1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Giáo án Hóa học 8 tiết 50 51

10 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 123,25 KB

Nội dung

Mục tiêu 1, Kiến thức - Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về tính chất vật lí đặc biệt là tính nhẹ, tính chất hoá học đặc biệt là tính khử của H 2, các ứng dụn[r]

Trang 1

Ngày soạn: 23/02/2018 Tiết 50

ĐIỀU CHẾ HIĐRÔ - PHẢN ỨNG THẾ

I Mục tiêu

1, Kiến thức

Biết được

- Phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, cách thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí

- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất

2, Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh … rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu khí hidro Hoạt động của bình kíp đơn giản

- Viết được PTHH điều chế hidro từ kim loại (Fe, Zn) và dung dịch axit (HCl,

H2SO4 loãng)

- Nhận biết phản ứng thế trong các PTHH cụ thể

- Tính được thể tích khí hidro điều chế được ở đktc

3, Về tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lí.

- Các thao tác tư duy: so sánh, khái quát hóa

- Rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình

4, Thái độ, tình cảm

- Giáo dục ý thức an toàn vệ sinh khi làm TN.

5, Các năng lực được phát triển

- Phát triển cho HS năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề

II Chuẩn bị

- Gv: Tổ chức một nhóm ngoại khoá cùng chuẩn bị làm trước TN điều chế và thu

khí H2

+ D/cụ: Một giá sắt, bình kíp (nếu có), ống nghiệm có nhánh, ống dẫn, ống vuốt nhọn Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, ống nghiệm có nút cao su đậy vừa miệng

+ H/chất: Kẽm hạt, dd HCl

- Hs: Ôn lại điều chế thu khí O2 trong PTN và thu khí

III Phương pháp dạy học

- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại, thực hành, trực quan, hoạt động nhóm, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời

IV Tiến trình bài giảng

1, Ổn định lớp (1’)

Trang 2

2, KTBC (xen trong quá trình học bài)

3, Bài mới

- Mở bài: (1’) H2 có rất nhiều ứng dụng, làm thế nào để điều chế H2 trong PTN và trong CN

Hoạt động1: Điều chế khí H2

- Mục tiêu: Biết nguyên liệu, phương pháp, nguyên tắc điều chế H2 trong phòng thí nghiệm và công nghiệp Nhận biết và thu khí H2 Viết phương trình điều chế

- Hình thức tổ chức: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm

- Thời gian: 25 phút

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm thoại, thực hành, trực quan, kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật hỏi và trả lời

- Gv yêu cầu hs quan sát H5.4, Gv lắp một bộ

d/cụ như H5.4 (chưa cho hợp chất vào)

- Hs quan sát H5.4 và mẫu lắp của Gv, hoạt động

nhóm tiến hành lắp d/cụ

* Khi lắp d/cụ các em chú ý điều gì?

- Hs: Nút ống nghiệm kín, ống dẫn khí kín

* Nêu cách tiến hành TN?

- Hs: Cho 2 – 3 hạt Zn vào ống nghiệm đã rót

2-3 ml HCl

- Gv yêu cầu một đại diện nhóm lên biểu diễn, hs

dưới quan sát hiện tượng

- Gv yêu cầu một, hai hs nhận xét hiện tượng

- Hs: Bọt khí xuất hiện trong ống nghiệm mảnh

Zn tan dần

- Gv hướng dẫn hs chờ khoảng một thời gian để

khí H2 đẩy hết không khí ra ngoài ống nghiệm

1, Trong phòng thí nghiệm

a, Thí nghiệm: SGK

b, Nhận xét: SGK

PTHH:

Zn + 2HCl Zn + H2

Có thể thay Zn bằng Al, Fe; dd HCl bằng dd H2SO4 loãng

c, Thu khí

Bằng hai cách:

+ Đẩy nước + Đẩy khí (đặt ngược bình)

Trang 3

đưa que đóm còn tàn đỏ vào đầu ống dẫn khí, nhận xét và kết luận

- Hs: Khí thoát ra không làm que đóm bùng cháy, không phải là khí O2

- Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, nhận xét

- Hs: Khí thoát ra cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt

- Gv hướng dẫn hs lấy một giọt trong ống nghiệm nhỏ lên mặt kính đồng hồ và đem cô cạn, nêu hiện tượng?

- Hs tiến hành, nhận xét: cô cạn thấy xuất hiện chất rắn trắng

- Gv: Chất rắn màu trắng là Kẽm clorua ZnCl2 Yêu cầu hs viết PTHH

- Đại diện nhóm viết PT, hs khác nhận xét, bổ sung

- Gv: Có thể thay Zn bằng Al, Fe thay dd HCl bằng dd H2SO4 loãng

2Al + 6HCl ❑⃗ 2AlCl3 + 3H2

Fe + H2SO4 ❑⃗ FeSO4 + H2

- Hs nghe, ghi nhớ

* Trong PTN, H2 được điều chế bằng phương pháp nào?

- Hs: KL (Al, Fe Zn) + dd HCl, H2SO4 (l)

- Gv giới thiệu d/cụ điều chế H2 với một lượng lớn Yêu cầu hs quan sát H5.5

* Cho biết cách thu khí H2? Giải thích?

* So sánh với cách thu khí O2?

Trang 4

- Hs: Giống thu khí H2 bằng hai cách, khác cách

đẩy khí H2 phải úp ngược bình (vì H2 là chất khí

nhẹ nhất)

- Gv giúp hs hoàn thiện kiến thức

- Gv giới thiệu HS cách điều chế hiđro trong CN?

- Gv yêu cầu hs về đọc thêm SGK

2, Trong công nghiệp (đọc thêm SGK)

………

………

Hoạt động 2: Phản ứng thế là gì?

- Mục tiêu: ĐN phản ứng thế và phân biệt với các loại phản ứng hoá học khác.

- Hình thức tổ chức: dạy học cá nhân

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm thoại, kĩ thuật hỏi và trả lời

- Gv yêu cầu hs quan sát lại các phản ứng

điều chế H2

Zn + 2HCl ❑⃗ ZnCl2 + H2

Fe + 2HCl ❑⃗ FeCl2 + H2

2Al +3H2SO4 ❑⃗ Al2(SO4)3+3 H2

Trả lời

* Nhận xét gì về số lượng chất tham gia và

sản phẩm?

* Chất tham gia gồm mấy loại chất?

* Nguyên tử của đơn chất Al, Fe, Zn đã

thay thế nguyên tử nào của axit?

- Hs quan sát trả lời

Nêu được:

+ Chất tham gia: hai chất

+ Chất sản phẩm: hai chất

Chất tham gia: một đơn chất, một hợp

chất Nguyên tử của đơn chất Al hoặc Fe

hay Zn đã thay thế nguyên tử H của axit

- Dùng phản ứng sau để biểu diễn:

Zn + 2HCl ❑⃗ ZnCl2 + H2

(đơn chất)(hợp chất)(hợp chất)(đơn chất)

Phản ứng này được gọi là phản ứng thế

- Yêu cầu học sinh nhận xét phản ứng:

2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 +3H2

1, Trả lời câu hỏi

2, Định nghĩa Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất

* Ví dụ:

2Al+3H2SO4 ❑⃗ Al2(SO4)3+3 H2

Trang 5

(đơn chất)(hợp chất)(hợp chất)(đơn chất)

- Gv: những phản ứng có đặc điểm trên là

phản ứng thế

* Từ đó cho biết phản ứng thế là gì?

- Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa

đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử

của đơn chất thay thế nguyên tử của một

nguyên tố trong hợp chất

* Các em đã được học những loại phản

ứng hoá học nào? Đặc điểm phân biệt từng

loại?

- Một, hai hs phát biểu Hs khác nhận xét,

bổ sung

- Gv chốt lại kiến thức: dấu hiệu nhận biết

phản ứng thế xảy ra giữa 1đơn chất với

một hợp chất tạo thành một đơn chất mới

và hợp chất mới

4, Củng cố, đánh giá (5’)

- Hs đọc phần KL (SGK- 116)

- Hs làm BT: Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế? Hãy giải thích sự lựa chọn đó?

a 2Mg + O2 2MgO

b KMnO4 K2MnO4 + MnO2+O2

c Fe + CuCl2  FeCl2 + Cu

d Mg(OH)2 MgO + H2O

e Fe2O3 + H2 Fe + H2O

f Cu + AgNO3  Ag + Cu(NO3)2

Phản ứng thế là: c ; e ; f vì các nguyên tử của đơn chất (Fe , H2 , Cu) đã thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất (CuCl2 ; Fe2O3 ; AgNO3)

- Kể tên các loại phản ứng đã học? Lấy VD?

5, HDVN & chuẩn bị bài sau (3’)

- Học thuộc bài, làm BT 3, 4, 5 (SGK-117)

- Gợi ý : BT5(117):

a, Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

Lập tỉ số: 22,4/ 56 > 24,5/ 98 Nên H2SO4 hết Fe dư ta tính theo H2SO4

Trang 6

Theo PTHH: 5,6 (g) Fe + 98 (g) H2SO4

Khối lưọng Fe đã phản ứng: x = 56 24,5 : 98 = 14 (g)

Khối lượng Fe dư là: 22,4 – 14 = 8,4 (g)

b, Theo PTHH: 98 (g) H2SO4 22,4 (l) H2

Thể tích khí H2 thu được ở đktc: 24,5 22,4 : 98 = 5,6 (l)

Ngày soạn: 24/02/2018 Tiết 51

BÀI LUYỆN TẬP 8

I Mục tiêu

1, Kiến thức

- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học về tính chất vật lí (đặc biệt là tính nhẹ), tính chất hoá học (đặc biệt là tính khử) của H2, các ứng dụng

và cách điều chế H2 trong phòng thí nghiệm

- Biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí H2 so với khí O2

- Biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá - khử

- Nhận biết được phản ứng oxi hoá - khử, chất khử, chất oxi hoá trong các phản ứng hoá học Biết nhận ra phản ứng thế và so sánh với các phản ứng hoá hợp, phản ứng phân huỷ

2, Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phương pháp tư duy tổng hợp, nhận biết

- Vận dụng kiến thức vào làm BT

- Rèn luyện cho hs phương pháp học tập hoá học (phương pháp so sánh, khái quát hoá)

3, Về tư duy

- Rèn luyện khả năng suy luận hợp lí.

- Các thao tác tư duy: độc lập và sáng tạo

- Rèn luyện khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình

4, Thái độ, tình cảm

Trang 7

- Giáo dục ý thức học tập tốt bộ môn.

5, Các năng lực được phát triển

- Phát triển cho HS năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề

II Chuẩn bị

Gv: Bảng hệ thống hoá kiến thức chương V.

Bảng phụ có nội dung phiếu học tập

Hs: Ôn tập kiến thức chương V, tự xây dựng bảng hệ thống hoá kiến thức chương V.

III Phương pháp dạy học

- Phương pháp hoạt động nhóm, dùng lời: đàm thoại

- Phương pháp trực quan, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức

IV Tiến trình bài giảng

1, Ổn định lớp (1’)

2, KTBC (xen trong quá trình học bài)

3, Bài mới

Hđ 1: Kiến thức cần nhớ

- Mục tiêu: củng cố và hệ thống hoá kiến thức chương V.

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, đàm thoại, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức, kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm

- Gv yêu cầu hs đã chuẩn bị xây dựng

bảng hệ thông hoá kiến thức chương V

ở nhà

Hoạt động nhóm 5 phút thống nhất ý

kiến

- Đại diện 3 nhóm lên trình bày nhanh

trên bảng

Nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Hs theo dõi, sửa chữa (nếu cần)

- Gv nhận xét & đưa ra bảng chuẩn kiến

thức

I Kiến thức cần nhớ

Trang 8

Khái niệm:

-

- Gv dùng phương pháp hỏi đáp * Tính chắt vật lí của H2 có điểm gì khác so với O2? * Nhận xét gì về tính chất hoá học của H2? * Kể những ứng dụng của H2 và cho biết cơ sở của những ứng dụng đó? * Có mấy loại phản ứng hoá học? Lấy VD? * Người ta thu khí H2 bằng những cách nào? Giải thích? Hs lần lợt trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung - Gv chốt lại kiến thức

………

………

Hiđro: + KHHH: H, NTK = 1

+ CTPT: H2, PTK = 2

Tính chất vật lí:

- Chất khí, không màu,

không mùi, không vị.

- ít tan trong nước.

- Chất khí nhẹ nhất.

Tính chất hoá học.

(1)T/d với O 2 : 2H 2 + O 2 2H 2 O (2) T/d với CuO:

H 2 + CuO Cu + H 2 O Hiđrô có tính khử.

Điều chế:

+ PTN: KL (Al, Fe, Zn) + axit (HCl, H 2 SO 4 l) + CN: * Điện phân nước.

* Dùng than khử oxit của H 2 O.

* Điều chế từ khí thiên nhiên, dầu mỏ.

Ứng dụng

Trang 9

Hđ 2: Bài tập

- Mục tiêu: Biết vận dụng kiên thức đã học, làm BT.

- Hình thức tổ chức: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm

- Thời gian: 20 phút

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, tái hiện kiến thức, tính toán, kĩ thuật đặt câu hỏi

- Gv chia lớp thành 6 nhóm

Yêu cầu:

N1,3: BT 1 (SGK- 118)

N2,5: BT 2 (SGK- 118)

N4,6: BT 4 (SGK- 118)

Vào bảng nhóm

- Hs hoạt động nhóm, làm vào bảng

nhóm

- Giúp hs chuẩn kiến thức

- Gv yêu cầu hs làm

- BT: Quan sát bộ dụng cụ TN sau

Cho biết bộ TN trên dùng để điều chế &

thu khí O2 hay H2? Vì sao? Hãy điền công

thức của chất A, B, C cho phù hợp và viết

PTPƯ

- Gv yêu cầu hs làm BT 5(119)

- Yêu cầu đại diện nhóm lần lượt lên làm

từng phần

- Gv gợi ý phần c

* BT1 (SGK- 118) 2H2 + O2 2H2O (1) 3H2 + Fe2O3 2Fe + H2O (2)

H2 + Fe3O4 3Fe + H2O (3)

H2 + PbO Pb + H2O (4)

- Pư (1): phản ứng hoá hợp (ĐN)

- Pư (2), (3), (4) phản ứng thế (ĐN)

* BT 2 (SGK- 118)

- Dùng một que đóm đang cháy cho vào mỗi lọ

* BT 3 (SGK- 118)

* BT 4 (SGK- 118)

a, CO2 + H2O H2CO3 (1)

SO2 + H2O H2SO3 (2)

Zn + 2HCl ZnCl2 + H2(3)

P2O5 + H2O H3PO4 (4)

H2 + PbO Pb+ H2O (5)

b, P.ứng (1), (2), (4): pư hoá hợp (ĐN)

P.ứng (3), (5): pư thế (ĐN)

* BT 5(119)

a, H2 + CuO Cu + H2O (1) 3H2+ Fe2O3 2Fe + H2O (2)

c, Khối lượng Fe + khối lượng Cu = 6(g)

mFe = 2,8 (g) suy ra mCu = 3,2(g) nCu = 3,2 : 6,4 = 0,5 (mol)

nFe = 2,8 : 56 = 0,5 (mol) Theo PT (1) nCu = n H2 = 0,5(mol) Theo PT (2): nH2 = 3/ 2

n Fe = 3/ 2 0,5 = 0,75 (mol) Thể tích khí H 2 (đktc)

V= (0,05 + 0,75) 22,4 = 2,8 (l)

Trang 10

………

4, Củng cố, đánh giá (5’)

- Gv yêu cầu hs nhắc lại kiến thức cần nhớ

- Kiểm tra vở BT một số hs, nhận xét cho điểm

5, HDVN & chuẩn bị bài sau (4’)

- Ôn tập kiến thức chương V

- BT: 1 đến 6 SGK

- Chuẩn bị TH: Viết mẫu báo cáo tường trình theo mẫu quy định

Ngày đăng: 07/01/2022, 06:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Gv: Bảng hệ thống hoá kiến thức chương V. - Giáo án Hóa học 8 tiết 50 51
v Bảng hệ thống hoá kiến thức chương V (Trang 7)
w