1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (37)

23 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 14

  • 23

  • HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

  • BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

  • BÀI THI CUỐI KỲ

  • KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

  • Tên sinh viên: Hoàng Văn Lộc

  • Mã sinh viên: B19DCCN401

  • Nhóm lớp học: 17

  • Số điện thoại: 0373030170

  • HÀ NỘI, THÁNG 12/2021

  • HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

  • BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

  • Tầng 9 – Nhà A2 - Km10, Đường Nguyễn Trãi, Hà Đông, Hà Nội.

  • ĐỀ BÀI TIỂU LUẬN (THI) KẾT THÚC HỌC PHẦN

  • (Hình thức thi: Viết tiểu luận cuối khóa)

  • Học phần:

  • Kỹ năng thuyết trình

  • Mã/Nhóm:

  • SKD1101 – 17

  • Thời gian viết:

  • 05 ngày

  • Hệ đào tạo:

  • Chính quy dài hạn

  • ĐỀ TIỂU LUẬN

  • Câu 1. Trong thuyết trình cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi giao lưu với khán giả

  • Câu 2. Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.

  • Bài làm:

  • Câu 1. Trong thuyết trình cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi giao lưu với khán giả

  • Câu 2. Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.

  • Mở đầu

  • I. Vấn đề chung về mạng xã hội.

  • 1. Mạng xã hội

  • 2. Lợi ích và tác hại của mạng xã hội mang lại cho người dùng

  • II. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên.

  • III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên.

  • 1. Đối với nhà trường

  • Đối với bản thân sinh viên

  • Câu 1:

  • Trong thuyết trình khi đặt câu hỏi cho khán giả cần lưu ý:

  • Tìm hiểu kỹ trước khi hỏi tránh làm câu hỏi dài dòng mà ko rõ mục đích.

  • Hỏi ngắn gọn, rõ ràng.

  • Đặt bản thân vào người trả lời thử hỏi một cách khác đi.

  • Vd: về chủ đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.

  • Thay vì đặt một câu hỏi dập khuôn như: mạng xã hội có từ khi nào,.... thì hãy hỏi về góc nhìn cá nhân lấy thông tin của khán giả như: một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để lướt facebook,....

  • Khi đặt câu hỏi mô tả kỹ về câu hỏi tránh câu hỏi chung chung khiến khán giả khó trả lời.

  • Trước khi hỏi khơi dậy sự tò mò của khán giả dùng những thông tin kiến thức mới mẻ với khán giả và diễn đạt mãnh liệt đầy sức sống với tông giọng mang ý nhấn mạnh và như chính mình vừa khám phá ra điều cực kỳ thú vị, ví dụ như biểu đạt các con số dài mỏi mắt hay những câu nói tâm đắc hoặc vd cụ thể : doanh thu kiếm được từ một ứng dụng mạng xã hội nào đó, bất kỳ những gì bạn cảm thấy có thể gây hứng thú cho người nghe và sau đó tập trung vào câu hỏi của bạn.

  • Không ngắt lời khi người khác trả lời.

  • Nên nhớ tên người trả lời nhằm tránh sự lúng túng khi kết luận câu trả lời đúng hay sai hoặc cám ơn về câu trả lời, ngoài ra còn tạo được thiện cảm từ người trả lời với tâm lý tôn trọng người trả lời.

  • Câu 2: Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.

  • MỞ ĐẦU:

  • Ngày nay, mạng xã hội đang ngày càng vô cùng phổ biến cùng với vô vàn lợi ích nó mang lại. Nếu sử dụng từ khóa “mạng xã hội” vào tìm kiếm từ khóa trong Google sẽ nhận được khoảng 233 triệu kết quả. Điều đó khẳng định mạng xã hội rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam hiện nay. Mạng xã hội hay còn được gọi với tên khác như “trang mạng xã hội” hay “dịch vụ mạng xã hội” được tất cả mọi người đón nhận như là một công cụ quý giá giúp chúng ta giải trí, học tập, xây dựng các mối quan hệ, giao tiếp với mọi người trên toàn thế giới,... . Nhưng mạng xã hội cũng như con dao 2 lưỡi với vô số những tác hại không ít hơn so với lợi ích của mình. Những tác hại ảnh hưởng nhiều nhất đến giới trẻ hiện nay đặc biệt là độ tuổi sinh viên. Bởi vì sinh viên là độ tuổi mà nhiều người bắt đầu sống xa nhà với cuộc sống tự lập không bị quản thúc, nên rất dễ bị sa đọa vào mạng xã hội. Nhiều người sẵn sàng rành ra phần lớn thời gian để tham gia mạng xã hội, vì nó giúp giới trẻ kết nối với những tương tác ảo và thích thể hiện bản thân. Nếu chúng ta không biết cách sử dụng mạng xã hội mà quá lạm dụng thì sẽ gây ra tác hại rất lớn đến sức khỏe và tinh thần. Và để tìm ra giải pháp trị tận gốc vấn đề này mời cô và các bạn cúng theo dõi ngọn nguồn của vấn đề này.

  • I. Vấn đề chung về mạng xã hội

  • 1. Mạng xã hội

  • Nếu sử dụng từ khóa “mạng xã hội là gì” vào tìm kiếm từ khóa trong Google sẽ nhận được khoảng 238 triệu kết quả. Và nhận được khái niệm chung nhất về mạng xã hội:

  • Mạng xã hội  là một nền tảng trực tuyến, là nơi mà mọi người có thể xây dựng các mối quan hệ ảo với những người có chung tính cách, sở thích, nghề nghiệp… hoặc với cả những người có mối quan hệ ngoài đời thực.

  • Mạng xã hội có thể hiểu là một trang web hay nền tảng trực tuyến với rất nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, giúp mọi người dễ dàng kết nối từ bất cứ đâu.

  • Mạng xã hội hiện nay có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, và có thể truy cập dễ dàng từ nhiều phương tiện, thiết bị như máy tính bảng , laptop, điện thoại di động,…

  • Ví dụ: một số mạng xã hội đang được sử dụng phổ biến ở Việt Nam:

  • + Facebook: Mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay. Người dùng có thể tạo tài khoản bằng số điện thoại hoặc email.

  • + YouTube: Trang mạng xã hội chia sẻ video, người có tài khoản trên YouTube có thể truy cập bằng điện thoại hoặc máy tính.

  • + Instagram: Ứng dụng chia sẻ ảnh và video miễn phí trên điện thoại, máy tính. Bạn có thể đăng tải hình ảnh hoặc video lên Instagram và chia sẻ chúng với nhóm bạn bè, họ có thể xem, bình luận và thích bài viết của bạn.

  • 2. Lợi ích và tác hại mạng xã hội mang lại cho người dùng

  • a. Lợi ích

  • Một là cập nhật tin tức đời sống xã hội

  • Hai là giới thiệu bản thân mình với mọi người: 

  • Chúng ta có thể giới thiệu tính cách, sở thích, quan điểm của bản thân trên mạng xã hội và nó có thể giúp chúng ta tìm kiếm những cơ hội phát triển khả năng của bản thân.

  • Ba là kết nối các mối quan hệ Kết nối bạn bè: 

  • Chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Chúng ta cũng có thể gặp gỡ và giao lưu kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới có cùng sở thích hay quan điểm giống mình. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.

  • Bốn là tiếp nhận thông tin, học hỏi kiến thức và kỹ năng: 

  • Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kỹ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

  • Năm là kinh doanh:

  • Quảng cáo miễn phí trên mạng xã hội, bán và mua hàng online không còn xa lạ với tất cả chúng ta vì thế mạng xã hội là một môi trường kinh doanh vô cùng lý tưởng. Bạn cũng có thể dùng nó để quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, giúp cho bạn có thể tìm kiếm được những khách hàng tiềm năng.

  • Sáu là bày tỏ quan niệm cá nhân: 

  • Trải qua rất nhiều hoạt động căng thẳng trong cuộc sống, mỗi con người cần bày tỏ và cần nhận được sự sẻ chia để chúng ta cảm thấy thanh thản hơn. Thế nhưng việc chia sẻ vấn đề của mình ngoài đời thực đôi khi trở nên khó khăn với một số người ít nói. Chính vì thế việc viết ra những suy nghĩ của mình qua bàn phím máy tính sẽ giúp chúng ta giải tỏa được phần nào.

  • Bảy là mang đến lợi ích về sức khỏe:

  • Giúp cải thiện não bộ và làm chậm quá trình lão hoá, nghiên cứu của giáo sư Gary Small tại trường Đại học California Los Angeles cho thấy càng sử dụng và tìm kiếm nhiều thông tin với internet, não bộ sẽ càng được rèn luyện tốt hơn và các khả năng phán đoán, quyết định cũng sẽ từ đó phát triển thêm. Ông còn đồng thời nhận thấy rằng, việc sử dụng internet nhiều có thể giúp cho não bộ hoạt động tốt hơn, giúp làm giảm quá trình lão hóa và làm cho người lớn tuổi vẫn có suy nghĩ hết sức lạc quan.

  • b. Tác hại

  • Một là giảm tương tác giữa người với người: 

  • Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến bạn dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình, mà còn khiến họ buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” từ những mối quan hệ ảo hơn những gì ở trước mắt. Dần dần, các mối quan hệ sẽ bị rạn nứt và sẽ chẳng ai còn muốn gặp mặt bạn nữa.

  • Hai là lãng phí thời gian và xao lãng mục tiêu thực của cá nhân: 

  • quá chú tâm vào mạng xã hội dễ dàng làm người ta quên đi mục tiêu thực sự của cuộc sống. Thay vì chú tâm tìm kiếm công việc trong tương lai bằng cách học hỏi những kỹ năng cần thiết, các bạn trẻ lại chỉ chăm chú để trở thành “anh hùng bàn phím” và nổi tiếng trên mạng. Ngoài ra, việc đăng tải những thông tin “giật gân” nhầm câu like không còn là chuyện xa lạ, song nó thực sự khiến người khác phát bực nếu dùng quá thường xuyên. Mạng xã hội cũng góp phần tăng sự ganh đua, sự cạnh tranh không ngừng nghỉ để tìm like và nó sẽ cướp đi đáng kể quỹ thời gian của bạn.

  • Ba là nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: 

  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm với những ai đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm từ trước. Vì thế, nếu bạn phát hiện mình thường xuyên cảm thấy mất tinh thần, có lẽ đã đến lúc tạm biệt “facebook” trong một thời gian.

  • Bốn là giết chết sự sáng tạo: 

  • Mạng xã hội là phương tiện hiệu quả nhất để làm tê liệt và giết chết quá trình sáng tạo. Quá trình lướt các trang mạng xã hội có tác động làm tê liệt não bộ tương tự như khi xem tivi trong vô thức. Nếu hôm nay bạn có kế hoạch làm việc thì hãy tuyệt đối tránh xa các trang mạng xã hội.

  • Năm là không trung thực và bạo lực trên mạng: 

  • “Anh hùng bàn phím” là một từ không còn xa lạ trong thời gian gần đây. Người ta cảm thấy thoải mái trên mạng nên họ thường nói những điều mà ngoài đời không dám phát biểu hoặc không có thực. Đồng thời vấn nạn bạo lực trên mạng càng nhức nhối thì ngoài đời con người cũng dần trở nên bạo lực hơn hẳn.

  • Sáu là thường xuyên so sánh bản thân với người khác: 

  • Những gì người ta khoe khoang trên mạng không hẳn là con người thật của họ, và việc thường xuyên so sánh những thành tựu của mình với bạn bè trên mạng sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực đến tinh thần của bạn. Hãy dừng việc so sánh và nhớ rằng ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu của riêng mình. Từ những hành động thực tế để có thể làm tăng giá trị của bản thân là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta.

  • Bảy là mất ngủ: 

  • Ánh sáng nhân tạo tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn làm bạn khó ngủ hơn. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ hiện nay sẵn sàng thức thâu đêm chỉ vì đam mê các game online. Thiếu ngủ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.

  • Tám Là thiếu riêng tư: 

  • Đã có nhiều thông tin cho rằng các trang mạng xã hội bán thông tin cá nhân của người sử dụng, lại thêm nhiều nguy cơ từ hacker, virus. Những điều này đều cảnh báo rằng sự riêng tư cá nhân đang dần mất đi trong khi mạng xã hội càng phát triển.

  • II. Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên

  • Theo một nghiên cứu gần đây, 85% sinh viên có dùng mạng xã hội truy cập vào những trang này ít nhất một lần mỗi ngày và 70% người thừa nhận rằng họ phải truy cập vào mạng xã hội đầu tiên ngay khi vừa mở điện thoại hoặc thiết máy tính. Thực tế, mạng xã hội sẽ dễ gây nghiện hơn cả rượu bia và ma túy bởi vì chúng có nhiều tính năng, dịch vụ hấp dẫn, ngày càng được cộng đồng chấp nhận và sử dụng rộng rãi mà hoàn toàn miễn phí. Ta thấy rằng, tác hại của mạng xã hội gây ra là rất lớn, tác động xấu đến sức khỏe, cuộc sống của người dùng.

  • Thống kê thời gian hàng ngày dùng mạng xã hội ở Việt Nam năm 2021

  • Theo số liệu thống kê, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy người dùng Internet Việt Nam đặc biệt là sinh viên dành nhiều thời gian cho việc xem TV Streaming và sử dụng các nền tảng mạng xã hội lần lượt là 2 giờ 40 phút và 2 giờ 21 phút.

  • Bên cạnh đó, các dịch vụ game online và nghe nhạc trực tuyến cũng chiếm hơn 1 giờ thời lượng sử dụng của người dùng Việt. Trên cơ sở đó, các nhà cung ứng dịch vụ có thể đưa ra những kế hoạch cụ thể cho việc nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

  • Số liệu thống kê là số liệu chung của tất cả người sử dụng Internet, thay vào đó thời gian đã được trung hòa. Còn nếu số liệu chỉ của sinh viên thì thời gian chơi game sẽ nhiều hơn và có hành triệu ứng dụng online thu hút sự quan tâm của sinh viên.

  • Theo nghiên cứu của Tiffany A và cộng sự (2009), SV đại học Hoa Kỳ sử dụng Facebook trung bình từ 10 đến 30 phút mỗi ngày . Trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả cho thấy có đến trên 50% SV sử dụng MXH nhiều hơn 3 giờ mỗi ngày. Khi các nhu cầu của giới trẻ không được đáp ứng một cách toàn diện thì việc ngồi nhiều thời gian trên MXH để họ học tập, tán gẫu, giải trí, tìm cảm giác mạnh thông qua các trò chơi điện tử là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, hiệu quả của việc đáp ứng các nhu cầu đã chiếm nhiều thời gian từ một môi trường ảo đang gây nhiều ồn ào, bàn tán là điều đáng để quan tâm nghiên cứu.

  • Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81) - 2014 54 để phân chia các khoảng số lượng bạn bè mà một SV duy trì trên trang cá nhân của mình. Theo đó có các mức: dưới 150 bạn (mức trung bình); từ 150 đến dưới 300 bạn (khá nhiều bạn); từ 300 đến dưới 500 bạn (nhiều bạn); trên 500 bạn (quá nhiều bạn). Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức dưới 150 bạn chiếm 35,4%, tiếp đó mức trên 500 bạn chiếm 23,6%, mức từ 150 bạn đến dưới 300 bạn chiếm 23% và từ 300 bạn đến dưới 500 bạn chiếm 18%. Theo con số Dunbar, đa phần SV được nghiên cứu duy trì lượng bạn ở mức thông thường (150 bạn), giống như số lượng mối quan hệ lý tưởng có thể duy trì trong đời thực. Tuy nhiên, có một tỉ lệ khá lớn SV duy trì mức bạn lên tới trên 500 bạn. Ở mức trên 500 bạn, có SV thông báo có đến 3.000 bạn, thậm chí 5.000 bạn. Kết quả này cho thấy, trong khi một bộ phận lớn SV xây dựng mạng lưới quan hệ trong thế giới “ảo” có sự gắn kết với thế giới “thực” thì một bộ phận khác dường như muốn “phóng đại” các quan hệ trong thế giới “ảo”. Thực tế với số lượng bạn trên MXH đông đến trên 500 bạn và thậm chí lên đến vài nghìn bạn thì chỉ có thể tồn tại dạng bạn với số lần họ “like” cho nhau mà thôi. Trong khi đó, một nghiên cứu (được dẫn từ Psychology Today) đã chỉ ra số lượng bạn bè lý tưởng trên Facebook là 302 - con số này đủ để người dùng không cảm thấy cô đơn hay quá lệ thuộc vào người khác. Tìm hiểu mối quan hệ giữa giới tính của SV và số lượng bạn trên MXH của họ, kiểm định Chi-square cho thấy có tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai biến số này với giá trị X2 (3) = 49.467, p < 0.001. Kết quả cụ thể cho thấy hầu như nữ SV có số lượng bạn trên mạng nhiều hơn so với nam SV. Tuy nhiên ở mức trên 500 bạn, nam SV lại có số bạn lớn hơn nữ SV.(5) Xem xét số lượng bạn SV thường xuyên trao đổi trên MXH, kết quả ghi nhận rằng: 46,3% SV thường xuyên trao đổi với dưới 25 bạn, 32% SV thường xuyên trao đổi với từ 25 bạn đến dưới 100 bạn và 21,7% SV thường xuyên trao đổi với trên 100 bạn trên MXH. Có mối liên hệ có ý nghĩa giữa số bạn SV có và số bạn họ thường xuyên trao đổi trên MXH với giá trị X2 = 1.244.908, p < 0.001. Theo đó, những SV có dưới 150 bạn tập trung nhiều nhất ở nhóm thường xuyên liên lạc với dưới 25 bạn còn những SV có trên 500 bạn lại tập trung đông nhất ở nhóm thường xuyên trao đổi với trên 100 bạn. Kết quả này cho thấy xu hướng càng có nhiều bạn trên MXH, SV càng thường xuyên trao đổi với nhiều bạn bè hơn.

  • Biểu đồ các mạng xã hội được sử dụng sinh viên sử dụng năm 2021(%)

  • Biểu đồ cho thấy cho đến nay Youtube vượt mặt Facebook được sử dụng nhiều nhất nhất mạng xã hội hiện nay.

  • Mặc dù Facebook đứng vị trí thứ 2 nhưng thực ra ứng dụng Facebook Messenger là dùng để nhắn tin là 1 ứng dụng con của Facebook và cũng đc sử dụng rất nhiều và đứng vị trí thứ 4.

  • Nhìn chung, số liệu báo cáo Digital 2021 có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước và đang canh tranh nhau khốc liệt nhằm vào nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là đối tượng sinh viên có nhiều thời gian rảnh để trải nghiệm các chức năng mà ko nhận ra rằng đã dành quá nhiều sự quan tâm đến mạng xã hội dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm.

  • III. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng mạng xã hội đối với sinh viên

  • 1. Đối với nhà trường

  • Nhà trường nên tổ chức các buổi học ngoài phổ biến rõ về tầm quan trọng của mạng xã hội cũng như những tác hại của mạng xã hội đem lại cho sinh viên.

  • Nên phổ biến thông qua hội thảo và tổ chức các chương trình thể thao, văn nghệ, các cuộc giao lưu giữa các khoa, ngành trong trường, tổ chức các cuộc thi để sinh viên có những sân chơi. Giúp cho sinh viên có cơ hội học tập, thể hiện bản thân, giao tiếp mở rộng mối quan hệ thực với bạn bè thầy cô...thu hút sự chú ý của sinh viên nhằm giảm bớt tình trạng sinh viên không có sân chơi nên tiêu tốn thời gian vào những trò giải trí vô bổ trên mạng ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. 

  • Các trường nói chung và trường PTIT đã và đang thực hiện và đã đem lại hiệu quả nhất định.

  • 2. Đối với bản thân sinh viên

  • Cần xác định rõ mục tiêu rõ ràng:

  • Việc xác định mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các bạn sinh viên dùng mạng xã hội đúng mục đích tốt như học tập, tạo các mối quan hệ.... và tránh khỏi bị xao nhãng lãng phí thời gian bởi những trang web, ứng dụng hay game.

  • Quản lý tốt thời gian của mình

  • Việc lập kế hoạch quản lý tốt thời gian phải vừa sức và có sự cân bằng giữa học tập và giải trí để đảm bảo tránh bị thu hút bởi các vấn đề vô bổ mạng xã hội đem lại. Khiến cho ko bị lệch khỏi thời gian biểu và đầu óc luôn tỉnh táo không bị áp lực quá nhiều làm cho công việc suôn sẻ.

  • Chọn lọc những trang mạng xã hội lành mạnh

  • Sinh viên cần đọc và chọn lọc nguồn thông tin đáng tin cậy một cách thông minh, chọn lọc những trang web đúng tránh những thông tin tiêu cực gây ảnh hưởng xấu, lệch lạc tư tưởng của Đảng và nhà nước.

  • Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân

  • Chúng ta cần lưu ý trước khi chia sẻ thông tin cá nhân cho người khác và trên các trang mạng xã hội không đủ tin cậy như số cmnd, số điện thoại,.... vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến đời sống cá nhân bị làm phiền xấu hơn là người khác dùng thông tin của mình đi lừa đảo người thân và mọi người.

  • Ngoài ra, sinh viên còn nên hỏi các anh chị khóa trên hay thầy cô xin những trang web học tập để giảm thiểu thời gian tìm kiếm cũng như tránh việc bị lừa đảo, mất tiền.

Nội dung

Ngày đăng: 02/01/2022, 19:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w