Gợi ý phương thức t.chức - GV trong thực tế, để chuyển một cách nhanh chóng và tiệt lợi từ mạch điện hở sang mạch điện kín ngườ ta làm ntn + HS nêu và trình bày theo cách mà HS đang s[r]
Trang 1Ngày soạn: 01/1/2019
Bài 19: DÒNG ĐIỆN NGUỒN ĐIỆN( 3 Tiết) I- Mục tiêu
1 Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa dòng điện
- Nêu được đặc điểm bên ngoài nhận biết nguồn điện, mục đích sử dụng nguồn điện
- Nhận biết được một số loại nguồn điện thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
- Nêu được khái niệm về mạch điện, đặc điểm của mạch điện hở, kín, cách chuyển từ mạch hở sang mạch kín và ngược lại
2 Kĩ năng
- Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán
- Vận dụng kiến thức đã học trong bài để đề xuất phương án giải quyết một số vấn đề hay để giải thích một số hiện tượng về điện trong đời sống
3 Thái đô: Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học và có tác phong của nhà khoa học
4 Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS
- Năng lực tự học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực tính toán, trình bày trao đổi thông tin
- Năng lực thực hành thí nghiệm
II- Chuẩn bi
1 Giáo viên: Một số nguồn điện: Pin, acquy, mạch điện gồm một nguồn, dây nối, khóa K và bóng đèn
2 HS: Chuẩn bị bài và dụng cụ theo yêu cầu của GV
III- Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1 Hướng dẫn chung: PP thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài
Sử dụng pp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ĐVĐ bằng cách cho HS khởi động trả lời câu hỏi tại sao khi cọ xát vào tấm phim nhựa, chạm bút thử điện vào bút thử điện lóe sáng rồi vụt tắt, hiện tượng đó không xảy ra với bóng đèn điện trong nhà.
Từ hoạt động khởi động, HS được hình thành khái niệm dòng điện, nguồn điện, mạch điện có nguồn điện và dụng cụ điện
Sau khi hệ thống hoá kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, tình huống trong thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ngoài lớp học
Chuỗi các hoạt động học
S
T
T
Nội dung Hoạt
1 Khởi động HĐ 1 Tại sao
2 Hình thành
kiến thức HĐ 2 I- Dòng điện
HĐ 3 II- Nguồn điện
HĐ 4 III- Mạch điện có nguồn điện và dụng
cụ điện
1 Mạch điện hở
HĐ 5 2 Mạch điện kín
HĐ 6 3 Cách chuyển từ mạch điện hở sang
mạch điện kín và ngược lại
Trang 23 Hoạt động
luyện tập
HĐ 7 Luyện tập
4 Vận dụng HĐ 8
5 Tìm tòi mở
2- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TỪNG HOẠT ĐỘNG
A- Khởi động
HĐ 1: Tại sao
a Mục tiêu: - Tạo ra sự tò mò về hiện tượng bút thử điện lóe sáng.
b Gọi ý tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm như HD:
B1: Cho bút thử điện chạm vào tấm fiml nhựa quan sát hiện tượng xảy ra với bóng đèn bút thử điện
B2: Cọ xát tấm film nhựa bằng tấm vải Sau đó đặt tấm nhôm lên rồi đặt bút thử điện vào tâm nhôm Quan sát hiện tượng xảy ra với bút thử điện
- GV yêu cầu HS sau khi quan sát hiện tượng trả lời câu hỏi
? Tại sao khi tấm pim được tích điện, chạm bút thử điện vào mảnh tôn thì thấy đèn lóe sáng Tại sao bóng đèn léo sáng rồi tắt ngay
? Tại sao bóng đèn pin và bóng đèn điện thắp sáng ở nhà khi bật công tắc không lóe sáng rồi tắt ngay giống như bóng đèn bút thử điện
c Sản phẩm hoạt động: Các nhóm báo cáo được KQ hoạt động nhóm và ghi vở cá nhân
- HS làm được thí nghiệm Đặt bút thử điện vào thấy bóng đèn bút thử điện lóe sáng.
- HS trình bày theo ý hiểu của mình
d Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?
- Để đảm bảo thí nghiệm thành công HS phải tiến hành cọ xát nhiều lần vào tấm phim nhưa Sau đó mới đặt tấm nhôm vào( ko được đặt tấm nhôm trước khi cọ sát và trong quá trình cọ sát)
B- Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 2: Dòng điện
a Mục tiêu: - Phát biểu được định nghĩa dòng điện
b Gợi ý phương thức t.chức
- GV yêu cầu HS cá nhân điền từ thích hợp vào ô trống và báo cáo theo các nhóm lớn
+ HS tiến hành hoàn thành bảng điền từ
c Sản phẩm hoạt động: HS hoàn thành phần điền bảng và ghi vở
Trước khi đèn bút thử điện lóe snags, tấm phim được tích điện Sau khi đèn ở bút thử điện lóe sáng rồi tắt, tấm phim không còn điện tích nữa.
Vậy, đèn lóe sáng là do có dòng các điện tích dịch chuyển qua có hướng, đèn tắt là do không còn có dòng các điện tích dịch chuyển qua có hướng.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
d Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- HS không phân biệt được bóng đèn sáng là phải có các electron chạy qua
HĐ 3: Nguồn điện
a Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm bên ngoài nhận biết nguồn điện, mục đích sử dụng nguồn điện.
b Gợi ý phương thức t.chức
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 19.2 và hoàn thành phần điện từ vào ô trống
+ HS quan sát và hoàn thành phần nội dung điền từ vào trông trống
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời
? Nguồn điện là gì Nêu đặc điểm chung của nguồn điện
Trang 3c Sản phẩm hoạt động: HS nghiên cứu, đọc thông tin trong SHD và trả lời câu hỏi
Bóng đèn pin sáng được là do có dòng điện chạy qua bóng đèn.Dòng điện này do các cục pin trong đèn cung cấp Khi pin hết điện, bóng đèn không sáng nữa vì không có dòng điện do pin cung cấp chạy qua bóng đèn Bóng đèn ở đèn pin sáng lâu được do pin lâu hết điện.
Bóng đèn để bàn sáng được do có dòng điện chạy qua bóng đèn Dòng điện này do điện dẫn đến ổ cắm cung cấp Khi mất điện, bóng đèn không sáng nữa vì không có dòng điện từ điện ở ổ điện cung cấp chạy qua bóng đèn Bóng đèn điện sáng cho đến khi điện dẫn đến ổ cắm mất điện hoặc ta tắt công tắc đèn điện.
Vậy pin và điện dẫn đến ổ cắm là nguyên nhân duy trì dòng điện chạy qua bóng đèn pin và bóng đèn trong gia đình.
Khái niệm nguồn điện: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ điện hoạt đông Nguồn điện có hai cực dương và âm.
Kí hiệu nguồn điện: cực dương vạch dài, âm vạch ngắn Kí hiệu + và
Các nguồn điện thường dùng: Pin,ác quy, ổ cắm( nơi cung cấp nguồn điện)
d Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- Cần làm rõ khái niệm nguồn điện, cực và kí hiệu của nguồn điện
HĐ 4: Mạch điện có nguồn điện và dụng cụ điện
1 Mạch điện hở
a Mục tiêu: - Biết khái niệm mạch điện Khi nào môt mạch điện được gọi là mạch điện hở
b Gợi ý phương thức t.chức
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
? Mạch điện là gì
+ HS đọc thông báo trong SHD- Tr160 và trả lời câu hỏi và ghi vở
- GV yêu cầu HS hoàn thành phần nội dung điền từ và hoàn thành khái niệm machjd diện hở
? Mạch điện hở là gì
+ HS hoàn thiện phần điền từ và trả lời câu hỏi
c Sản phẩm hoạt động:
Mạch điện gồm: Nguồn điện, dụng cụ điện và các dây dẫn điện.
Mạch điện gồm nguồn điện, dụng cụ điện và dây dẫn điện được gọi là hở khi: Ít nhất môt đầu của các dụng cụ điện chưa được nối vào nguồn điện Khi đó chưa có dòng điện chạy qua dụng cụ điện, nên dụng cụ điện chưa hoạt đông.
d Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- Lưu ý HS: Khi dụng cụ điện được nối một dây vào nguồn điện thì dụng cụ không hoạt động, mạch
hở Cần phải xử lí ngay: Ko để dụng cụ tiếp tục ở trạng thái đó mà phải rút đầu dây kết nối khỏi nguồn
HĐ 5: Mạch điện kín
a Mục tiêu: - Biết khi nào môt mạch điện được gọi là mạch điện kín.
b Gợi ý phương thức t.chức
- GV yêu cầu HS đọc thông tin + quan sát hình 19.5 và trả lời câu hỏi:
? Mạch điện kín là gì
+ HS hoàn thiện phần điền từ và trả lời câu hỏi
c Sản phẩm hoạt động:
Mạch điện gồm nguồn điện, dụng cụ điện và dây dẫn điện được gọi là kín khi:Các đầu của dụng cụ điện đã được nối vào nguồn điện Khi đó đang có dòng điện chạy qua dụng cụ điện, nên dụng cụ điện đang hoạt đông.
d Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- Lưu ý HS: Các thiết bị điện khi hoạt động nghĩa là khi đó mạch điện được gọi là mạch kín
Trang 4HĐ 6: Cách chuyển từ mạch điện hở sang mạch kín và ngược lại
a Mục tiêu: - Biết cách chuyển từ mạch hở sang mạch kín và ngược lại.
b Gợi ý phương thức t.chức
- GV trong thực tế, để chuyển một cách nhanh chóng và tiệt lợi từ mạch điện hở sang mạch điện kín ngườ ta làm ntn
+ HS nêu và trình bày theo cách mà HS đang sử dụng chuyển mạch kín, hở
- GV: Chú ý trường hợp chuyển từ kín sang hở, phải đảm bảo các cực của nguồn được ngắt hoàn toàn khỏi các dụng cụ điện( nên dùng attomat)
c Sản phẩm hoạt động:
- Chuyển từ mạch hở sang mạch kín: Cho các dụng cụ được cắm trực tiếp vào nguồn, bật công tắc, cầu dao.
- Chuyển từ kín sang hở: Cho ác dụng cụ được rút pích cắm khỏi nguồn, tắt công tắc,
attomat.
d Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- HS chưa hiểu được ý nghĩa của việc ngắt hoàn toàn nguồn điện ra khỏi dụng cụ điện
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ 7: Luyện tập
a Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học vận dụng vào thực tế
b Gợi ý tổ chức hoạt động
- GV yêu cầu HS cá nhân hoàn thiện các bài tập phần hoạt động C
-HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà, hoàn thiện và báo cáo trước lớp
c Sản phẩm hoạt động: Báo cáo kết quả hoạt động giời sau
Tên ba dụng cụ điện ở nhà
em thường dùng
Loại nguồn điện cung cấp cho dụng cụ hoạt đông
Cách chuyển từ mạch điện( có nguồn và dụng cụ điện) hở sang kín
Máy chiếu
Bóng đèn tuýp
Quạt điện
d Dự kiến tình huống có thể xảy ra
- HS có thể nêu nhiều dụng cụ, nên định hướng là những dụng cụ trong lớp học,phòng ở
D Hoạt động vận dụng
- Tìm hiểu cách mắc mạch điện trong hình 19.2
E Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Ngắt mạch điện tự động bằng aptomat và cầu chì
NHẬN XÉT SAU GIỜ
………
………
………
………
………