Khi trong các ô bên phía mình hết quân, người chơi phải lấy quân đã ăn được rải vào các ô để lấy quân đi (mỗi ô chỉ cần rải 1 quân).. Nếu không đủ quân, người chơi phải vay đối phương.[r]
Trang 1ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 (LẦN 3)
Đề 1: Thuyết minh về trò chơi
ô ăn quan
Dàn bài gợi ý
Mở bài
Hiện nay, trò chơi hiện đại đang chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của chúng ta
Tuy vậy, những trò chơi dân gian vẫn song song tồn tại bên các trò chơi hiện đại
Ô ăn quan là một trò chơi vừa lí thú vừa bổ ích
Thân bài
Xuất xứ trò chơi
Chưa ai khẳng dịnh chắc chắn trò chơi ô ăn quan có từ bao giờ
Trò chơi này đã có ở Việt Nam từ rất lâu đời
Ô ăn quan là trò chơi đã được phổ biên rộng rãi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam
Hiện nay, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày trò chơi này
Chuẩn bị cho trò chơi
Bàn chơi: có thể dùng mặt bằng của sàn nhà, của sân,… kích thước khoảng hơn 1 mét
vuông
Quân chơi: gồm 2 loại quân: quan và dân Một quân quan được tính bằng 5 quân dân (có
nơi tính bằng 10 quân dân) Có thể dùng các viên sỏi (hoặc hạt nhựa tròn hoặc hạt của trái cây,…) để làm quân Kích cỡ của quân dân to bằng hạt lạc hoặc nhích hơn một chút Kính cỡ của quân quan to gấp nhiều lần viên quân dân Nêu chơi hai người thì tất cả cần
2 quân quan và 50 quân dân Nếu chơi 3 người thì cần tất cả 3 quân quan và 75 quân dân Nếu chơi 4 người thì cần 4 quân quan và 100 quân dân.(Mỗi người 1 quân quan và 25 quân dân)
Vật dùng để vẽ bàn chơi: phấn, gạch non hoặc chì sáp,…
Cách chơi
* Chơi hai người
Vẽ một hình chữ nhật, chiều rộng khoảng 30 cm, chiều dài khoảng 75 cm Vẽ một đường thẳng theo chiều dài của hình chữ nhật, chia hình chữ nhật ra hai phần bằng nhau Võ thêm 4 đường ngang cách đều nhau, tính từ hai cạnh chiều ngang của hình chữ nhật Ta được hình chữ nhật có 10 ô vuông bằng nhau Hai đầu hình chữ nhật ta
vẽ ô đựng quân quan theo hình cánh cung hoặc nửa vòng tròn
Hai người ngồi hai bên chiều dài của hình chữ nhật (đôi diện nhau) Mỗi ô nhỏ bỏ
5 quân dân 0 hình cánh cung để quân Viên quân quan đặt phía ô bên tay phải của người chơi
Để chọn người đi trước thì bốc thăm, oẳn tù tì hoặc phân lượt tùy theo sự thông nhất của người chơi
Trang 2 Người chơi trước dùng tay bốc hết quân dân trong một ô bất kì ở phía bên mình rồi rải vòng tròn (Rải quân về phía bên phải hay bên trái đều do người chơi quyết định) Mỗi ô rải một quân, kể cả ô quan
Quân cuối cùng ở ô nào thì lấy quân ở ô tiếp theo để đi, không được lấy quân ở ô quan Cho đến lúc quân cuối cùng dừng lại mà cách một ô trống thì người chơi được
ăn quân ở ô sát tiếp ô trông đó
Người chơi lấy hết quân về nhà mình Nếu quân cuối cùng rơi vào ô sát ô quan thì người chơi phải dừng lại cho đôi phương đi
Nếu quân cuối cùng rơi vào ô cách ô quan một ô trông (không có quân nào) thì được ăn ô quan (với điều kiện trong ô quan có 5 quân dân trở lên)
Khi trong các ô bên phía mình hết quân, người chơi phải lấy quân đã ăn được rải vào các ô để lấy quân đi (mỗi ô chỉ cần rải 1 quân) Nếu không đủ quân, người chơi phải vay đối phương Vay đến 15 quân thì phải trả 1 ao (nghĩa là phải trả 1 ô bên mình cho đôi phương Đánh dấu ao bằng hai gạch chéo trong ô Khi hai bên đi, quân rơi vào ao thì người có ao được lấy quân trong ao của mình về
Khi cả hai quan bị ăn hết thì cuộc chơi kết thúc Hai bên thu quân bên ô của mình
về Người có ao được thu quân trong ao của mình Một quan được tính bằng 10 quân Cộng tất cả lại, bên nào nhiều quân là bên đó thắng
* Chơi ba người
Vẽ hình tam giác
Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó
Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ
* Chơi 4 người
Vẽ hình vuông
Ô bên phải người chơi chính là ô quan của người đó
Thứ tự người chơi đi theo chiều kim đồng hồ
Luật chơi
Khi chơi, người chơi phải tính toán trước khi bốc quân đi
Đã đi rồi không được đi lại
Phải quan sát bạn di để tránh nhầm lẫn
Kết bài
Ô ăn quan là một trò chơi rất thú vị và bể ích
Nó tạo không khí hào hứng, sôi nổi, thi đua
Giúp người chơi luyện tập sự nhanh nhẹn, khéo léo và tính toán giỏi
Tạo sự gắn bó, đoàn kết
Ô ăn quan mãi mãi là trò chơi dân gian yêu thích của tuổi học trò
Đề 2:Thuyết minh về cách làm đồ chơi (đèn ông sao)
1 Mở bài
Trang 3- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh:
Chiếc đèn ông saoTrung thu ngày rằm tháng 8 theo lịch âm là ngày Tết thiếu nhi của mọi trẻ em trên đất nước Ngày lễ đó chắc chắn phải có những chiếc đèn ông sao đủ màu sắc bắt mắt, lung linh trong đêm rằm Hiện nay, có nhiều loại đèn khác nhau nhập về nước ta nhưng đèn ông sao vẫn là món đồ chơi truyền thống của trẻ em
Đèn ông sao truyền thống được các bậc cha mẹ làm cho con chơi, ai cũng yêu thích nhờ cách làm đơn giản Sau đây sẽ là hướng dẫn giúp các em tự làm đèn ông sao ngay tại nhà
2 Thân bài
Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên
- Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao
Chuẩn bị dụng cụ thực hiện
Que tre
Dây buộc
Keo dán
Giấy bóng màu
Bút, thước kẻ
Cách làm như sau:
Bước 1: Chẻ các mảnh tre thành 10 que dài bằng nhau (mỗi que có độ dài 50cm) Chẻ thêm 5 que tre ngắn khoảng 10cm
Bước 2: Sắp xếp 10 que tre dài thành hình 2 ngôi sao 5 cánh, dùng tay cố định thanh tre lại bằng dây thép hoặc kẽm
Bước 3: Chồng 2 ngôi sao vừa làm lên nhau rồi dùng dây cố định 5 đỉnh của 2 ngôi sao lại với nhau
Dùng các que tre ngắn đã chuẩn bị cho vào phần điểm giao giữa các ngôi sao dựng chúng lên tạo thành khung sao có hình 3D Dùng dây thép hoặc kẽm để buộc chặt các điểm giao
nhau của các thanh tre cố định chúng lại thật chắc chắn
Bước 4: Lấy keo phết lên bề mặt của các thanh tre, dùng keo thường vẫn được
Bước 5: Dùng giấy màu nhiều màu sắc dàn lên bề mặt thanh tre, chỗ vừa quết keo dán trước đó
Thực hiện công việc dán giấy màu phủ kín đèn ông sao nhưng nên nhớ chừa 1, 2 ô để đặt nến bên trong và đốt nến Rất nhanh chiếc đèn ông sao đã hoàn thành rồi đó
Chỉ với 5 bước thực hiện bạn sẽ có ngay chiếc đèn ông sao truyền thống để đi chơi lễ trung thu, cách làm đèn ông sao này vừa dễ vừa nhanh ai cũng có thể thực hiện Chúc các bạn thành công
3 Kết bài
- Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước
-Khẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước
và nêu suy nghĩ của bản thân