần vào hiểu biết của chúng ta về

nguyên nhân của sốt thấp tim và bệnh thấp tim  Phát triển các biện pháp phòng ngừa bệnh thấp tim

sự bùng nổ của sốt thấp tim và sự lan truyền của liên cầu khuẩn ở họng  lan truyền bệnh thấp tim

Trang 45

4 BỆNH THIẾU I-ỐT

DTH góp phần xác định và giải quyết vấn đề thiếu hụt I-ốt 

1915: đưa ra các biện pháp dự phòng có hiệu quả thích hợp cho việc sử dụng muối I-ốt trên quy mô lớn  các biện pháp giám sát chương trình I-ốt

Việc ứng dụng những hiểu biết này là chậm trễ trong những

năm 1990: chỉ có 20-30% hộ gia đình tiếp cận với muối I-ốt

Sự tiến bộ đáng kể được thực hiện trong những năm cuối

cùng TK20 với khoảng 70% hộ gia đình tiếp cận với muối ốt.

Trang 46

I-5 HÚT THUỐC LÁ, AMIĂNG VÀ UNG THƯ PHỔI

UT phổi đã từng được coi là bệnh hiếm gặp

Từ những năm 1930 có sự gia tăng đột ngột số UT

phổi, đặc biệt là ở các nước CN phát triển, đầu tiên là ở nam giới

Ngày nay đã rõ nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ chết

do UT phổi là hút thuốc lá.

Trang 47

5 HÚT THUỐC LÁ, AMIĂNG VÀ UNG THƯ PHỔI

Có nhiều yếu tố phơi nhiễm khác chẳng hạn như bụi

amiăng và ô nhiễm không khí đô thị cũng làm gia tăng UT

Hút thuốc lá và phơi nhiễm với amiăng còn tương tác với

nhau gây nên tỷ lệ UT phổi cao hơn ở nhóm công nhân vừa hút thuốc vừa phơi nhiễm với bụi amiăng

Các nghiên cứu dịch tễ học có thể giúp lượng hóa những

Trang 48

6 VỠ XƯƠNG CHẬU

Đại diện DTH chấn thương

Nghiên cứu dịch tễ học chấn thương đòi hỏi sự hợp tác giữa

các nhà khoa học trong lĩnh vực dịch tễ học, sức khỏe xã hội và sức khỏe môi trường

Các chấn thương do ngã, đặc biệt là gẫy cổ xương đùi (vỡ

xương chậu) ở người cao tuổi đã thu hút sự quan tâm trong những năm gần đây do những hậu quả của nó liên quan nhiều tới nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người già.

Trang 49

Không thể thay đổi: tuổi, giới

 Các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm gánh

Trang 50

7 HIV/AIDS

Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải được xác định đầu

tiên như là một thực thể bệnh riêng biệt vào năm 1981 tại

Hoa Kỳ

Năm 1990, ước tính có khoảng 10 triệu người nhiễm virus

HIV

Năm 2003, có khoảng 25 triệu người tử vong vì AIDS và 40

triệu người nhiễm virus HIV

HIV/AIDS trở thành một trong những bệnh dịch truyền nhiễm có sức phá hủy ghê gớm nhất trong lịch sử

Trang 51

7 HIV/AIDS

Trong 3,1 triệu ca TV năm 2005, gần 95% ở các nước

có thu nhập thấp và TB (70% châu Phi, 20% châu Á) Ở

các nước này, mức độ nhiễm bệnh và đường lây cũng rất khác nhau

Các nghiên cứu DTH và xã hội học đóng một vai trò

quan trọng trong việc:

Xác định dịch và phương thức lây truyền

Xác định các yếu tố nguy cơ và yếu tố mang tính xã hội

Đánh giá các chương trình can thiệp phòng chống, điều trị

Trang 52

8 SARS

Khởi đầu cuối năm 2002 -> chấm dứt giữa năm 2003

Mặc dù TV hay gánh nặng bệnh tật gây ra là nhỏ, vụ dịch hội

chứng đường HH cấp SARS đã nhắc nhở thế giới về một mối nguy hiểm chung là bệnh truyền nhiễm

Vụ dịch cũng làm nổi bật tình trạng yếu kém của các dịch vụ

y tế công cộng không chỉ ở các nước châu Á mà còn ở cả nước có thu nhập cao như Canada

Ngày đăng: 09/01/2022, 10:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

•. Ông có đóng góp rất lớn trong việc hình thành và vận hành hệ thống giám sát nguyên nhân tử vong; nay được gọi là ICD-10 - Bai 1. Tong quan DTH (1)
ng có đóng góp rất lớn trong việc hình thành và vận hành hệ thống giám sát nguyên nhân tử vong; nay được gọi là ICD-10 (Trang 28)
• Củng cố thêm giả thuyết về VSV vô hình gây bệnh - Bai 1. Tong quan DTH (1)
ng cố thêm giả thuyết về VSV vô hình gây bệnh (Trang 31)
 Làm rõ các nguy cơ và nguyên nhân của tình hình sức khoẻ, bệnh tật để phục vụ cho kế hoạch điều trị, chăm - Bai 1. Tong quan DTH (1)
m rõ các nguy cơ và nguyên nhân của tình hình sức khoẻ, bệnh tật để phục vụ cho kế hoạch điều trị, chăm (Trang 60)
• Cung cấp thông tin  hình thành chính sách - Bai 1. Tong quan DTH (1)
ung cấp thông tin  hình thành chính sách (Trang 62)
Vai trò của DTH - Bai 1. Tong quan DTH (1)
ai trò của DTH (Trang 62)
w