Thời gian 20’ Mục tiêu: HDHS tập làm thơ Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề KT: Động não, đặt câu hỏi và trình bày Gv dùng bảng phụ ghi sẵn các câu thơ trong I.. Tập làm thơ S[r]
Trang 1Ngày soạn: 18/12/2019 Tiết 70
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: giúp HS
1 Kiến thức
- Biết làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần
2 Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy:
+ Rèn kĩ năng làm thơ
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ về cách làm một bài thơ bảy chữ đúng luật
3 Thái độ
- Yêu thích môn học
- Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
II CHUẨN BỊ
- GV: nghiên cứu soạn giảng, SGK, SGV,TLTK, thiết kế, một số bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Hs: chuẩn bị bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập
III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Đàm thoại, gợi mở, thuyết trình, bình giảng
- Kt: động não
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp (1’)
8A 8B
2 Kiểm tra bài cũ (3’)
? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3 Bài mới- Giới thiệu bài (1’)
Năm học lớp 6 và lớp 7 các em đã được tập làm thơ 5 chữ, thơ lục bát Năm học này, chúng ta sẽ được tập làm thơ bảy chữ Hy vọng rằng các em sẽ có dịp trở thành thi sĩ với nhiều khám phá thú vị.
Hoạt động 1 Thời gian 20’
Mục tiêu: HDHS nhận diện luật thơ
Phương pháp: Đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
KT: Động não, đặt câu hỏi và trả lời
Gv dùng bảng phụ ghi các ví dụ trong
SGK
I.Nhận diện luật thơ
Chiều
Trang 2GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các
câu hỏi trong SGK
? Chỉ ra số câu, chữ, vị trí ngắt nhịp,
vần và luật bằng trắc của các câu thơ
trong bài thơ? (Đối tượng HSTB)
- Số câu: 4; số chữ: 7 chữ một câu =>
28 chữ
- Ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3, cũng có khi
3/4
- Vần: vần bằng, gieo ở cuối các câu 1,
2, 4
- Mối quan hệ bằng trắc:
1, Các tiếng thứ 2, 4, 6 của các câu 1 và
2, 3 và 4 đối nhau
2, Các tiếng thứ 2, 4, 6 của các câu 2 và
3 niêm nhau
(Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục
phân minh)
Luật bằng trắc theo hai mô hình sau:
1, B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
2, T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B T T
T T B B T B B
Chiều hôm/thằng bé/cưỡi trâu về (vần)
B B B T T B B
Nó ngẩng đầu lên/hớn hở nghe (vần)
T T B B T T B Tiếng sáo diều cao/vòi vọi rót
T T B B B B T
Vòm trời trong vắt/ánh pha lê (vần)
B B B T T B B
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
Hoạt động 2 Thời gian 15’
Mục tiêu:HDHS sửa bài thơ
Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề
KT: Động não, đặt câu hỏi và thực hành
? Bài thơ của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai.
Hãy chỉ ra lỗ sai, nói lí do và tìm cách sửa
lại cho đúng? (Đối tượng HSTB)
- Bài thơ chép sai 2 chỗ:
+ Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy,
dấu phẩy gây đọc sai nhịp
+ “ánh xanh xanh” sai vần
- Cách sửa:
+ Bỏ dấy phẩy
II Sửa bài thơ
TỐI
Trong túp lều tranh, cánh liếp che Ngọn đèn mờ tỏ, ánh lập lòe Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng Như bước thời gian đếm quãng khuya
Trang 3+ Sửa chữ xanh thành 1 chữ hiệp vần với
chữ che (xanh lè, vàng khè, lập lòe )
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
4 Củng cố (2’)
? GV hệ thống lại kiến thức bài học
5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Học bài, nắm kiến thức bài học
- Chuẩn bị bài: “Tập làm thơ bảy chữ” (tiếp): làm tiếp bài thơ còn dang dở trong SGK, tự làm một bài thơ bảy chữ
Trang 4Ngày soạn: 18/12/2019 Tiết 71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: LÀM THƠ BẢY CHỮ
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (như tiết 70)
II CHUẨN BỊ (như tiết 70)
III PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT (như tiết 70)
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP (như tiết 70)
1 Ổn định lớp (1’)
8A 8B
2 Kiểm tra bài cũ (3’)
? Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3 Bài mới- Giới thiệu bài (1’)
Hôm nay cô trò chúng ta cùng tiếp tục hoạt động làm thơ bảy chữ
Hoạt động 1 Thời gian 20’
Mục tiêu: HDHS tập làm thơ
Phương pháp:Vấn đáp, thuyết trình, nêu vấn đề
KT: Động não, đặt câu hỏi và trình bày
Gv dùng bảng phụ ghi sẵn các câu thơ trong
SGK, yêu cầu HS làm tiếp
Gợi ý:
- Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng cuội ở
cung trăng Như thế là đề tài bài thơ xoay
quanh chuyện thằng Cuội, hau câu sau cũng
phải nương theo hướng ấy
- Hiệp vần với từ “rằng”
GV yêu cầu HS làm tiếp bài thơ còn dang dở
trong SGK
+ Gợi ý: chủ đề bài thơ là mùa hè (mùa hè,
vui thú nghỉ hè, dặn dò bạn bè, hẹn hò nhau
năm học mới)
+ Hiệp vần “e” ở cuối câu
+ Yêu cầu phải đúng luật bằng trắc
I Tập làm thơ 1,Làm tiếp hai câu thơ cuối
Một số gợi ý:
1, Đêm đêm nhìn xuống nơi trần thế Tựa gốc cây đa với chị Hằng
2, Đáng cho cái tội quân lừa dối Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng
3, Cõi trần ai cũng tường mặt nó Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
2, Làm tiếp hai câu thơ cuối Một số gợi ý:
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn Tha hồ vui vẻ bên bạn bè
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
Hoạt động 2 Thời gian 15’
Mục tiêu: HDHS đọc các bài thơ tự làm
Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
Trang 5KT: động não, thực hành
GV yêu cầu HS đọc các bài thơ đã tự làm ở
nhà
GV hướng dẫn HS khác nhận xét
GV nêu ưu điểm, nhược điểm và cách sửa
II Đọc thơ
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
4 Củng cố (2’)
? GV hệ thống lại kiến thức bài học
5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- Xem lại luật thơ bảy chữ, làm thêm một số bài thơ theo chủ đề “Học tập”
Trang 6Ngày soạn:18/12/2019
Tiết 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức
- Ôn tập củng cố các kiến thức về văn-Tiếng Việt- tập làm văn trong chương trình HKI
- Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi về cách dùng từ, đặt câu.
2 Kĩ năng
- Kĩ năng bài dạy: nhận ra đuợc ưu khuyết điểm của mình trong bài làm để phát huy
ưu điểm và hạn chế nhược điểm
- Kĩ năng sống:
+ Ra quyết định: Lựa chọn cách ôn tập, làm bài phù hợp, hiệu quả
+ Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về việc ôn tập kiến thức, làm bài
3 Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, thái độ học tập tích cực, tự giác
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác
II CHUẨN BỊ
GV : Chấm bài, chữa bài
HS: Ôn lại kiến thức.
III PHUƠNG PHÁP – KĨ THUẬT
- Thuyết trình, vấn đáp, thực hành, động não
IV TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1 Ổn định lớp (1’)
8A 8B
2 Kiểm tra bài cũ: Không
3 Bài mới- Giới thiệu bài
Hoạt động 1
Thời gian 19’
Mục tiêu:Nhận xét, trả bài kiểm tra học kì
PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
KT: động não, trình bày
- Gv chỉ ra những cố gắng
của hs để các em phát huy
trong những bài kiểm tra
sau
I Trả bài kiểm tra học kì
1 Nhận xét chung
a Ưu điểm: Nhìn chung các em đã xác định được
yêu cầu của câu hỏi và đã trả lời đúng theo yêu cầu
Trang 7- Gv chỉ rõ những hạn chế
của hs để các em khắc phục,
sửa chữa trong các bài kiểm
tra sau
- Gv công bố kết quả cho
học sinh
- Gv chữa bài- công bố đáp
án đúng cho học sinh chữa
vào bài
Một số bài làm tương đối tốt, trình bày rõ ràng, sạch
sẽ, không mắc lỗi chính tả
b Nhược điểm: Bên cạnh đó vẫn còn có em chưa
học bài, chưa xác định được yêu cầu của đề bài, trả lời chưa đúng với yêu cầu của đề bài Vẫn còn có bài trình bày còn bẩn, gạch xoá nhiều, chữ viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả, không thể đọc được
2 Chữa bài
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
Hoạt động 2
Thời gian 20’
Mục tiêu: Nhận xét, trả bài kiểm tra Tiếng Việt
PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề
KT: động não, trình bày
GV nhận xét chung về bài
làm của HS
GV dựa vào phần đáp án
biểu điểm ở tiết kiểm tra để
chữa bài cho HS
II Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
1 Nhận xét chung
* Ưu điểm
- Đa số các em xác định đựơc đề bài, làm bài tốt, trình bày sạch sẽ
- Biết vận dụng kiến thức trong phần luyện tập
- Một số bài làm tốt, trình bày sạch sẽ
* Khuyết điểm
- Một số bạn chữ xấu, trình bày cẩu thả
- Còn bài chưa đọc kĩ đề, làm sai
- Một số bài mắc nhiều lỗi chính tả
2 Chữa bài
- Dựa theo đáp án đã xây dựng
3 Trả bài
Điều chỉnh, bổ sung giáo án
4 Củng cố (2’)
- Gv đánh giá tiết học
5 Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài (3’)
- VN ôn lại kiến thức đã học
- Soạn bài: Nhớ rừng Theo hệ thống câu hỏi sau:
Trang 8PHIẾU HỌC TẬP
? Tìm hiểu tác giả, xuất xứ văn bản?
? Tìm hiểu cách bố cục?
? Em hãy cho biết, trong đoạn thơ đầu, hổ rơi vào cảnh ngộ nào?
? Trong cảnh ngộ đó, hổ có tâm trạng gì? Những từ ngữ nào thể hiện tâm trạng đó?
? Em hiểu thế nào là “Gậm một khối căm hờn”? Khối căm hờn ấy thể hiện thái độ sống và nhu cầu sống như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ở câu thơ này?
? Qua khổ thơ này em thấy tâm trạng con hổ ở vườn bách thú như thế nào?
HS: đọc thầm lại đoạn thơ 4
? Cảnh vườn bách thú được diễn tả qua những chi tiết nào?
? Dưới cái nhìn của vị chúa sơn lâm thì đó là cảnh như thế nào?
? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng gì trong tình cảm của vị chúa sơn lâm?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, cách ngắt nhịp trong đoạn thơ này? Giọng điệu đó góp phần bộc lộ điều gì?