1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu dứa chế biến của việt nam thực trạng và giải pháp

97 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 22,6 MB

Nội dung

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC KINH TE TP.HO CHi MINH

NGUYEN NGOC DIEM HONG

XUAT KHAU DUA CHE BIEN CUA VIET NAM:

THUE TRANG UÑ GIẢI PHÉP

Chuyên ngành : Ngoại thương

Mãsố : 5.02.05

LUẬN ÁN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN DONG PHONG

Trang 3

Loi cam ou

Luận văn này được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập tại lớp trong hơn hai năm và quá trình thu thập tài liệu số liệu, phân tích, tính toán, tổng hợp, trong hơn nửa năm

Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cám ơn Thẩy Tiến sỹ

NGUYÊN ĐÔNG PHONG đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tôi

trong quá trình thực hiện luận văn; đồng thời tôi cũng xin trân

trọng cám ơn tất cả Thấy, Cô của Khoa Thương mại và Du lịch

cùng các Thây Cô của những khoa khác tại Trường Đại học Kinh

tế Tp.Hồ chí Minh đã cùng Thầy Phong truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong quá trình theo học tại Trường

Kế đến, tôi xin dành lời cám ơn chân thành đến ông Nguyễn

văn Kỳ - Tổng Thư ký Hiệp hội Vinafmit, các chuyên viên tại Bộ

Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các chuyên viên tại Tổng

Công ty Rau quả Việt Nam và các chuyên viên tại những doanh

nghiệp chế biến, xuất khẩu Dứa đã tận tình hỗ trợ, cung cấp tài

liệu, thông tin, đóng góp ý kiến cho tơi để hồn thành tốt luận

văn này

Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn Thầy Hiệu trưởng PGS.TS Vũ

Trọng Khải, Thây Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh ~ Th.S Phạm Ngọc Thứ và các đồng nghiệp của tôi tại Trường Cán bộ

quản lý Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn II, tồn thể bạn bè

tại lớp Cao học 9 cũng như gia đình tôi đã đành nhiều sự hỗ tro, động viên, khích lệ trong suốt quá trình tôi tham dự lớp học và thực hiện luận văn

Trang 4

MỤC EỤC ` Trang

LỜI MỞ ĐẦU vn 2101212122 222222121211212101201222 22 xxe 1

1 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu

2 Phạm vi nghiên cứu

3 Phương pháp nghiên cứu 4 Nội dung nghiên cứu

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN co 4

1.1 Xuất khẩu - Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển

Cu đền Kiiđh TẾ duẾ đổ sách kh ng 122169256582 xbsEnbxkske 4 1.11 Kháiniệm 1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ 1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nền ee Ã

kinh tế quốc dân .- -. 221 2112222211111 111111 1+ 5 1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu "

13 Một số biện pháp chủ yếu để tăng cường xuất khẩu

1.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, đổi mới cơ cấu ngành hàng và mặt hàng xuất khẩu §

1.3.2 Nhóm các biện pháp tài chính

1.3.3 Nhóm các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu

1.4 Khái quát về tình hình sản xuất Dứa quả và chế biến

công nghiệp Dứa trên thế giới trong giai đoạn hiện nay 12

1.4.1 Dứa quả ~ nguồn gốc và chủng loại 1.4.2 Tình hình sản xuất Dứa quả trên thế giới

1.4.3 Tình hình xuất khẩu Dứa quả chế biến trên thế giới l7

1.5 Bài học kinh nghiệm về sản xuất, chế biến, xuất khẩu Dứa

của một số quốc gia trên thế giới

1.5.1 Bài học kinh nghiệm của Thái Lan

1.5.2 Bài học kinh nghiệm của Philippines 1.5.3 Bài học kinh nghiệm của Malaysia

KẾT luận CHƯHE TÍtcs:brenh 6 H6 (GUGGBt3RUANENAGWRSB14.)4081081588ì8li808388512390848 2

Chương II THỰC TRẠNG SẲN XUẤT VÀ XUAT KHAU DUA QUA

CHẾ BIẾN CỦA VIỆT NAM (1997-202) n2 Hee 25

2.1 Tổng quan về sản xuất Dứa quả tại Việt Nam

2.1.1 Diện tích trồng Dứa và sản lượng Dứa quả sẽ

2.1.2 Các chủng loại Dứa được trồng phổ biến tại Việt Nam 27

Trang 5

2.1.3 Năng suất và giá cả

2.2 Tổng quan về công nghiệp chế biến Dứa tại Việt Nam

2.2.1 Nguồn nguyên liệu cung ứng

2.2.2 Các sản phẩm chế biến chủ yếu

2.2.3 Các đơn vị chế biến

2.2.4 Công nghệ bao bì

2.3 Tổng quan về tình hình xuất khẩu sản phẩm Dita chế biến của Việt Nam

2.3.1 Thị trường xuất khẩu 2.3.2 Giá cả xuất khẩu 2.4 Tình hình xuất khẩu Dứa chế biến của các doanh nghiệp VN 2 2 2.5 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Dứa chế biến của Việt Nam 43

2.5.1 Ma trận dị biệt cho sản phẩm Dứa chế biến của Việt Nam 43

2.5.2 Định vị sản phẩm Dứa chế biến của Việt Nam 44

2.6 Phantich SWOT của sản phẩm Dứa chế biến XK của VN 48 2.6.1 Điểm mạnh 2.6.2 Điểm yếu 2.6.3 Cơ hội 2.6.4 De doa Kết luận Chương II

Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG XUẤT KHAU DUA CHE BIEN CUA VIET NAM (2001-2010) .61

3.1 Quan điểm và căn cứ để xuất giải pháp „6Ï 3.1.1 Quan điểm

3.1.3 Căn cử

3.2 Một số giải pháp

3.2.1 Định hướng thị trường xuất khẩu

Trang 6

Bang 1: Bang 2: Bang 3: Bang 4: Bang 5: Bang 6: Bang 7: Bang 8: Bang 9: Bang 10: Bang 11: Bang 12: Bang 13: Bảng l4: Bảng 15: Bảng l6: DANH MU€ BANG Trang

Vùng trồng và đặc điểm các giống Dứa e 13

So sánh chất lượng Dứa Queen với Dứa Cayenne 14

Tình hình xuất khẩu Dứa trên thế giới - cà: 17 Tình hình sản xuất Dứa quả của Việt Nam = Quy hoạch đất trông Dứa tại các vùng sản xuất tập trung 26

Diện tích trồng Dứa cayenne theo đơn vị hành chính

Các đơn vị chế biến Dứa của Việt Nam - c2 32

Thị trường xuất khẩu Dứa chế biến của Việt Nam 37

Giá xuất khẩu bình quân của các sản phẩm Dứa chế biến 38

Tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trực thuộc TCTy Rau quả Việt Nam

Tình hình xuất khẩu Dứa chế biến của TCTy Rau quả

Việt Nam phân theo mặt hàng

Tình hình xuất khẩu Dứa chế biến của TCTy Rau quả

Việt Nam phân theo thị trường

Ma trận đị biệt của sản phẩm đứa chế biến của Việt Nam

Sức mạnh cạnh tranh và sức hấp dẫn của thị trường 47 Ma trận sức mạnh cạnh tranh - sức hấp dẫn của thị trường

So sánh các yếu tố chi phí và doanh thu của các loại cây

Trang 7

Phụ lục 1: Phụ lục 2: -

Phụ lục 3:

Phụ lục 4:

DANH MỤC PHU LUC

Điện tích, sản lượng Dứa phân theo địa phương

Năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng quả của các giống Dứa

Cayenne trồng tại Việt Nam

Hiện trạng và khả năng chuyển đổi dat sang trồng Dứa tại các tỉnh vùng nguyên liệu

Trang 9

1 Tính cấp thiết và mục tiêu nghiền cứu của đề tài:

Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc khu vực châu Á gió mùa Do đặc điểm về khí hậu và thời tiết, trái cây của Việt Nam rất phong phú về chủng loại và đa dạng về hương vị: đứa, xoài, mãng cụt, nhãn, chôm chôm, Nổi bật trong những loại trái cây nhiệt đổi phải kế đến Dứa, không phải chỉ về màu sắc đẹp, hương thơm quyến rũ, vị đậm đà mà còn là tính kinh tế trong việc tận dụng nguồn đất, thời vụ ngắn ngày, khả năng đưa vào chế biến thành các sẩn phẩm công nghiệp đa dạng,

Dứa có giá trị dinh dưỡng cao, chứa 8-12% hàm lượng đường; 0,6% acid và 0,4-0,6% khoáng chat (Kali, Calci, Magné, .) Đặc biệt là nếu với giống tốt và điều kiện chăm sóc hợp lý thì có thể đạt đến 15-16% hàm lượng đường, trong đó 66% 14 saccarose, 34% 14 glucose va fructose Trong nước Dứa được ép nguyên chất có chứa 24-28% vitamine C, riêng trong cụm lá ngọn có chứa hàm lượng vitamine C rất cao Sau khi quả Dứa được đưa vào chế biến thì những phụ liệu, phế liệu vẫn cồn có thể dùng sản xuất ra các loại sản phẩm có giá trị thương phẩm như: rượu cồn, rượu “vang; thức ăn gia súc, Tại Philippines, lá Dứa còn được dùng để sản xuất giấy và các loại chỉ đệt c có độ bển cao, màu óng ánh, không thấm nước, có thể đệt thành loại vải có tên là “Pina” Điểm đặc biệt là trong chỗi ngọn của cây Dứa có chứa chất Bromelin là loại men có độ phân hủy protein rất cao, thích hợp cho việc sản xuất các loại thức ăn cho gia súc

Từ những tính năng ưu việt vừa nêu trên, tại Việt Nam, có thể nói, Dứa

không chỉ được sử dụng để ăn tươi như các loại trái cây nhiều sinh tố và chất bổ

dưỡng khác mà, Dứa còn là loại trái cây truyền thống duy nhất được đưa vào chế biến công nghiệp từ hơn ba mươi năm nay và đã trở thành một trong những nhóm mặt hàng rau quả xuất khẩu chủ lực của đất nước qua nhiều thập kỷ Dứa chế biến của Việt Nam đã có mặt trên gần 50 thị trường của tất cả các châu trong đó có các thị trường khá “khó tính” Tuy nhiên, tổng sản lượng xuất khẩu Dứa chế biến hàng năm của Việt Nam còn khiêm tốn, thị phân còn nhỏ bé so với tiểm năng Nguyên nhân chủ yếu do giá cả kém cạnh tranh, năng lực sản xuất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường thế giới với khối lượng lớn Trong những gần đây đã xuất hiện nhiều vùng trồng Dứa tập trung và nhiều nhà máy chế biến Dứa va được đầu tư xây dựng mới Đây có phải là hướng đầu tư đúng đắn mang tính ổn định, lâu dài mở ra một triển vọng mới cho ngành chế biến Dứa xuất khẩu?

Trang 10

2 Phạm vi nghiên cứu:

Để tài nghiên cứu được bắt nguồn từ việc tham khảo các tài liệu về sản

xuất và tiêu thụ Dứa tại một số nước trên thế giới, tài liệu về sản xuất và tiêu

thụ Dứa tại Việt Nam và tài liệu về sản xuất và xuất khẩu Dứa chế biến tại các

công ty thuộc Tổng Công ty XNK Rau quả Việt Nam

Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên số liệu dùng để tổng hợp, so sánh, tính toán, phân tích chỉ được giới hạn trong vòng năm năm, từ 1997 đến 2002

Trong các sản phẩm Dứa chế biến công nghiệp thì Dứa đóng hộp là sản phẩm Dứa chế biến truyền thống, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng Dứa chế biến cũng như trong tổng sản lượng Dứa xuất khẩu của Việt Nam

Về phân các đơn vị chế biến Dứa thì Tổng Công ty Rau quả Việt Nam là đơn vị chuyên ngành về chế biến và xuất khẩu rau quả, trong đó chế biến và xuất khẩu Dứa chiếm tỷ trọng cao nhất Hơn nữa, Tổng Công ty Rau quả Việt Nam lại là đơn vị chế biến và xuất khẩu Dứa quả lâu đời nhất, có nhiều kinh

nghiệm nhất trong số những đơn vị chế biến và xuất khẩu rau quả khác

Với những lý do trên để tài này chọn sản phẩm Dita đóng hộp làm sản phẩm nghiên cứu chính, Tổng Công ty Rau quả Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu chính và không gian nghiên cứu chính

3 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu dùng trong việc thực hiện luận văn này là:

- _ Phương pháp thống kê và phân tích - tổng hợp để thấy được năng lực sản

xuất, chế biến Dứa của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực thuộc đối thủ cạnh tranh của Việt Nam

- Phương pháp diễn dịch - quy nạp để từ các số liệu thống kê, tính toán có

thể xác định được quy luật phát triển của ngành Dứa chế biến của Việt Nam

- Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để từ thực trạng của hoạt động sản xuất, chế biến Dứa của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2002,

để xuất một số giải pháp góp phân tăng cường xuất khẩu Dứa chế biến cho giai đoạn 2001-2010

- Phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến của những người có kinh

nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và xuất khẩu Dứa 4 Nội dung đề tài:

Trang 11

Chương I: cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, bài học kinh nghiệm vỀ sản xuất, chế biến và xuất khẩu Dứa của một số quốc gia trên thế giới

Chương II: thực trạng sản xuất và xuất khẩu Dứa chế biến của Việt Nam trong giai đoạn 1997-2002

Trang 12

Chuong 1

CO SO LY LUAN

Trang 13

11 XUẤT KHẨU ; VAI TRO CUA XUAT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIEN CỦA NÊN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1.1 Khái niệm:

Xuất khẩu là một trong những nội dung của thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một nước với nước khác

Từ trước đến nay, khi để cập đến hàng hóa xuất khẩu, người ta chỉ nghĩ đến

những hàng hóa vật chất (thực phẩm chế biến, sắt thép, dầu mỏ, .), nhưng thực

chất thì xuất khẩu còn bao gồm cả lĩnh vực dịch vụ (hàng không, ngân hàng,

khách sạn, chuyển giao công nghệ, .) 1.12 Mục tiêu - Nhiệm vụ:

Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu thực hiện chức năng lưu thông hàng hóa

giữa trong nước với ngoài nước

Trong từng doanh nghiệp hoặc trong từng giai đoạn cụ thể của quá trình

phát triển nên kinh tế quốc dân, xuất khẩu có những mục tiêu khác nhau Tuy

nhiên, mục tiêu chung nhất và chủ yếu nhất của hoạt động xuất khẩu của một

quốc gia là để nhập khẩu, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của nền kinh tế trong

nước như: nhu cầu tiêu dùng, nhu cẩu sản xuất, nhu cầu của công cuộc công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhu cầu giải quyết công ăn việc làm

Để thực hiện tốt mục tiêu này, trong giai đoạn hiện nay, xuất khẩu có những nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Dam bdo kim ngach nhập khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và

hiện đại hóa đất nước Trong giai đoạn đầu của quá trình này, một quốc gia

cần rất nhiều vốn để có điều kiện tiếp cận được những đầu vào mới, những

công nghệ mới cũng như những kinh nghiệm quản lý tiên tiến cho nền sản

xuất công nghiệp trong nước Xuất khẩu, với trọng trách tạo ra nguồn ngoại

tệ dổi dào chủ yếu bằng chính nội lực, sẽ giải quyết phần lớn những nhu

cầu nhập khẩu và chuyển giao công nghệ Hơn nữa, xuất khẩu còn đảm bảo

cho quá trình công nghiệp hóa đất nước thông qua nhiệm vụ mở rộng thị trường tiêu thụ cho những sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra

- Khai thác hiệu quả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của đất nước, kích thích các ngành kinh tế trong nước phát triển

- Góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất và kinh doanh trong nước

- Góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống

của người dân

Trang 14

liên kết kinh tế giữa trong nước với ngoài nước Quá trình này không dơn

giản chỉ là để tranh thủ những lợi thế do ngoại thương và phân công lao

động quốc tế mang lại mà còn là sử dụng ngoại thương để thúc đẩy quá

trình phát triển kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường thống

nhất trong nước từ các công ty nước ngoài, tạo quan hệ gắn bó giữa thị

trường trong nước với thị trường ngoài nước

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển của nên kinh tế quốc dân: Thúc đẩy quá trình đổi mới cơ chế quản lý nhà nước đối với ngành ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng Để một quốc gia có thể xuất khẩu được và thực hiện được phân công lao động quốc tế thì buộc mọi thủ tục, cơ chế quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này phải được khu vực hóa và quốc tế hoá cho phù hợp với thủ tục và cơ chế chung của các nước có quan hệ

buôn bán Trong những năm gần đây, trước yêu cầu của hội nhập AFTA, thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, chuẩn bị cho việc gia nhập WTO, › Miệt Nam đang và sẽ phải có nhiều thay đổi cũng như cải cách sâu rộng

hơn nữa trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất khẩu như: hải quan, thuế suất, bảo hộ mậu dịch trong nước, bảo đầm quyền sở hữu trí tuệ,

Tạo nguồn vốn chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu Nguồn vốn cho nhập khẩu có thể được hình thành từ nhiều nguồn như: xuất khẩu hàng hóa

và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ, hoạt động du lịch, xuất

khẩu sức lao động và các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác Trong đó, vay nợ và viện trợ, tuy quan trọng, nhưng trong tương lai phải hoàn trả lại dưới hình thức này hoặc hình thức khác Tương tự, đầu tư nước ngoài là

nguồn vốn có quy mô lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nước ngoài Như Vậy, nguồn vốn có quy mô lớn, mang tính độc lập và quan trọng nhất chính là xuất khẩu Trong thực tiễn, xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu Tuy nhiên, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật

thiết và biện chứng với nhau, vừa là kết quả vừa là tiễn để của nhau Thật

vậy, thúc đẩy xuất khẩu là để tăng cường nhập khẩu nhưng đẩy mạnh nhập

khẩu là để mở rộng và gia tăng khả năng xuất khẩu

Kích thích tăng trưởng kinh tế từ những phản ứng dây chuyển do việc mở

rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước phát triển ổn

định Khi tăng cường xuất khẩu sẽ thúc đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất,

tạo những mặt hàng - nhóm hàng - ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đáp ứng những yêu cầu của thị trường thế giới và của khách hàng về số lượng, chất

lượng và có sức cạnh tranh cao

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh đoanh trong nước, tác động đến sự thay

Trang 15

hóa và hiện đại hóa Để hàng hóa, dịch vụ trong nước xuất khẩu được ra thị

trường thế giới thì đòi hỏi nền sản xuất và kinh doanh trong nước phải

thường xuyên cải tiến và đổi mới quy trình công nghệ, hiện đại hóa máy móc thiết bị, tiếp cận trình độ quản lý tiên tiến,

Góp phần giải quyết vốn, việc làm, công nghệ và sử dụng tài nguyên của đất nước một cách hiệu quả Trong điều kiện nên kinh tế toàn cầu hóa trong

giai đoạn hiện nay, không có mội quốc gia nào có thể phát triển đất nước từ một nên kinh tế đóng cửa Các học thuyết kinh tế từ nhiều năm nay cũng đã

chứng minh tính tất yếu khách quan của hoạt động xuất khẩu Đặc biệt là

đối với những quốc gia mà mức sống của người dân chưa cao, xuất khẩu

mang ý nghĩa vô cùng to lớn trong lĩnh vực đẩy mạnh và mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động Với nguồn ngoại tệ có được từ

xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, chính phủ của quốc gia đó sẽ

có đủ điều kiện để nhập khẩu máy móc thiết bị cũng như các loại nguyên

vật liệu trong nước không hoặc chưa sản xuất được để cải tiến công nghệ,

nâng cao chất lượng sẩn phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và

dịch vụ, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước

Góp phần tăng cường hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực giữa các nước, tạo cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước

Hoạt động xuất khẩu thường xuất hiện sớm hơn các quan hệ kinh tế đối ngoại khác và tạo tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển Ngược

lại, các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền để cho việc mở rộng hoạt động xuất khẩu

12 NHỮNG YẾU TỐ ẲNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của một quốc

gia là:

Chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác xuất khẩu: trong thời đại

hội nhập kinh tế quốc tế, muốn thực hiện xuất khẩu thì mọi chủ trương,

chính sách, đặc biệt là những chủ trương, chính sách liên quan đến xuất

khẩu phải phù hợp với nguyên tắc, quy định quốc tế và khu vực

Những chính sách khuyến khích đối với xuất khẩu và sản xuất hàng xuất

khẩu: giá thành sản phẩm hàng xuất khẩu của những quốc gia đang phát

triển thường cao hơn mặt bằng giá quốc tế Vì vậy, để đảm bảo sự cạnh

tranh hữu hiệu cho sản phẩm của đất nước, Chính phú phải có những chính sách khuyến khích cho khu vực này, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu hoặc

nhập khẩu nguyên vật liệu đến khâu sản xuất hàng xuất khẩu, đầu tư cơ sở

hạ tầng cho vùng nguyên liệu nông sản hoặc khoáng sản xuất khẩu, đầu tư

Trang 16

Nguyên liệu và các vật liệu chính để sản xuất hàng xuất khẩu: đây là nhân

tố nội tại mang tính quyết định chính yếu cho tính đặc trưng của sản phẩm

xuất khẩu, qua đó quyết định yếu tố cạnh tranh của sản phẩm trên thương

trường quốc tế, Để tăng tính chủ động cho nguồn nguyên liệu và vật liệu chính thì, theo thống kê của đại đa số các nhà nghiên cứu, nguồn nguyên

vật liệu chính cấu thành sản phẩm xuất khẩu phải tối thiểu 40% thuộc về

sở hữu của nhà sản xuất, 40% thuộc về sở hữu của mạng lưới cung ứng do nhà sản xuất xây dựng và duy trì qua nhiều năm, cồn lại là mua từ các

nguồn trôi nổi khác

Trình độ công nghệ sản xuất và tính hiện đại của máy móc thiết bị trong sản xuất hàng xuất khẩu: để thắng lợi trong cạnh tranh, hàng hóa phải đạt

được tối thiểu hai yêu cầu là yêu cầu chất lượng sản phẩm cao và yêu cầu

về giá cả cạnh tranh Để thỏa mãn cả hai yêu cầu này thì chỉ có thể dựa

trên việc triển khai, ứng dụng nhanh chóng những thành tựu mới nhất của

thế giới về trình độ công nghệ sản xuất cũng như về máy móc, thiết bị và phương pháp quần lý sản xuất kinh doanh

Trình độ tay nghề của đội ngũ người lao động: trong thời đại ngày nay, khi

mà nên kinh tế các nước đã và đang dựa trên nền tảng sản xuất công

nghiệp hóa, tự động hóa, thậm chí nhiều nước đã đạt đến trình độ cao, thì lao động kết tỉnh trong sản phẩm ngày càng đòi hỏi phải có hàm lượng tri thức cao chứ không chỉ cần sức lao động là đủ Thật vậy, một trong những

yêu cầu của việc đầu tư đổi mới công nghệ và trang thiết bị máy móc là

phải tương xứng với trình độ nghiệp vụ và tay nghề của đội ngũ người lao

động Người lao động có trình độ kỹ xảo thấp chắc chắn không thể chế tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao và như thế sản phẩm không thể

đứng vững trong cạnh tranh và bán ra thị trường nước ngoài

Trình độ quản lý của người lãnh đạo: hiện nay, ngay cả tại Việt Nam, lãnh đạo đã được thừa nhận là một nghề Điều này đồi hỏi người lãnh đạo phải vừa có nghệ thuật quản lý, vừa có trình độ chuyên môn về quản trị Khi trình độ và kỹ năng lành nghề của người lao động ngày càng cao, máy móc

thiết bị ngày càng hiện đại thì yêu cẫu về trình độ của người lãnh đạo càng

phải cao Hơn thế, trong điểu kiện hội nhập kinh tế quốc tế, người lãnh đạo

không những chỉ cần khả năng hiểu biết trong phạm vi doanh nghiệp mà

còn phải có sự hiểu biết tốt về tất cả các lĩnh vực trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế Theo GS.TS Đinh Sơn Hùng, những tiêu chuẩn cần có

của nhà lãnh đạo là:

+ Nhận thức được đúng và đủ những quy luật kinh tế khách quan và có khả năng vận dụng được chúng vào thực tiễn hoạt động của nền kinh tế vi mô cũng như vĩ mô, trong nước cũng như quốc tế Nền kinh tế hoạt

Trang 17

thể thoát khỏi sự chi phối của những quy luật kinh tế khách quan Mọi sự ấp đặt chủ quan, gò ép nền kinh tế phát triển ngược lại với quy luật chỉ có tác dụng tạm thời, thậm chí bóp méo sự phát triển của nền kinh tế quốc đân

+ Có tri thức về khoa học-kỹ thuật, về kỹ năng quản lý; có thối quen thường xuyên cập nhật kiến thức của bản thân để theo kịp với đà phát triển như vũ bão trên thế giới của cuộc cách mạnh khoa học, kỹ thuật và công nghệ

+ Biết sử dụng và bố trí người lao động một cách hợp lý, hiệu quả trên cơ

Sở tạo điều kiện cho người lao động có thể phát huy tối đa trí lực, tài

lực, sức sáng tạo và lòng nhiệt tình trong cơng việc Ngồi ra, người quần lý còn phải có khả năng phát hiện và khơi dậy những khả năng

tiểm tàng trong mỗi cá nhân người lao động, trên cơ sở đó kịp thời bồi

dưỡng để hoàn thiện những khả năng này cho họ

13 MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU

1.3.1 Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chúc nguân hàng, đổi mới cơ cấu ngành hàng và mặt hàng xuất khẩu:

Một trong những phương châm để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là đa

dạng hóa ngành hàng và mặt hàng xuất khẩu Tuy nhiên, bất cứ quốc gia nào

hoặc doanh nghiệp nào cũng cẩn xây dựng cho mình nhóm mặt hàng xuất khẩu

chủ lực nhằm tập trung đầu tư có trọng điểm để tích cực mở rộng quy mô sản xuất, trên cơ sở đó làm đầu tàu kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tạo điều kiện giữ vững và không ngừng tăng nhanh thị phân của quốc gia trên thương trường thế giới

Những mặt hàng xuất khẩu được xem là chủ lực phải hội đủ ba yếu tố:

- Có thị trường ổn định và có lợi thế cạnh tranh tại những thị trường này,

-_ Nguồn lực trong nước déi dao đủ đầm bảo tổ chức sản xuất ổn định với

chi phi thấp,

-_ Đạt kim ngạch có tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung

Như vậy, nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một đất nước hoặc một doanh nghiệp sẽ không mang tính vĩnh viễn mà chỉ có tính lịch sử

Trên cơ sở xây dựng được danh mục những nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ

lực, Chính phủ hoặc người đứng đầu doanh nghiệp cần có chính sách hỗ trợ thông

qua các cơ chế tài chính, tín dụng, thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài

Bên cạnh việc đa dạng hóa ngành hàng và nhóm hàng xuất khẩu, muốn

Trang 18

còn phái đa dạng hóa nguồn hàng Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực chiếm tỷ trọng

cao nhất bao giờ cũng là nguồn hàng thông qua hoạt động sản xuất trong nước từ nguyên vật liệu sẵn có hoặc nhập khẩu Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn hàng xuất

khẩu thì hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động gia công cũng giữ vai trò không

kém phần quan trọng Xét về bản chất, gia công xuất khẩu là một hình thức xuất

khẩu lao động nhưng là loại lao động dưới dạng đã được sử dụng chứ không phải

dưới dạng xuất khẩu nhân công Như vậy, thông qua hoạt động gia công xuất khẩu, một quốc gia hoặc một doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế tương đối về điều kiện lao động đổi dào với giá rẻ để làm tăng nguồn thu ngoại tệ, tận

dụng được năng lực sản xuất trong điều kiện khiếm khuyết về nguồn nguyên vật

liệu có chất lượng cao mà trong nước chưa thể sản xuất với giá thành cạnh tranh,

tận dụng được nguồn vốn từ nước ngoài để bổ sung cho các yếu tố đầu vào trong

quá trình sắn xuất

Để tăng nhanh nguồn hàng cho xuất khẩu, đù từ hoạt động sản xuất hay từ

hoạt động gia công, vấn đề quan trọng là phải tăng cường đầu tư thích đáng cho sản xuất, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp lẫn lĩnh vực công nghiệp Không những thế; để gia tăng nguồn hàng xuất khẩu, Chính phủ còn phải quan tâm, chú trọng đúng mức đối với việc đầu tư cho thương mại, dịch vụ và cơ sở hạ tầng Điều này có nghĩa là, tăng cường xuất khẩu và tăng cường đầu tư phải có mối

quan hệ tác động qua lại, tạo tiền để cho nhau và thúc đẩy nhau cùng phát triển

1.3.2 Nhóm các biện pháp tài chính:

~ Nhà nước bảo lãnh và cung cấp tín dụng xuất khẩu: để tăng cường xuất khẩu thì không chỉ cân thực hiện đa dạng hóa nhóm hàng, ngành hàng: đa

dạng hóa nguồn hàng: mà còn phải đa dạng hóa phương thức thanh toán

Thật vậy, để góp phần tăng thị phần trên thị trường thế giới, các doanh

nghiệp đôi khi phải xuất khẩu hàng hóa theo phương thức bán chịu hoặc bán trả chậm Những phương thức bán hàng này có ưu điểm là giúp gia tăng được kim ngạch xuất khẩu và gia tăng được lượng ngoại tệ do giá bán có tính thêm lãi suất trả chậm Tuy nhiên, những phương thức này cũng bộc lộ

nhược điểm là buộc quốc gia và doanh nghiệp phải đối đầu với nhiều rủi ro hơn, dễ dẫn đến khả năng mất vốn hơn

ĐỂ khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ của các quốc gia thường đứng

ra bảo lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp với ty 16 dén bù thông

thường là 60-70% nhưng cũng có những trường hợp lên đến 100%

Ngoài ra, quá trình sản xuất, chuẩn bị hằng hóa, giao hàng xuất khẩu

là một quá trình đòi hỏi phải mất nhiều thời gian Đó là chưa kể đến

Trang 19

khẩu của Chính phủ thì không thể thiếu được chính sách của các Ngân hàng thương mại trong việc cấp tín dụng ngắn hạn và trung hạn với lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thương mại thông thường cho các doanh nghiệp trước và sau khi giao hàng xuất khẩu

Nhà nước tiến hành trợ cấp cho xuất khẩu: được thực hiện thông qua các

đạng hoạt động như: trực tiếp cấp vốn, cho vay, góp cổ phần, đảm bảo cho

vay, bỏ qua hay không thu các khoản thu mà doanh nghiệp phải nộp, cung cấp hàng hóa hay dịch vụ không phải là ha tang co sở, góp tiền vào cơ chế tài trợ, hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi xuất khẩu

Khi nhận được trợ cấp xuất khẩu, doanh nghiệp không có nhiệm vụ phải hoàn trả lại cho Chính phủ Điều này tạo ra sự khác biệt giữa trợ cấp xuất

khẩu với cấp tín dụng xuất khẩu

Có hai loại trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp trực tiếp và trợ cấp gián tiếp Hiện nay trên thị trường thế giới, trợ cấp xuất khẩu được Chính phủ các

nước sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp; trong

đó, trợ cấp xuất khẩu trực tiếp có xu hướng bị thu hẹp và trợ cấp xuất khẩu

gián tiếp có xu hướng ngày càng tăng và ngày càng được che đậy một cách tinh vi

Trợ cấp trực tiếp là những bù đắp trực tiếp những thiệt hại cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa như: trợ giá mua hàng xuất khẩu hoặc nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng hóa xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế cho người sản xuất khi sản

xuất hàng xuất khẩu, cho người sản xuất hàng xuất khẩu hưởng những ưu đãi về điện, nước, thông tin liên lạc,

Trợ cấp gián tiếp là việc Chính phủ dùng Ngân sách Nhà nước để giới

thiệu, triển lãm, quảng cáo, giúp đỡ kỹ thuật, đào tạo chuyên gia, tạo

những điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp giao dịch xuất khẩu

Sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái: tỷ gìá hối đoái và chính sách về tỷ giá hối đoái là những nhân tố quan trọng trong việc thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái chính thức, do Nhà nước ban hành, không phải là một

yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước đối với hàng nhập khẩu và trên các thị trường xuất khẩu Đối

với những nhà xuất khẩu và những nhà cạnh tranh với hàng nhập khẩu luôn mong ước có được một tỷ giá chính thức được điều chỉnh theo mức lam phát

trong nước cũng như mức lạm phát tại các nền kinh tế của nước đối tác Tỷ

giá hối đoái này được gọi là tỷ giá hối đoái thực tế,

Nếu chỉ số giá cả trong nước tăng lên nhiều so với chỉ số giá cả nước

ngoài thì tỷ giá hối đoái thực tế giẩm xuống và trong trường hợp tỷ giá hối

Trang 20

hối đoái được định giá cao hay còn gọi là hiện tượng cường giá Hậu quả

của hiện tượng cường giá là hàng nhập khẩu trở nên rẻ hơn sản phẩm nội địa và đối với hàng xuất khẩu thì hiệu quả kinh doanh giảm hoặc nếu

những nhà xuất khẩu tăng giá bán để đắm bảo lợi nhuận như cũ thì sẽ bị

giảm thị phần do bị giảm tính cạnh tranh về giá Như vậy, kết quả chung

của hiện tượng cường giá là lượng hàng nhập khẩu tăng lên và lượng hàng

xuất khẩu giảm xuống Để đối phó với tình hình này, Chính phủ phải tìm

mọi biện pháp giảm tỷ lệ lạm phát trong nước xuống đủ mức và trong thời gian đủ đài để phục hồi tỷ giá hối đoái chính thức ở mức sắt với tỷ giá hối

đoái thực tế trên thị trường Ngoài ra, một biện pháp nữa mà Chính phủ cần

làm để đối phó với tình trạng cường giá là phải duy trì được tỷ giá hối đoái

ở mức thị trường chấp nhận được Một khi lạm phát trong nước thường xuyên xây ra thì Chính phủ phải phá giá đồng nội tệ để khôi phục lợi nhuận

cho nhà xuất khẩu Tuy nhiên, việc phá giá tỷ giá hối đoái có thể tạo được tác dụng ngay tức thời là khuyến khích xuất khẩu nhưng trong thực tế, tiền

lương trong nước cũng như các chỉ phí nguyên vật liệu nhập khẩu đâu vào

cho sẩn xuất công nghiệp và các ngành sản xuất khác sẽ có những điễn

biến phức tạp, tác động xấu đến cán cân thanh toán và làm cho nền kinh tế

có thể trở nên tôi tệ hơn Điều này có nghĩa là phá giá nội tệ cần phải cân nhắc và tính toán rất kỹ đến các vấn để kinh tế-xã hội và các tác động

mang tính lâu dài

Trong thực tế, các loại thuế, hạn ngạch và trợ cấp thương mại có thể được sử dụng thay cho việc phá giá nội tệ Thật vậy, thuế nhập khẩu và sự

hạn chế số lượng nhập khẩu có tác dụng làm tăng giá bán hàng nhập khẩu

và tác dụng này không khác gì so với việc phá giá tỷ giá hối đoái chính thức Nói cách khác, tỷ giá hối đoái chính thức sẽ trở nên cao hơn khi thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng Điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu và hạn ngạch nhập khẩu có xu hướng làm tăng tỷ giá hối

đoái chính thức, Đối với thuế xuất khẩu thì có xu hướng làm giảm nguồn

thu ngoại tệ của quốc gia và điều này buộc chính phủ của quốc gia đó hoặc phải phá giá tỷ giá hối đoái chính thức hoặc phải kiểm soát nhập khẩu

1.3.3 Nhóm các biện pháp về thể chế và xúc tiến xuất khẩu:

Các biện pháp về thể chế là các biện pháp mà qua đó Chính phủ muốn tạo

ra môi trường pháp lý thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trong nước Đó là:

Tạo ra môi trường pháp lý trong nước bằng việc thể chế hóa tất cả chính sách, biện pháp khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu

Đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương trên cơ sở đó bảo vệ lợi ích chính đáng cho những người xuất khẩu

Trang 21

~ Gia nhap va ky két cdc hiép ude quée t& dé tao thudn loi va thiic đẩy tự do

hóa thương mại

Các biện pháp về xúc tiến xuất khẩu là các biện pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cho một quốc gia hoặc một doanh nghiệp Xúc tiến xuất khẩu là một

bộ phận của xúc tiến thương mại, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, góp

phần đảm bảo thực hiện mục tiêu tăng trưởng của đất nước

Xúc tiến xuất khẩu thường được thể hiện và kết hợp chặt chẽ ở quy mô

quốc gia và quy mô doanh nghiệp Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp quốc

gia thường bao gồm:

-._ Xây dựng chiến lược và định hướng xuất khẩu

- Ban hanh các biện pháp, chính sách hỗ trợ xuất khẩu

~ Thành lập các trung tâm cung cấp thông tỉn cho người xuất khẩu

- Đặt các tổ chức tham tán thương mại tại nước ngoài để giúp doanh nghiệp

nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường, thương nhân và chính sách thương mại của nước đối tác

6 cấp doanh nghiệp, hoạt động xúc tiến thương mại thường bao gồm:

- Thực hiện quảng cáo, tham gia hội chợ và triển lãm tại nước ngoài

- Cử cán bộ ra nước ngoài để nghiên cứu thị trường hàng hóa, thương nhân và

các chính sách nhập khẩu của nước mua hàng

- Lập văn phòng đại diện ở nước ngoài hoặc các trung tâm thương mại quốc

tế lớn

1⁄4 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SAN XUAT DUA QUA VA CHE BIEN

CÔNG NGHIỆP DỨA TREN THE GIGI TRONG GIAI DOAN HIEN

NAY:

1.4.1 Dứa quả - nguồn gốc và chủng loại:

Quả Dứa có tên khoa học là Ananas Comosus, thuộc họ Bromeliaceae, có

nguồn gốc từ các miền thuộc phạm vi vĩ tuyến 15-30° như: Nam Brazil, Bắc

Argentine và Paraguay Hiện nay, cây Dứa được trồng chủ yếu ở phạm vi 30 vĩ độ Nam-Bắc mà tập trung nhất là 22,3% Quả Dứa có màu sắc đẹp, mùi thơm đặc

biệt nên có tên gọi là "Quả của các ông vua" hay "Vua của các loài quả"

Người đầu tiên tìm thấy quả Dứa là Christophe Colomb khi ông cùng đoàn

thám hiểm đổ bộ xuống hòn đảo Guadcloupe vào ngày 4-11-1493, nhưng đến

năm 1513 thì quả Dứa mới được Gonzale Fernandex, phái viên của vua Tây ban

Nha, mô tả chỉ tiết về hình dáng và công dụng thông qua các tài liệu được xuất

bản chính thức Lúc này, người Tây ban Nha và các nhà thám hiểm châu Âu đem cây Dứa trồng phân tán khắp các hòn đảo trên Thái bình đương

Trang 22

Cho đến nay, ngoại trừ châu Âu, hầu hết các châu khác đều có các nước

trồng Dứa, trong đó sản lượng Dứa quả của châu Á chiếm 60% sản lượng Dứa

trên toàn thế giới Các nước trồng Dứa chủ yếu trên thế giới là:

- Chau Mf: Hawaii, Cuba, Mexico, Equador, Jamaica, Brazil, Hoa Ky, Porto Rico,

- Chau Ue: Queensland,

- Chau Phi: Nam Phi, Ghinée, Reunion, Gana, Tandania,

- Chau A: Malaysia, Indonesia, Trung quéc, Thailand, Philippines, Pakistan, Việt Nam, An Độ,

Hiện nay, trên thế giới có nhiều chủng loại Dứa, mỗi chủng loại có những

ưu và nhược điểm khác nhau Có thể chia cây Dứa thành ba giống chính: Queen, Spanish va Cayenne Bangi: VUNG TRONG VA DAC DIEM CUA CAC GIONG DUA Đặc điểm Nhóm 1: Nhém 2: Nhóm 3:

P Queen Spanish Cayenne

Ving tréng |; Nam Phi, Úc, Malaysia, ving bién | Hawaii, Philippines,

chinh Việt Nam, đảo | Caribé, PortoRico, | Thailand, Đài Loan,

Réunion Mexico, Cuba các ving nhém | va 2

Trọng lượng | Thấp, Cao hơn nhóm 1 Cao

quả 4

Hình dáng quả Ống chóp cụt | Tiểu cầu Ống

Mắt quả Nhỏ, lồi Lớn hơn nhóm 3 | To và bẹt

Vỏ quả khi chín | Vàng Vàng hơi đỏ Vàng da cam

Thịt quả khi| Mờ đục, vàng ' Hơi trong, hoi tring | Hoi trong, vang nhat

chin đậm, đòn Xo Không xơ

Hương vị Ngọt đậm, hơi | Ít ngọt hơn nhóm 3 ! Ngọt và chua

chua, mùi thơm | Mùi ít thơm Mùi thơm

Đường kính lõi | Bé, | Lén Trung bình

Sử dụng hiệu | Xuất tươi, nội | Xuất tươi, nội tiêu | Chế biến công nghiệp,

quả tiêu xuất tươi, nội tiêu,

(Nguồn: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

Để góp phần tăng năng suất cây trồng cho quả Dita, van dé tuyển chọn

giống Dứa cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và đặc biệt phù hợp

với yêu cầu sản xuất, chế biến công nghiệp là một trong những nhiệm vụ cấp

bách, trồng phổ biến nhất trên thế giới cho đến nay vẫn là nhóm giống Dứa

Cayenne, chiếm trên 80% tổng diện tích trồng toàn thế giới Ưu điểm chính của Dứa Cayenne là quả to, sản lượng thu hoạch lớn (có thể lên đến 80-100 tấn/ha),

Trang 23

gây rát lưỡi cho người tiêu dùng khi ăn tươi Ngoài ra, do Dứa Cayenne có vỏ

mỏng, quả hình ống nên rất thuận tiện cho chế biến công nghiệp VỀ mặt canh

tác thì, trồng Dứa Cayenne có thuận lợi là quả không có gai nên thao tác thu hoạch thuận lợi, hiệu suất lao động cao Tuy nhiên, do hàm lượng nước trong thịt quả cao nên Dứa Caycnne dễ đập nát trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là vận

chuyển quốc tế Trồng Dứa Cayenne khó và vất vả hơn Dứa Queen vì cây Dứa

Cayenne cho ít chổi nách nên rất khó mở rộng diện tích gieo trồng, thời gian sinh

trưởng lại đài (20-24 tháng), xử lý ra hoa đạt hiệu quả thấp, tý lệ không ra hoa hoặc lỡ vụ cao, nhiều sâu bệnh nên công tác phòng chống sâu bệnh phải thực hiện hết sức chặt chế và triệt để Như vậy, trồng Dứa Cayenne phải thâm canh cao, từ khâu chọn giống đến khâu tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, xử lý ra hoa,

Với lý do này mà từ rất nhiều năm nay, tuy Dứa Cayenne có nhiều ưu điểm đặc biệt cho chế biến công nghiệp, nhưng vẫn không được nông dân Việt Nam mặn mồi, nhất là tại các nông trường quốc doanh

Bảng 2: SO SÁNH CHẤT LƯỢNG DỨA CAYENNE VỚI DỨA QUEEN Chỉ tiêu phân tích Dứa Cayenne Dứa Queen Màu sắc vỏ quả Đồ da đồng Vàng Hàm lượng nước ¡ 40% 25% Chất khô (Brix) | 14,8 15,6 Độ pH 3/2 36 Độ chua(%) 18,0 15,3 Vitamine C (mg/l) 150,0 216,0 Acid Citric (g/l) 118 | 10,2 Acid Malic (g/) 3,6 3,4 Glucoza (g/l) | 21,1 12,0 Fructoza (g/l) 21,3 12.0 Saccaroza(g/l) 85,0 124,0 Chất gây mùi thơm 12,78 7,39

(Nguồn: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội)

1.4.2 Tình hình sẵn xuất Dứa quả trên thế giới:

Dita là loại cây trồng thích thời tiết ấm áp, nhiệt độ lý tưởng bình quân là 20-30°C và biên độ ngày đêm là 12°C Theo kinh nghiệm của những người nông dân trồng Dứa cho biết, ở vùng có nhiệt độ cao gần xích đạo và gần biển thì cây trồng sinh trưởng khỏe, quả to, mat det va phẳng, thịt quả có màu vàng đậm, vị ngọt; còn ở những vùng có nhiệt độ thấp thì cây sinh trưởng yếu, quả nhỏ, mắt

lỗi, thịt quả mầu vàng nhạt, vị chua, mùi ít thơm Dứa cũng là cây trồng ưa ánh

Trang 24

hat, không đọng nước Độ pH của đất đối với giống Dứa Queen là <4, đối với giống Dứa Tây ban Nha là 4,5-5 và đối với giống Dứa Cayenne là 5,6-6,

Dứa được trồng bằng phương pháp nhân giống, tức là trồng từ một trong ba

loại chổi là: chổi thân, chổi cuống hoặc chổi ngọn; trong đó nhân giống bằng chổi thân mau cho quả, sản lượng cao và sinh trưởng khỏe Để nhân giống nhiều và nhanh cồn có thể sử dụng một trong ba phương pháp sau:

- Giâm hom: dùng thân cây Dứa sau khi thu hoạch, phơi héo, chẻ dọc thân

cây làm 2-4 phần, sau đó cắt đoạn 3-4cm làm hom hoặc cắt khoanh thân

cây Dứa sau khi đã phơi héo từng đoạn 2-3cm rồi đem giâm ở vườn ương Như vậy, một thân cây Dứa có thể sản xuất được 500.000 cây con Tuy nhiên, để đạt kích thước bình thường đem trồng thì phải ương trong thời gian dài là 12 tháng

- Thúc chổi: bón thêm phân cho cây Dứa mẹ tại vườn, thúc đẩy sự phát triển

của mâm để tách sớm và đem trồng Có thể nạo nụ hoa hoặc bẻ hoa để kích thích chổi mọc nhiều trên điện tích sản xuất hoặc diện tích trồng dày

(100, 000chöi/ha)

- Nuôi cấy mô: là phương pháp dùng chổi Dita dé lam mau nuôi cấy Riêng

đối với Dứa Cayenne thì dùng chổi ngọn tết hơn Theo phương pháp này, từ một chổi sau hai tháng có thể nhân thành bẩy cây và sau một năm cây chuyển sáu lần sẽ được 7° cây, tức là 117.649 cây Tuy nhiên, giá thành một con giống Dứa theo phương pháp này khá cao Ngoài ra, thời gian dé nhân giống theo phương pháp này rất chậm mặc dù hệ số nhân giống cao, đặc biệt là để phục vụ cho việc gieo trồng trên một diện tích lớn

Mật độ trồng có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng quả, trọng lượng quá và số chổi cuống Mật độ trồng Dứa càng day thì sản lượng quả càng thấp, quả càng nhỏ và số chổi cuống càng giảm Phương thức trồng hiệu quả nhất là theo hàng kép nanh sấu, tức là trồng hai hàng kếp song song tao thành một dãy, khoảng cách giữa các dãy gọi là đường và lúc đó số cây được gieo trồng trên l ha một

cách hợp lý nhất được tính theo công thức: i 2x 10.000 Số cây = ———— a(b+c) a: khoảng cách cây b: khoảng cách dãy C: khoảng cách đường

Tai Hawaii, mat dé trồng là 33.000-42.000 cây/ha (với a = 0,3m; b = 0,6m và c= 0,9-1,2m) Tai Ghinée, mat độ trồng là 37.000-45.000 cây/ha (với a = 0,4m; b=~ 0,3m và c = 0,9-1,2m) Tại Việt Nam trước đây, mật độ trồng kha thua 11.000-

13.000 cây/ha, nhưng trong những năm gần đây đã có xu hướng trồng day hon

35.000-45.000cây/ha (với a =0,3m; b = 0,3-0,7m và c = 1,2m)

Trang 25

Để giúp cây Dứa phát triển tốt người ta sử đụng kỹ thuật bón phân Cây

Dứa thích hợp với các loại phân như:

- Phân Đạm: cần thiết để cây sinh trưởng và hình thành quả, tăng trọng lượng

quả và đường kính của quả Như vậy, với lượng phân đạm vừa đủ thì năng

suất cây trông cao do sản lượng thu hoạch trên mỗi ha tăng, màu sắc của thịt quả đẹp, độ ngọt đậm

- Phân Lân: cần thiết cho việc phân hóa mầm hoa và phát triển quả Với lượng phân lân vừa đủ thì quả to, nhiều quả, nhiều chổi ngọn và chổi cuống

> Phan Kali: néu phan Dam là yếu tố quyết định sản lượng thì Kali là yếu tố quyết định phẩm chất cho cây Dứa Với lượng phân Kali đủ, quả Dứa sẽ có

hàm lượng đường cao, thịt quả chắc, màu sắc đẹp, tỷ lệ quả nứt và thối khi chín thấp, trọng lượng quả nặng, cây sinh nhiều chổi thân và có khả năng chống địch bệnh cao

- Các loại phân khác: Calci, Magné và Lưu huỳnh Đặc biệt nếu thiếu Lưu

huỳnh thì quả Dứa có cấu tạo và chín không bình thường, tức là chín từ trên

xuống thay vì chín từ dưới lên

Quá trình chín của quả dứa diễn ra rất nhanh, nếu thu hoạch không kịp thì

dễ bị thối, nhưng nếu thu hoạch sớm thì hàm lượng đường trong quả thấp Do đó,

tùy theo mục đích sử dụng mà nông đân quyết định thời gian thu hoạch phù hợp

Về nguyên tắc chung, cần kiểm tra kỹ lưỡng để thu hoạch ngay vào lúc quả có

màu xanh nhạt, có hoặc không có một vài mắt ở đáy có màu vàng hoe Ngoài ra, việc thu hoạch còn có thể căn cứ vào khoảng cách thời gian từ khi ra hoa đến khi

quả chín Thời gian này phụ thuộc vào từng giống Dứa khác nhau: 120 ngày đối với Dứa hoa, 150 ngày đối với Dứa ta và 180 ngày đối với Dứa Cayenne

Khi thu hoạch, nếu Dứa dùng để ăn tươi thì cần phải để lại phần ngọn, nếu dùng cho chế biến công nghiệp hoặc chế biến tại gia đình thì nên bẻ ngay ngọn

Dứa tại ruộng để thu gom lại và sử dụng vào việc trồng mới sau này

Theo Giáo sư Loeillet trong bài viết “thị trường Dứa thế giới: tẩm quan

trọng của Châu Âu” “ thì sản lượng Dứa trên thế giới đã vượt quá con số 12

triệu tấn vào năm 1995, trong đó châu Á giữ vai trò ngày càng lớn về vùng sản xuất chủ lực

Theo số liệu thống kê của FAO vào năm 1999, sản lượng của mười quốc

gia đứng đầu thế giới về sẩn xuất Dứa quả là:

i Thai Lan: 2.331.000 tan

2 Brazil: 1.718.000 tấn

°!: "Thị trường Dứa thế giới: tầm quan trọng của Châu Au”, Mang Internet ISHS Acta Horticulturae425:

U International Pineapple Symposium

Trang 26

3, Philippines: 1.495.000 tấn 4 ẨnĐộ: 1.100.000 tấn Š, Trung quốc: 926.000 tấn 6 Nigéne: §00.000 tấn 1 Indonésia: 349.000 tấn 8 Mexico: 350.000 tấn 9 Costa Rica: 340.000 tấn 10 Columbia: 330.000 tấn

1.4.3 Tình hình xuất khẩu Dứa quả chế biến trên thế giới:

Trong giai đoạn 1986-1988, sản lượng Dứa quả toàn thế giới đạt trên l0 triệu tấn/năm, xếp thứ 6 trong các loại quả, sau nho, các loại quả có múi, chuối,

táo và xoài

Đứa là một loại quả ăn tươi rất có giá trị, được đánh giá cao tại các nước công nghiệp Điều này dẫn đến ý tưởng xuất khẩu Dứa tươi Tuy nhiên, trồng Dứa để xuất khẩu dưới đạng tươi còn khó hơn cả xoài, chuối, vì những loại quả này có thể thu hoạch khi quả chưa chín nên dé dàng vận chuyển đến nơi tiêu thụ tại các nước khác nhau Trong khi đó, Dứa phải được thu hoạch khi đã chín một phần, quả lại to và trọng lượng nặng nên dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển quốc tế

Theo báo cáo năm 2000 của (FAO), sản lượng xuất nhập khẩu các sản phẩm Dứa trên toàn thế giới đạt mức 2.574.000 tấn, trong đó Dứa hộp là 983.000 tấn (chiếm tỷ trọng 38%), Dứa cô đặc là 266.000 tấn (chiếm tỷ trọng 10%) và Dứa tươi là 1.044.000 tấn (chiếm tỷ trọng 40%), nước Dứa ép là 2§1.000 tấn (chiếm tỷ trọng 11%) Bảng 3: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DỨA TRÊN THẾ GIỚI (PVT: Tan) San xuat Xuất khẩu 1990 1995 2000 1990 1995 2000 Dứa tươi Không có số liệu 596,000: 696,000! 1,044,000 Dứa hộp 921,000, 994,000! 1,070,000} 867,000, 906,000 983,000

Dứa cô đặc Không có số liệu 347,000) 316,000; 266,000

Dứa đông lạnh Không có số liệu Không có số liệu

Nước Dứa ép 185,000) 285,000, 370,000 165,000) 274.000) 281,000

Cộng 1,975,000 2,192,000 2,574,000

(Nguồn: FAO, 2000)

Dẫn đâu về sản lượng Dứa sản xuất cũng như xuất khẩu Dứa chế biến là

Thailand và Philippines Thị trường nhập khẩu Dứa chế biến lớn nhất là Mỹ

Trang 27

(30,2%), Ditc, HA Lan, Nhat ban, Trung Đông, Singapore và Úc Riêng nhu cầu tiêu thụ Dứa đóng hộp của thị trường các nước chung quanh Việt Nam cộng lại là

trên 70.000 tấn/năm; trong khi đó thị phần của Thái Lan trên toàn thế giới đã đạt

trên 260.000 tấn/năm và của Philippines đạt trên 190.000 tấn/năm, Việt Nam chỉ

đạt khoảng 10.000 tấn/năm nên cũng chỉ là con số quá nhỏ, không đáng kể

Giá xuất khẩu Dứa hộp và Dứa đông lạnh trên thị trường thế giới khá ổn

định, bình quân 550-600USD/tấn cho Dứa hộp và 750-850USD/tấn cho Dứa đông

lạnh, tuỳ theo chủng loại mặt hàng Riêng Dứa cô đặc thì giá cả thường xuyên biến động với biên độ khá lớn, mức giá bình quân của giai đoạn 1998-1999 là

1.400USD/tấn nhưng đến năm 2001 chỉ còn 600USD/tấn và đầu năm 2002 thì lại nhích lên ở mức 1.200USD/tấn

15 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ SẲN XUẤT - CHẾ BIẾN - XUẤT KHẨU DỨA CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI

1.5.1 Bài học kinh nghiệm của Thái Lan:

Thái Lan có điểu kiện tự nhiên tương đối giống của Việt Nam Khí hậu

nhiệt đới và thời tiết trong năm của Thái Lan chia thành bốn mùa tại miền Bắc

và miễn Trung, riêng miễn Nam thì giống miễn Nam Việt Nam với hai mùa mưa

và khô khá rõ Những tiểu vùng đổi thấp của Thái Lan giống miễn Đông Nam bộ Việt Nam và đồng bằng miễn Nam Thái Lan giống miễn Tây Nam bộ Việt Nam

Hiện nay, Thái Lan đã có bộ giống cây ăn quả chất lượng cao được giới

thiệu qua sách “Fruit in Thai” Cây giống đầu ding thi do Viện Nghiên cứu Nơng

nghiệp tồn Thái đảm trách Nhà nước Thái không cấp giấy phép cho những trại sản xuất giống mà các chủ trang trại tự chịu trách nhiệm trước khách hàng về chất lượng cây giống

Ngành công nghiệp Dứa của Thái Lan bắt đầu từ những năm 70 nhưng hiện

nay, Thái Lan đã trở thành một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu Dứa chủ

yểu trên thế giới Tổng diện tích trồng Dứa ước chừng 100.000ha, phân bố rải rác

khắp 13 tỉnh nhưng phần lớn các trang trại trong Dita nim doc theo vùng duyên

hải phía Đông và phía Tây Vịnh Thái Lan

Một đặc điểm về quyền sở hữu trong ngành sản xuất Dứa tại Thái Lan là

các tiểu chủ, sở hữu 1-5ha đất, chiếm tỷ trọng hơn 95% tổng các nhà sản xuất Dứa Điều này trái ngược với Philippines là quốc gia mà đại bộ phận những người trẳng Dứa trong nước là các công ty đa quốc gia

Ching loai Dứa được trồng chủ yếu tại Thái Lan là Cayenne, có hình trụ,

năng suất đạt 85-95 tấn/ha, trọng lượng trái bình quân là 1,4kgstrái Hiện nay, Thái Lan đang đầu tư đưa vào trồng và chế biến loại Dita được lai tạo giữa Queen va Cayenne, c6 tên là Phutavia, hội đủ các tính chất phù hợp với yêu cầu

Trang 28

sử dụng tươi lẫn chế biến công nghiệp Giống Dứa Phutavia có trọng lượng quả

bình quân là 1-1,4kgs/trái, trái thuôn hình trụ, mắt cạn, thịt vàng sáng, ngọt, đòn,

Đại bộ phận các công ty trỗng và chế biến Dứa tự sản xuất cây giống bằng

nguồn nguyên liệu sẵn có với hai phương pháp là trồng bằng chổi nách và trồng

bằng hom Nước tưới các cánh đồng Dứa là “nước trời”, có kết hợp với các xe

bổn để tưới khi gặp hạn Việc trồng Dứa tại Thái thường được tiến hành trên các

vùng đất đổi thấp, có khả năng giữ nước vào mùa mưa Kỹ thuật cầy và xẻ rãnh

vòng quanh sườn đổi rất được chú trọng để tránh tình trạng đất bị rửa trôi và tạo

điều kiện cho đất giữ nước Mật độ tréng Dita tại Thái là 20cm x 20cm, cứ hai

hàng lại chừa lối đi 40cm, tương ứng 60.000-70.000 cây/ha Mật độ trồng dày

cũng góp phần tạo độ che phủ tự nhiên cho những ruộng Dứa cao

Hơn 80% sản lượng sản xuất Dứa của Thái Lan được sử dụng vào chế biến

công nghiệp, đặc biệt là đóng hộp Riêng đối với công nghiệp đóng hộp thì Thái

Lan hiện là quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu đóng góp 16- 20% tổng sản lượng Dứa hộp toàn cầu, sau đó mới đến Philippines, Brazil,

Theo số liệu chính thức của FAO, sản lượng sản xuất Dứa năm 1999 của Thái Lan là 2,331 triệu tấn (năm 1998: 1,788 triệu tấn) Sản lượng xuất khẩu Dứa hộp của Thái Lan vào năm 1999 là 45 triệu thùng chuẩn, chỉ tiêu biểu cho 60% năng lực sản xuất của ngành công nghiệp Dứa tại Thái Lan Ngoài Dứa hộp, các sản

phẩm xuất khẩu được chế biến từ Dứa là Dứa tươi, mứt Dứa và kẹo Dứa

Các nhà trồng và chế biến Dứa Thái Lan đều cho rằng phẩm chất Dứa

nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng của sản phẩm Dứa chế biến

Tại Thái Lan, với tư cách là người tổ chức, điểu hành và nghiên cứu các

vấn để về nông nghiệp, Ban Nông nghiệp đã soạn thảo các hướng dẫn về thực hành nông nghiệp cho các nhà trồng Dứa nhằm nâng cao hiệu năng sản xuất và

bảo đảm an tồn về mơi trường

Đối thủ cạnh tranh về sản phẩm Dứa của Thái Lan là Philippines, Indonesia và mới đây là Việt Nam Anurat Tiamtan, Chủ tịch Hội những người chế biến

Dứa cho rằng, có những động lực thú vị làm cho các nhà cạnh tranh với Thái Lan

trở nên hùng mạnh hơn mà các nhà chế biến Dứa Thái Lan phải quan tâm Đó là số lượng nhà máy chế biến Dứa của các nước này ngày càng nhiều hơn Thái

Lan Ngoài ra, những nhà máy chế biến Dứa của Philippines và Indonesia tự

trồng Dứa trong khi những nhà chế biến Dứa của Thái Lan thì phải mua Dứa hoặc được các nhà chuyên trồng Dứa cung ứng Thời tiết và chất lượng của nguồn Dứa được cung ứng cũng là những yếu tố khác bất lợi cho ngành chế biến Dứa của Thái Lan Cũng theo Anurat, sức mạnh duy nhất của ngành chế biến

Trang 29

Số liệu thống kê của FAO cho biết sản lượng Dứa quả và sản lượng xuất

khẩu sản phẩm chế biến từ Dứa của Thái Lan trong những năm qua có chiều

hướng giảm sút liên tục, biểu hiện tình trạng cung vượt quá cầu tại thị trường nội

địa Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thông tin về ngành Dứa, do điều kiện thời tiết bất lợi và cũng là đo sự thiếu nhất trí giữa các nhà chế biến Ông Anurat

khuyến cáo giải pháp dài hạn duy nhất để giải quyết tình trạng này là phải ký

kết hợp đồng giữa người trồng Dứa và nhà chế biến Dứa, Như vậy, người trồng

Dứa sẽ không phải lo lắng về việc tiêu thụ quả Dứa và sẽ không có hiện tượng

thặng dư Dứa trên thị trường Các nhà chế biến Dứa sẽ giúp người trồng Dứa chăm sóc vụ mùa, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến giống Dứa để nâng cao năng suất Tuy nhiên, trong thực tế, lời khuyến cáo này đường như không được sự ủng hộ vì chưa có sự tin tưởng thực sự giữa người trồng Dứa với nhà chế biến

Dứa mặc dù hợp đổng đã được ký kết,

Trước đây, tại những vùng trồng Dứa của Thái Lan, sau khi thu hoạch, những nông dân thường phải thuê nhân công thu gom và đốt các đống lá Dứa tưởng chừng như “vô tích sự” Thế nhưng, do công trình nghiên cứu xuất phát từ dau 6c thương mại năng động của nữ doanh nhân Apirak Kajwimonrat, ngay nay,

những đống lá Dứa “vô tích sự” này đã trở thành yếu tố sinh lợi và mở ra một

khâu đột phá thành công trong kinh doanh bằng cách chế biến lá Dứa thành giấy

Saparod dùng gói quà, làm hộp, làm album, làm khung ảnh để bán cho dân bản

xứ và du khách Cũng là giấy nhưng loại giấy này được chế tạo từ việc tái sinh

chất thải, không những không làm tổn hại môi trường do phải giết chết rất nhiều

cây xanh mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi không phải xử lý rác thải từ lá Dứa sau thu hoạch quả

Mặc dù ngành công nghiệp Dứa hộp của Thái Lan đang và sẽ phải đương

đầu với nạn cạnh tranh ngày càng khốc liệt với các quốc gia sản xuất Dứa khác

như: Philippines, Malaysia, Hawaii, Ue, do việc ban hành Luật chống phá giá

của Chính phủ Mỹ và việc cắt giảm chế độ ưu đãi thuế quan của Liên minh Châu Âu, nhưng do lợi thế về giá thành mà ngành công nghiệp Dứa của Thái Lan chắc chắn sẽ còn tiếp tục đứng vững

1.5.2 Bài học kinh nghiệm của Philippines:

Philippines 1a nhà sản xuất Dứa tuoi vA Dita hộp đứng hàng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan, đóng góp 17% tổng sản lượng Dứa trên toàn thế giới Ngành

sn xuất và chế biến Dứa của Philippines đóng góp bình quân khoảng 1,4% vào

tổng sản lượng quốc dân với trị giá bình quân là 2,6 tỷ Péso/năm

Diện tích trồng Dứa tại Philippines đã giảm trong vòng 5 năm kể từ 1994

đến 1999 với tốc độ 7,9%/năm, trong khi sắn lượng lại có xu hướng tăng trong giai đoạn này với tốc độ 23%/năm, trừ năm 1999 là giảm so với năm 1998

Trang 30

Dita tréng tai Philippines thuộc nhiều chủng loại khác nhau, nhưng phổ biến nhất là Smooth Cayenne, vừa thích hợp cho ăn tươi, vừa thích hợp cho sẵn xuất đồ hộp Ngoài ra, cũng có trồng xen kẽ các chúng loại Dứa khác như: Queen, Red Spanish (loại đặc chủng tại Philippines) Chu kỳ cho trái của cây

Dứa bình quân tại đây là 18 tháng, năng suất bình quân đạt 25.000 quả/ha Dứa

được trồng tại hầu hết tại các tỉnh trong nước

Dứa quả tại Philippines được chế biến thành các đạng sản phẩm: nước ép, mứt, đấm, nghiền, đóng hộp và kẹo Vỏ trái Dứa và các chất thải ra trong quá

trình đồng hộp được ép thành bánh rồi phơi khô để làm thức an cho gia sức Sản

phẩm dấm được chế biến từ Dứa cho phép tận dụng những quả Dứa có độ chín quá cao, cùi và bã Dứa, các rìa thịt quá trong quá trình cắt khoanh hoặc cắt miếng đóng hộp Sản phẩm dấm được chế biến từ Dứa tuy chưa phổ biến như đấm chế biến từ nước Dừa nhưng cũng đã bắt đầu được nước này xuất khẩu với

sản lượng nhỏ Đặc biệt là lá Dứa tại đây được dùng để kéo thành các loại sợi với đặc tính: nhẹ, mềm, rất đặc trưng, dùng dệt vải có tên gọi là vai “Pina” hoặc bên dây thừng

Tại Philippines, những người điều hành tại các nhà máy chế biến Dứa rất

Xem trọng việc tận dụng các chất thải từ Dứa trong quá trình chế biến Ví dụ lấy trường hợp của Tập đoàn Del Monte Philippines Inc làm điển hình Đây là một

trong những nhà chế biến Dứa lớn nhất của Philippines, gồm 3.800 công nhân và sản lượng bình quân 1.459 tấn dứa hộp/ngày Họ đã nghiên cứu lắp đặt các chảo

thu nhặt các chất thải hoặc dịch nước Dứa bên dưới các bàn nơi công nhân ngồi thao tác trong quá trình cắt gọt, đột lõi Với biện pháp này, Tập đoàn Del Monte

phải bỏ ra chỉ phí đâu tư ban đầu là 17.800USD nhưng có thể thu hổi được hơn

60kgs chất thải và dịch nước Dứa/giờ hoặc tiết kiệm được 24.000USD/năm Hơn nữa, công việc này không chỉ mang ý nghĩa về lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa

về mặt môi trường Bởi vì trong dịch nước Dứa có chứa nhiều loại acid với nông

độ khá cao, nếu để tự do vương vãi trong quá trình chế biến thì sẽ làm hư hỏng nhanh chóng nễển nhà xưởng, quần áo của công nhân cũng như ướt ất nơi chế

biến, dé gây tai nạn lao động trong phân xưởng sản xuất

Một điều khác biệt so với Thái Lan là trong khi đại bộ phận diện tích trồng Dứa tại Thái Lan là do các tiểu chủ quản lý thì tại Philippines, đại bộ phận điện tích trồng Dứa lại do các công ty đa quốc gia quản lý Đây có phải là nguyên

nhân để giải thích cho việc sản lượng Dứa xuất khẩu dưới tất cả các dạng của

Philippines đểu giảm trong giai đoạn 1994-1998 với tốc độ 5,16%/năm; trong khi

đó, cũng chính trong giai đoạn này, sản lượng Dứa xuất khẩu tại Thái Lan lại gia tăng đáng kể?

1.5.3 Bài học kinh nghiệm của Malaysia:

Trang 31

Ngành công nghiệp Dứa của Malaysia được khởi xướng vào năm 1888 bởi

một người châu Âu sống tại Singapore Do vậy, có thể nói công nghiệp Dứa của Malaysia được bắt đầu từ vùng Malaya va Johor là những vùng có điều kiện địa

lý tương tự với Singapore Đầu tiên cây Dứa được trồng dưới bóng các cây cọ dừa, đậu phộng, cao su và được coi là vụ mùa phụ Sau đó, để phát triển ngành

công nghiệp Dứa của quốc gia, tiểu bang Johor đã công bố Đạo luật về công

nghiệp Dứa (Pineapple Industry Ordinance) va thanh lap Uy ban céng nghiép dita Malaysia MPIB (The Malayan Pineapple Industry Board, sau déi thanh The Malaysian Pineapple Industry Board) vio nim 1957 Chức năng của Ủy ban

được công bố trong Đạo luật như sau:

~ Tài trợ các chương trình nghiên cứu nông học và chế biến cho ngành công nghiệp Dứa - Bam phan cdc thỏa thuận về giá, phẩm cấp Dứa để bán cho các nhà máy đóng hộp - Quy định về sản lượng, phẩm cấp, tiếp thị đối với Dứa bán cho các nhà máy đóng hộp -_ Quản lý việc giám sát chất lượng và những quy định về vệ sinh thực phẩm,

- Quản lý các quỹ tài chính và đưa ra những khuyến cáo liên quan đến mức

độ tài trợ

- Thu thap số liệu thống kê và bảo quản các số liệu thống kê của ngành

- Các công tác khác của ngành công nghiệp Dứa

Malaysia là quốc gia duy nhất trên thế giới trồng Dứa theo mùa vụ trên đất

than bùn, đặc biệt là Dứa trồng cho chế biến đóng hộp Số liệu thống kê năm 1993 cho thấy 90% các đổn điển Dứa được xây dựng trên vùng đất than bùn ở phía Tây Nam bán đảo Peninsular Đã có nhiều báo cáo tại nước này về việc so

sánh các lợi thế giữa việc trồng Dứa trên đất than bùn với trên đất khống

Ngành cơng nghiệp Dứa của Malaysia đã đóng vai trò quan trọng thứ ba, vào sự phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, sau đầu cọ và cao su, đặc biệt là

vùng Johor Dứa xuất khẩu của Malaysia, trừ một số ít dưới đạng tươi, phần lớn

được chế biến thành nhiều đạng sản phẩm: đóng hộp, nước ép tăng lực, cô đặc

Tổng điện tích trồng Dứa tính đến năm 1998 tại bán đảo Peninsular khoảng

11.620ha, trong đó riêng tiểu bang Johor khoảng 10.098ha

Chính phủ Malaysia rất coi trọng công tác phát triển ngành Dứa trong nước

nhằm tích cực nâng cao tính cạnh tranh cho sẩn phẩm Biểu hiện cụ thể là tập trung hoàn thiện giống Dứa hiện có, chọn lọc và phát triển các giống Dứa lai

mới, sản xuất và cung cấp đủ vật tư cây trồng cho nông dân, tăng cường kiểm tra

dịch bệnh cho cây Dứa, nghiên cứu ứng dụng những biện pháp tiên tiến vào trước Và sau thu hoạch,

Trang 32

MPIB đã đưa ra nhiều chương trình phát triển cho ngành trồng Dứa tại

Malaysia, bao gdm:

- K€ hoach tréng méi: muc tiêu đặt ra là trồng mới 243ha/năm Thực tế thực

hiện qua các năm là: 83ha trong năm 1996, 40ha trong năm 1997, 2§2ha trong năm 1998,

- — Kế hoạch tái canh (replanting): mục tiêu để ra là tái canh 1.012ha/năm Đối với kế hoạch này, MPIB đã đưa ra chương trình nhằm hiệu chỉnh số lượng

cây trồng trên lha Thực tế thực hiện chương trình này đối với khu vực tiểu

chủ năm 1997 là 235ha, năm 1998 là 821,3ha; còn đối với khu vực đồn điển

thì đạt bình quân 202-243ha/tháng,

-_ Kế hoạch cung cấp thêm phân bón cho các vùng trồng Dứa: riêng đối với các nhà trồng Dứa với quy mô nhỏ, MPIB sẽ bán phân bón để trồng Dứa

với mức giá thấp bằng 50% giá thị trường Số liệu thực tế thực hiện theo chương trình này là: bán ra 10.963 bao trong năm 1996, 9.644 bao trong năm 1997 và 12.759 bao trong năm 1998 Nhờ vào chương trình này và

những dịch vụ khuyến nông do MPIB thực hiện mà chất lượng Dứa quả của

các tiểu chủ đạt mức tốt hơn và sản lượng cũng đạt cao hơn Các dịch vụ

khuyến nông tại Malaysia bao gồm việc truyền đạt cho nông dân phương

pháp quản lý trang trại thích hợp và các kỹ năng thực hành canh tác tiên tiến

Số liệu thống kê tại Malaysia cho thấy sản lượng sản xuất Dứa hộp liên tục

giảm từ 1995 đến nay, trong khi đó cũng trong thời kỳ này thì sản lượng nước Dứa ép lại liên tục tăng Thị trường xuất khẩu Dứa hộp của Malaysia chủ yếu là Mỹ, Nhật, các nước châu Âu, Trung Đông, Singapore

Giá Dứa xuất khẩu của Malaysia là do các MPIB quyết định căn cứ vào giá

thành sản xuất và các yếu tố về thị trường thế giới

Khó khăn hiện nay của ngành Dứa hộp Malaysia là tình hình cung ứng

nguyên liệu không đây đủ và khơng liên tục Ngồi ra, ngành sản xuất Dứa hộp của Malaysia còn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức về tình hình sử dụng

đất do nông dân chuyển sang canh tác cây cọ đầu mang hiệu quả kinh tế cao hơn,

về sự thiếu hụt lao động, về các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm quếc tế Để đứng

vững trong cạnh tranh, đòi hỏi ngành sản xuất và chế biến Dứa tại Malaysia phải

tiếp tục nghiên cứu nhiều biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm,

đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh cơ giới hóa khâu trồng trọt và thu hoạch quả, Kết luận Chương I

Dứa là một trong những loại quả nhiệt đới có chất lượng hàng đầu, rất được

Trang 33

nhiên, xuất khẩu Dứa tươi khó khăn hơn xuất khẩu các loại quả khác vì Dứa phải

được thu hoạch khi đã chín được một phần, quả lại to và nặng nên không thuận

lợi cho việc vận chuyển quốc tế, Chính vì vậy, trong tổng sản lượng Dứa được mua bán trên thế giới thì Dứa đã qua chế biến chiếm 70% và Dứa tươi chiếm 30% Các mặt hàng Dứa chế biến được mua bán chính yếu trên thị trường thế

giới là Dứa đóng hộp, Dứa đông lạnh và Dứa cô đặc

Giá xuất khẩu Dứa hộp và Dứa đông lạnh tương đối ổn định qua các năm, chỉ biến động ở mức thấp, bình quân 13%/năm Trong khi đó giá Dứa cô đặc lại biến động ở mức khá lớn, bình quân 37%/năm

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu

Dứa của các quốc gia trong khu vực là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam:

1 Chủ sở hữu các ruộng Dứa có diện tích vừa và lớn tại Thái Lan là tiểu chủ sẽ không bị phụ thuộc vào các công ty đa quốc gia như trường hợp của Philippines

2 Các nhà trồng Dứa và sản xuất Dứa tại Thái Lan đều cho rằng phẩm chất của nguyên liệu sẽ là yếu tố quyết định quan trọng cho chất lượng của sản

phẩm Dứa chế biến

3 Chính phủ các nước Thái lan, Philippines và Malaysia đều rất coi trọng

việc hoàn thiện giống Dứa hiện có, kết hợp với việc chọn lọc và phát triển

giống Dứa lai mới

4 Giống Dứa chất lượng cao hiện nay tại Thái Lan là giống Phutavia được

lai tạo giữa Qucen và Cayenne

5 Các công ty trồng và chế biến Dứa tại Thái Lan đều tự sản xuất giống bằng nguyên liệu có sẵn bằng cách trồng bằng chổi nách hoặc giâm hom

6 Để nâng cao hiệu năng sản xuất và bảo đầm an tồn mơi trường, nơng dân Thái được các cơ quan chức năng của Nhà nước hướng dẫn kỹ thuật Còn tại Malaysia thì Nhà nước thành lập Ủy ban Công nghiệp Dứa và công bố

thành đạo luật về công nghiệp Dứa để hỗ trợ cho nông dân

7 Các nhà máy chế biến Dita tai Philippines va Indonesia tự trồng Dứa còn

nhà máy chế biến Dứa tại Thái lan thì lại mua từ những nông dân Về việc

các nhà máy chế biến mua Dứa của nông dân, Chủ tịch Hội những người

chế biến Dứa Thái Lan cho rằng cân ký hợp đồng giữa người trông Dứa và

nhà máy chế biến Dứa

8 Việc tận dụng các nguồn phế liệu và phụ liệu từ Dứa rất được coi trọng tại các nhà máy chế biến Dứa Thái Lan, Philippines và Malaysia

9 Giá Dứa xuất khẩu của Malaysia được quyết định bởi Ủy ban Công

Trang 34

Chuong 2

THUC TRANG

SAN XUAT VA XUAT KHAU

DUA CHE BIEN

Trang 35

2.1, TONG QUAN VE SAN XUAT DUA QUA TẠI VIỆT NAM 2.1.1 Diện tích trông Dứa và sẵn lượng Dứa quả:

Việt Nam được xếp hạng thứ 7 trong số 10 quốc gia trên thế giới có sản lượng Dứa quả cao nhất, với sản lượng bình quân 0,3 triệu tấn/năm Quốc gia có

sản lượng Dứa quả cao nhất thế giới là Thái Lan với sản lượng bình quân 2,3

triệu tấn/năm; kế đến là Brazil với sản lượng bình quân 1,7 triệu tấn/năm và

Philippines với sản lượng bình quân 1,5 triệu tấn/năm

Bảng 4: — TÌNH HÌNH SẢN XUAT DUA QUA CUA VIỆT NAM (1985-2002)

Diện tích Sẵn lượng Năng suất

Năm trồng (ha) (tấn) (tấn/ha) 1985 33,133 363,045 10.96 1986 31,672 374,935 11.84 1987 35,492 403,642 11.37 1988 35,043 420,458 12.00 1989 38,958 458,497 11,97 1990 38,876 467,851 12.03 1991 38,107 420,215 11.03 1992 34,690 264,216 7.62 1993 29,217 257,470 8.81 1994 29,213 235,025 8.05 1995 26,300 184,753 7.02 1996 26,200 185,200 7.07 1997 25,800 199,200 7.72 1998 25,734 195,842 7.61 1999 36,204 255,620 7.06 2000 36,541 291,428 7.98 2001 28,915 210.000 7.26 2002 37,800 292,000 7.72 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Nhiều năm trước đây, cây Dứa tại Việt Nam chủ yếu được trồng trong các hộ gia đình với quy mô nhỏ, phân tán, rải rác khắp các địa phương: có một số

nông trường quốc doanh trồng Dứa nhưng diện tích và sản lượng không lớn Vào năm 1976, cả nước có 16.800ha đất trồng Dứa cho sản lượng bình quân 123.400

tấn/năm, năng suất bình quân đạt 7,35 tấn/ha Từ khi thực hiện chuyển nền kinh

Trang 36

tế nông nghiệp từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, cây Dứa đã

được xác định là một trong ba nhóm cây ăn quả được trồng chủ đạo và đã được quy hoạch trồng trọng điểm tại 10 tỉnh là: Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa,

Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Kiên Giang, Tiền Giang, Cần Thơ và Bạc Liêu Đến giai đoạn 1989-1991, diện tích trồng Dứa đã tăng lên đến gần 39.000ha, cho sản lượng khoảng 450.000 tấn/năm Rất tiếc là sang giai đoạn đến

năm 1992-1998, thị trường xuất khẩu Dứa của Việt Nam bị biến động lớn nên diện tích giảm nhanh, có năm chỉ đạt 25.000ha như năm 1997 và 1998 (Phụ lục

số 1) Đến năm 1999, do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát

triển Rau-Hoa-Quả-Cây cảnh nên diện tích cây Dứa của cả nước đã tăng lên 36.000ha, năm 2001 là 36.500ha và năm 2002 đạt 37.800ha Tốc độ phát triển của diện tích gieo trồng và sản lượng Dứa quả của năm 2002 so với năm 2001 là

130%

Bảng 5: QUY HOẠCH ĐẤT TRỒNG DỨA

TAI CAC VUNG SAN XUAT TAP TRUNG (tinh đến 31-05-2002)

- DT quy hoạch | DT đã trồng | Sảnlượng | Năng suất STT| Địa phương (ha) (ha) thực tế (tấn) | (tấn/ha) I |Miễn Bắc 11.000 5.500 250.000 45 1 |Bắc Giang 3.000 1.500 60.000 40 2_ [Ninh bình 5.000 2.500 130.000 52 3 |Vĩnh Phúc 3.000 1.500 60.000 40 Il |Miễn Trung 14.500 10.085 385.000 38 1 |Thanh Hóa 3.000 1.600 60.000 38 2 |Nghệ An 5.000 2.500) 110.000 44 3 |Hà Tĩnh 3.500 1.750 70.000 40 4 |Quang Nam 3.000 2.320 60.000 26 5 _ |Các tỉnh khác 1.915 85.000 44 II |Miễn Nam 20.500 17.374 602.000) 35 1 |Đồổng Nai 2.500 1.200 42.000 35 2_ |TP.Hồ chí Minh 2.000 1.000 40.000 40 3 |Kiên Giang 9.000 7.710 220.000 25 4_ |Tiền Giang 7.000 6.830 180.000 26 5_ |Các tỉnh khác 634 120.000 189 Tổng cộng 46.000 32.959 1.237.000 38

(Nguén: Vién Quy hoach va Thiết kế Nông nghiệp - Bộ NN và PTNT)

Các vùng có diện tích quy hoạch trồng Dứa lớn nhất cả nước là Kiên Giang (9.000.000ha), Tiền Giang (7.000.000ha), Ninh Bình (5.000.000ha), Nghệ An

Trang 37

(3.000.000ha) Tại những vùng này đều đã xây dựng những nhà máy chế biến

Dứa hộp có công suất lớn: Công ty thực phẩm xuất khẩu Kiên Giang, Công ty

Thực phẩm xuất khẩu Tiển Giang, Công ty Thực phẩm xuất khẩu Đông Giao,

Đây là nguyên nhân chính để những vùng nguyên liệu rộng lớn này được duy trì và ngày càng phát triển ổn định

2.1.2 Các chủng loại Dứa được trồng phổ biến tại Việt Nam:

Dứa được trồng tại Việt Nam thuộc nhiều giống và chủng loại khác nhau

Cụ thể là:

- Nhém Nif hoang (Queen Victoria): bao gồm 02 giống chính:

+ Giống Dứa hoa: còn gọi là Dứa tây, được trồng nhiều ở vùng Phú Thọ Giống này có đặc điểm là cây sinh trưởng khỏe, hệ số nhân giống cao, khả năng chịu hạn và rét tốt, quả nặng 0,5-0,7kg/trái, mắt nhô cao, vỏ

dày, thịt vàng đậm, vị ngọt đậm và giòn, mùi thơm, lõi bé, độ khô cao,

tỷ lệ xơ thấp Như vậy, loại này phù hợp với chế biến công nghiệp mặc

dù kích thước trái hơi nhỏ

Giống Dứa Natal: nhập khẩu từ Trung quốc, được trồng nhiều ở vùng

Lạng sơn, Hữu Lũng Giống này có đặc điểm gần giống với Dứa hoa

nhưng trái to hơn, bình quân 0,7-1kg/trái thậm chí có nơi đạt 1,6kg/trái

Giống Dứa Tàng ong: được trồng nhiều ở Rạch Giá, Bạc Liêu Giống

này có đặc điểm là vỏ dày, mắt sâu, lõi to, thịt vàng đậm, mùi thơm, vị

ngọt, kích thước quả trung bình 0,7kg/trái

- _ Nhóm §panish: gồm 04 giống chính:

af Giống Dứa ta: được trồng lâu đời tại Bắc bộ Đặc điểm của giống này là

cây cao to, sinh trưởng khỏe, vỏ dày, mắt đẹt, hố mắt sâu, nhiều xơ, lõi rắn, vị chua, kích thước trái to, nặng trung bình 1kg/quả, có khi đạt đến

2-3kg/quả Giống này không thích hợp cho chế biến Dứa công nghiệp

Giống Dứa mật: thường lẫn trong các vườn Dứa ta Đặc điểm của giống

này là quả to, vị ngọt, mùi thơm, thịt màu vàng đậm Có thể xem đây là những biến dị mầm quan trọng

Giống Dứa bẹ đen: thường được trồng trên đất thịt nặng, trọng lượng trung bình đạt Ikg/quả, có nơi đến 2kg/quả

Giống Dứa bẹ đỏ: còn gọi Dứa núi: thịt quả màu trắng nhạt, ít nước, vị

ngọt hơn giống bẹ đen Giống này thích hợp cho công nghiệp chế biến Dứa, tuy nhiên màu sắc sau chế biến không đẹp

- — Nhóm Cayenne: là nhóm Dứa được trồng phổ biến ở các nước trồng Dứa

trên thế giới do kích thước quả to, hình dáng đẹp, màu sắc đẹp, vị ngọt, tỷ

lệ đưa vào chế biến cao Có 02 giống chính:

ae Giống Cayenne không gai: thuộc họ Bromelia Mai-Pourii, sau mang tên

là Cayenne-Lisse Giống này lần đầu tiên được khám phá vào năm 1819

Trang 38

ở đảo Guyam thuộc Pháp, được trồng tại Việt Nam từ năm 1939 ở Sơn

tây Đặc điểm của giống này là không có gai, mắt bằng và hơi nhô cao,

thịt quả mầu vàng nhạt, trọng lượng trung bình đạt 1,5-2kg/quả Tại

vùng đất tốt Phủ Quỳ và Quỳ Châu của Việt Nam, giống này cho những quả rất to, có quả nặng 5kg/quả, vỏ mỏng, rất nhiều nước, vị ngọt thanh, dễ bị dập nát trong quá trình vận chuyển Giống này rất thích hợp với chế biến công nghiệp nhưng phải chủ ý đến điều kiện vận chuyển

+ Giống Cayenne gai: có đặc điểm gần giống với giống Dứa trên nhưng có đặc điểm là lá Dứa có gai Giống này chính là biến di của giống

không gai

Trong các nhóm kể trên, giống Dứa được trồng phổ biến nhất tại Việt Nam

vào những năm trước năm 1999 là giống Nữ hoàng - Queen Victoria (năm 2002 là 34.200ha, chiếm 90,4% tổng diện tích trồng Dứa) Ngoài ra, còn có nhóm Dứa

giống Spanish được trồng lẻ tẻ tại các vườn hoặc trong rừng theo chế độ quảng canh Ưu điểm duy nhất của giống Dứa Spanish là ít bị dập nát, chịu được sức va

đập trong vận chuyển Tuy nhiên, nhược điểm của giống Đứa này là vị chua nên

thường chỉ được tiêu thụ nội địa 1

Nhìn chung, giống Dứa Queen thì có màu sắc rất đẹp, mùi thơm, vị ngọt độ

khô cao nhưng quả có hình chóp cụt, mắt quả sâu lại không thẳng hàng, lõi cong

nên không phù hợp với chế biến công nghiệp Hơn nữa, Dứa Queen có hàm

lượng Bromelin cao nên cũng ít thích hợp cho việc dùng ăn tươi vì thường gây

cảm giác rát lưỡi Đến năm 1999, đứng trước nguy cơ sản phẩm Dứa hộp cũng

như các sản phẩm Dứa xuất khẩu khác gần như không còn đủ khả năng cạnh

tranh trên thị trường thế giới khác về giá cả thì, bên cạnh hàng loạt các biện pháp vĩ mô, Chính phủ đã có chủ trương tích cực đổi mới và cải tạo giống Dứa để

tăng năng suất cây trồng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng quốc tế

Tính đến cuối năm 2002, tổng điện tích Dứa Cayenne tại Việt Nam đạt 3.600ha, chiếm tỷ trọng 9,5% tổng diện tích trồng Dứa của cả nước, được phân

bố trên 20 tỉnh và thành phố của cả nước Các tỉnh có diện tích trồng Dita

Cayenne lớn nhất là Ninh Bình (700ha), Nghệ An (695ha), Hà Tĩnh (438ha), Bắc Giang (321ha), Thanh Hóa (320ha), Tiền Giang (250ha), Đẳng Nai (195ha), Thừa Thiên-Huế (112ha), Bình Phước (108ha)

Trang 39

Bang 6: DIEN TICH DUA CAYENNE THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH (Tính đến 31-05-2002) STT Tỉnh Diện tích (ha) Ghi chú 1 |Bắc Giang 332 2_ |Vĩnh Phúc § 3 |Ninh Bình 700 4 |Thanh Hóa 320 5 |Nghé An 695

6 |Ha Tĩnh 444|4ha của Cty CBTPXK Quảng Ngãi

7 j|Thừa Thiên - Huế 112 8 |Quảng Nam 100 9_ |Quảng Ngãi 6 10 |Binh Dinh 53 1i |Phú Yên 90 12 |Ninh Thuận 83 13 |Daklak 20 14 |Gia Lai SỐ 15 |Đồổng Nai 195 16 |Bình Phước 108|20ha của CTy TPXK Tân Bình 17 |LongAn 5 18 |Tién Giang 250

19 |Kién Giang 54|4ha Cty TPXK Kiên Giang

20 |TP.H6é chi Minh 30|CTy TPXK Tân Bình

Tổng cộng 3.658

(Nguồn: Cục Khuyến nông-Khuyến lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

2.1.3 Năng suất và giá cả:

Mật độ trồng Dứa hiện nay trên thế giới là 4-7 cây/m Ở Việt Nam, mật độ trồng Dứa tại các nông trường là 3-4 cây/m” Tại đồng bằng sông Cửu Long do

đất thấp lại bị nhiễm phèn nên nông dân trồng Dứa trên líp, giữa hai líp đào mương dẫn nước để rửa phèn

Năng suất bình quân của cây Dứa tại các nước phát triển hiện nay đạt 60-70

tấn/ha Trong khi đó, đến thời điểm cuối năm 2002, năng suất bình quân Dứa

Queen tai viét Nam chi dat 7,7 tấn/ha Riêng các nông trường quốc doanh của Việt Nam đạt năng suất rất thấp, bình quân 6,5 tấn/ha Nguyên nhân chung của tình trạng năng suất cây Dứa đạt thấp là do chưa được chọn lọc về giống, chu kỳ kinh doanh của cây Dứa dài, chưa chú ý đến công tác đầu tư cho người trồng

Trang 40

Dứa, chưa tao sự yên tâm cho người trồng Dứa bằng các chính sách đảm bảo đầu

T4, Riêng vào giai đoạn 1992-1995, do việc tiêu thụ gặp khó khăn nên đã làm

nan lòng người trồng Dứa, không thu hút được sự đầu tư đúng mức của họ làm cho năng suất cây Dứa Queen, giống Dứa được trồng phổ biến vào thời điểm này, đã thấp lại tiếp tục giảm xuống, từ mức bình quân 11,6 tấn/ha chỉ còn bình

quân 7,7 tấn/ha

Dứa Cayenne của Việt Nam, với nguồn gốc được nhập khẩu giống chủ yếu

từ Trung quốc và Thái Lan, cho năng suất khá cao, gấp 4-5 lần so với Dứa

Queen, thậm chí có thể đạt 80-100 tấn/ha Tuy nhiên, do mới được nhập khẩu giống và đưa vào gieo trồng nên chúng ta chưa đủ thời gian khảo nghiệm để lựa chọn, lai tạo được những giống hoàn toàn phù hợp với điểu kiện sinh thái tự nhiên của đất nước nên hiệu quả của cây Dứa Cayemne tại Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn Phụ lục số 2) Cho đến hiện nay, có thể nói năng suất cây

Dứa Cayenne của Việt Nam vẫn còn rất thấp, chỉ bằng 25% của Trung quốc

25% của Philippines, 40% của Thái Lan và 93% của Ấn Độ: chỉ cao hơn Indonesia va Nigeria”,

Giá thu mua Dứa để xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của giá thế giới và không ổn định trong thập kỷ vừa qua Giá bình quân Dứa tươi loại I được bán sỉ tại các vựa của đồng bằng sông Cửu Long là 1.500đ/kg vào năm

1998, sau đó giảm liên tục còn §45đ/kg vào năm 2001 với tốc độ giảm bình quân của thời kỳ này là 17%/năm Đến năm 2002, giá Dứa tại đây đã tăng trổ lại, giá bình quân cả năm là hơn 1.300đ/kg

2.2 TONG QUAN VỀ CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN DỨA TẠI VIỆT NAM:

Tại Việt Nam, Dứa quả sản xuất ra được cung cấp cho thị trường dưới hai

dạng, một phần được sử dụng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và một

phân được bán cho người tiêu dùng trực tiếp để ăn tươi hoặc chế biến thực phẩm

trong phạm vi gia đình Nhu cầu Dứa cung cấp cho các nhà máy làm nguyên liệu

chế biến đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây do số lượng các

nhà máy xây dựng mới tăng và đồng thời do các nhà máy đã xây dựng trước đây mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh trước thời cơ hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.4 Nguồn nguyên liệu cung ứng:

Nguyên liệu cung ứng cho nhu cầu chế biến Dứa xuất khẩu được chia thành hai nguồn chính:

- Các nhà máy chế biến nhận nguyên liệu được cung ứng từ chính nông trường của nhà máy Đây là hình thức cung ứng nguyên liệu tiên tiến nhất

® : “Sản xuất, Chế biến và Tiêu thụ Dứa ở Việt Nam hiện nay”, TS Phan Huy Đường, Tap chi Nang nghiệp và Phát triển nông thôn số 04/2003

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:15

w