Về thái độ và tình cảm - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; - Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo; - Có ý thức hợp tác, trân[r]
Trang 1Ngày soạn:05/4/2019
Tiết 60
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT CỦA RƯỢU VÀ AXIT
I Mục tiêu
1 Kiến thức
Thí nghiệm thể hiện tính axit của axit axetic
Thí nghiệm tạo este etyl axetat
2 Kĩ năng
Thực hiện thí nghiệm chứng tỏ axit axetic có những tính chất chung của
một axit (tác dụng với CuO, CaCO3 quỳ tím, Zn)
Thực hiện thí nghiệm điều chế este etyl axetat.
Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
Viết phương trình HH minh họa các thí nghiệm đã thực hiện.
3 Về tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được
ý tưởng của người khác;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
4 Về thái độ và tình cảm
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập; hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác; Có đức tính trung thực, cần
cù, vượt khó, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích môn Hóa
- Giáo dục các giá trị đạo đức: Tôn trọng, đoàn kết, yêu thương, hợp tác, hòa bình, trách nhiệm, tự do trong quá trình hoạt động nhóm nhóm làm TN thực hành, cẩn thận, tiết kiệm trong học tập, thực hành hoá học, trung thực khi báo cáo kết quả TN.
5 Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác
* Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành hóa học
Trang 2II.Chuẩn bị
1 Giáo viên
1 Thí nghiệm 1
- Ống nghiệm;
- Giá đựng ống nghiệm;
- Ống hút;
- Dd axit axetic; Kẽm kim loại, bột CuO, CaCO3; Giấy quỳ
2 Thí nghiệm 2
- Ống nghiệm;
- Nút cao su có kèm ống dẫn thủy tinh;
- Cốc thủy tinh;
- Rượu etylic khan (hoặc cồn 96o);
- Axit axetic đặc; H2SO4 đặc; Nước lạnh
2 Học sinh
Nghiên cứu trước bài mới
III Phương pháp
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, thực hành, thí nghiệm, dạy học
nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ
IV Tiến trình bài giảng
1 Ổn định tổ chức:(1’)
- Kiểm tra sĩ số
9A 9B
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
2 Kiểm tra bài cũ: Không
3 Nội dung bài giảng mới:
HOẠT ĐỘNG 1: TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
- Mục tiêu: Thông qua các thí nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của rượu và axit
- Thời gian: 35 phút
- Phương pháp dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, thực hành, thí nghiệm, dạy học
nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ
Trang 3Hoạt động của GV và HS Thí nghiệm 1: Tính chất hóa học của axit axetic
* Cách làm: Để 4 ống nghiệm trên giá để ống nghiệm,
cho lần lượt vào từng ống nghiệm: mẩu giấy quỳ tím, 1
viên kim loại kẽm, 1/10 thìa nhỏ bột CuO, 1 mẩu đá vôi
(CaCO3) bằng hạt ngô Dùng ống nhỏ giọt cho vào mỗi
ống nghiệm 1-2ml dd axit axetic loãng
* Nêu hiện tượng, kết luận về tính chất hóa học, viết
PTHH
Thí nghiệm 2
* Cách làm: Cho vào ống nghiệm A 2ml rượu etylic
khan (cồn 96o), khoảng 2ml axit axetic đặc, dùng ống nhỏ
giọt nhỏ thêm vài giọt H2SO4 đặc vào Đậy miệng ống
nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thủy tinh, cho
đầu ống dẫn thủy tinh đến đáy ống nghiệm B ngâm trong
1 cốc đựng nước lạnh Lắp dụng cụ như hình
Nội dung
Thí nghiệm 1
1 Tính chất hóa học của axit axetic
Thí nghiệm 2
Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm A Hơi
bay ra từ ống nghiệm A được ngưng tụ trong ống nghiệm
B Khi chất lỏng trong ống nghiệm A còn khoảng 1/3 thì
ngừng đun Lấy ống B ra cho thêm 2ml dd NaCl bão hòa,
lắc rồi để yên
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mùi chất lỏng
nổi trên mặt nước trong ống nghiệm B
* Nêu hiện tượng, tên chất tạo thành, viết PT
+ Khi làm thí nghiệm ngoài khâu an toàn, các yếu tố
cho thí nghiệm thành công các em cần chú ý gì?
- Chú ý trung thực khi báo cáo kết quả thí nghiệm
Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ, yêu thương, hòa bình nhau
trong quá trình hoạt động nhóm
- Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm, tự do
phát biểu ý kiến của bản thân
- Sử dụng tiết kiệm, làm xong chúng em vệ sinh sạch sẽ
=> có trách nhiệm hợp tác trong việc bảo vệ môi trường
không khí, chính là bảo vệ sức khỏe cho e và người
thân
Hoạt động 2 NHẬN XÉT BUỔI THỰC HÀNH (9’)
- Nhận xét buổi thực hành
Trang 4- Yêu cầu HS thu dọn dụng cụ , hoá chất , vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học, làm tường trình trong vở thực hành
- Chuẩn bị trước bài glucozo với nội dung của từng nhóm trong phiếu giao
nhiệm vụ
Ngày soạn: 06/04/2019
Tiêt 61 Bài 50 GLUCOZƠ VÀ SACCAROZƠ
Công thức phân tử: Glucozơ C6H12O6 – PTK: 180
Saccarozơ C12H22O11- PTK: 342
I Mục tiêu
1 Về kiến thức
Trình bày được :
Công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí (trạng thái,
màu sắc, mùi vị, tính tan, ) của glucozơ và saccarozơ
2 Về kĩ năng
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật rút ra nhận xét về tính chất
vật lý của glucozơ và saccarozơ
3 Về tư duy
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được
ý tưởng của người khác;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
4 Về thái độ và tình cảm
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật,
sáng tạo;
- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người
khác;
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong
cuộc sống và yêu thích môn Hóa
- Hiểu biết về glucozơ, saccarozơ để biết cách sử dụng và có trách nhiệm tuyên truyền, hợp tác cộng đồng bảo vệ sức khỏe con người.
5 Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp; năng lực tự học; năng lực hợp tác
Trang 5* Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thực hành hóa học
II Chuẩn bị
GV: - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn
- Hoá chất: glucozơ, saccarozơ, nước
HS: Nghiên cứu trước nội dung bài
III Phương pháp
- Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại, thí nghiệm
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
IV Tiến trình bài giảng
1 Ổn định lớp
- Kiểm tra sĩ số
9A 9B
2 Kiểm tra 10'
Từ etylen, viết sơ đồ và các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) điều chế các chất sau: CH3COOH, CH3COOC2H5
2 HS lên bảng trình bày, HS ở dưới làm ra giấy
3 Bài mới
- Gluxit là tên gọi chung của 1 nhóm có hợp chất hữu cơ thiên nhiên có công thức chung Cn(H2O)m Chất tiêu biểu và quan trọng nhất của gluxit là glucozơ
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên - Tính chất vật lý của glucozơ và
saccarozơ
- Mục tiêu: HS nắm được trạng thái thiên nhiên của glucozơ và saccarozơ
- Thời gian: 15 phút
- Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
- Các em quan sát H5.9, theo dõi thông tin
? Trong tự nhiên glucozơ có ở đâu?
- Có trong hoa quả chín, có nhiều trong quả nho
(Glucozơ còn gọi là đường nho)
? Khi người thân của em bị ốm hoặc mệt các em
nên mua hoa quả như thế nào, loại hoa quả gì
thăm ốm cho phù hợp?
- Nho hoặc ăn nhiều hoa quả chín: cam, bưởi,
đưa hấu, đu đủ, vì trong đó chứa nhiều glucozơ
(đường đơn - đường cơ thể dễ hấp thụ)
? Trạng thái tự nhiên của glucozơ?
? Đường saccarozơ có nhiều ở đâu?
- GV giới thiệu nhiều loài thực vật chứa nhiều
a) Trạng thái tự nhiên
- Có trong các bộ phận của cây, trong cơ thể người và động vật
- Có nhiều ở mía, củ cải đường,
H5
+H 2 O ax
+ O 2
H 2 SO 4
Trang 6đường saccarozơ như: Mía, củ cải đường, thốt
nốt
- GV: Những người mắc bệnh tiểu đường thì chỉ
nên ăn đường, thực phẩm và các loại hoa quả có
chứa đường glucozơ mà không được ăn đường,
quả chứa đường saccarozơ
- GV: Không nên ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến
tăng hiđrat trong máu, tăng nguy cơ béo phì, cản
trở hệ miễn dịch, ngăn cản hấp thu các dưỡng
chất quan trọng, gây bệnh về răng,
? Người ta sản xuất đường từ đâu?
? Em hãy cho biết một số cơ sở sản xuất đường ở
Việt Nam? Người ta đã làm gì để tận dụng các
chất phế phẩm, chất thải quá trình sản xuất
đường?
- Sản xuất giấy, mì chính
? Chất thải của các nhà máy công nghiệp trên đã
ảnh hưởng gì đến môi trường? Em cần làm gì để
khắc phục ảnh hưởng đó?
thốt nốt
Hoạt động 2: Tính chất vật lý
- Mục tiêu: HS nêu được tính chất vật lí của glucozơ và saccarozơ
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp dạy học: Trực quan, đàm thoại
- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, thí nghiệm
GV: - Cho hs quan sát gói glucozơ
- hướng dẫn hs nếm, hoà tan
? Nhận xét về mặt tính chất vật lý của
glucozơ
? Khi cơ thể mệt, sau mổ người ta
thường truyền dung dịch gì?
- HS trình bày
GV: - Hướng dẫn các nhóm làm thí
nghiệm (nhớ lại nội dung yêu cầu về
nhà)
- quan sát màu sắc
- Hoà tan vào nước
? Độ tan trong nước lạnh, nước nóng?
-HS làm TN, trình bày
*Áp dụng: Bài tập 1(SGK-154)
b) Tính chất vật lí
- Gluccozơ là chất kết tinh không màu, ngọt, dễ hoà tan
- Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước
4 Củng cố (8’)
- Bài số 3 (152 - sgk)
Trang 7- Làm bài 50.5 (sách bài tập) PT: 6CO2 + 6H2O C6H12O6 + CO2
Để tạo ra 1 mol C6H12O6, cây xanh đã hấp thụ 2816 KJ
Tính nhiệt lượng mà cây xanh đã hấp thụ để tạo thành 1kg C6H12O6
=> 1mol 180g
x 1000g => x = 5,56 (mol)
Q = 5,56 2816 = 15644,4 KJ
5 Hướng dẫn về nhà (2’)
- Học kỹ bài, chú ý liên hệ kiến thức thực tế.
- Phải nêu được các phản ứng quan trọng của C6H12O6:
(Phản ứng tráng gương, phản ứng lên men rượu)
- BTVN: 1 -> 4 (sgk) ; 50.1 -> 50.4 (SBT)
as Clorophin