1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (34)

15 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 15

  • HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

  • BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

  • BÀI THI CUỐI KỲ

  • KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

  • Tên sinh viên: Lê Trọng Linh

  • Mã sinh viên: B19DCCN374

  • Nhóm lớp học: nhóm 17

  • Số điện thoại: 0835715221

  • HÀ NỘI, THÁNG 12/2021

  • Câu 1. Trong thuyết trình cần lưu ý gì khi đặt câu hỏi giao lưu với khán giả

  • Kỹ năng đặt câu hỏi là yếu tố then chốt trong kỹ năng giao tiếp vì nó giúp người nghe tập trung vào vấn đề cụ thể và tìm hiểu các sự kiện, tình huống có chiều sâu hơn mà có khi chính họ chưa nhìn rõ được đúng vấn đề của mình.

  • Để trình bày thông tin một cách hiệu quả thu hút người nghe, người thuyết trình cần làm rõ:

  • Câu hỏi sẽ mang lại mục đích gì ?

  • Khi nào nên đặt câu hỏi ?

  • Những dạng câu hỏi nào được đặt để giúp người nghe phản hồi lại câu hỏi ?

  • Khi đặt ra những câu hỏi để giao lưu với khán giả người thuyết trình cần lưu ý:

  • Chuẩn bị phần hỏi đáp-Dự đoán các câu hỏi của khán giả: việc chuẩn bị tốt trước khi thuyết trình giúp người thuyết trình tự tin, tinh thần tốt.

  • Chuẩn bị một số câu hỏi chọn lọc phù hợp logic với bài thuyết trình

  • Không hỏi quá nhiều câu hỏi,sẽ đẩy khán giả vào thế trả lời thông tin một cách dồn dập và hỗn độn trong câu trả lời

  • Nên nghĩ tới những câu hỏi mà khán giả có thể hỏi ngay từ khi lập đề cương cho buổi thuyết trình

  • Trong giai đoạn luyện tập thuyết trình khuyến khích người trong nhóm đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt

  • Đọc rõ câu hỏi: Bạn đã bao giờ ngồi ở cuối lớp còn người đặt câu hỏi thì ở bàn đầu, và bạn chẳng nghe được gì? Nếu bạn thấy mọi người không nghe được câu hỏi thì hãy lặp lại câu hỏi để mọi người có thể nghe được. Cách này cũng sẽ giúp người nghe có thời gian hơn để suy nghĩ .

  • Hãy giữ nguyên phong cách của bạn: Điều quan trọng khi đọc hay trả lời câu hỏi là bạn phải giữ nguyên phong cách và thái độ của bạn như khi bạn đang trình bày. Một sự thay đổi trong thái độ của bạn có thể cho thấy bạn không tự tin vào vị trí của mình.

  • Sử dụng nguyên tắc 25%-75: Sử dụng khoảng 25% sự giao tiếp bằng mắt với người đặt câu hỏi và khoảng 75% với những người nghe. (Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp câu hỏi và câu trả lời hóc búa). Đừng thờ ơ người khi đặt câu hỏi, nhưng cũng đừng sao lãng đối với những người nghe còn lại. Điều này, sẽ giúp bạn làm chủ được tình huống và thu hút được được người nghe tham gia vào phần trình bày của mình.

  • Hãy trả lời đúng trọng tâm câu hỏi: Đừng công kích một vấn đề. Câu trả lời của bạn cần phải có đủ ý để bao quát cả vấn đề nhưng cũng cần ngắn gọn để thu hút được người nghe.Bạn thường không nên thêm phần đầu trong câu trả lời của bạn, nhưng bạn nên đi sâu vào câu hỏi (sau khi lập lại câu hỏi, nếu cần thiết).

  • Hầu hết những bài thuyết trình đều có dự tính sẵn thời gian để đặt câu hỏi và trả lời. Đôi

  • khi đặt câu hỏi trong suốt cả buổi và cũng đôi khi vào cuối buổi. Trong nhiều trường hợp, người thuyết trình có dự tính người nghe sẽ đặt câu hỏi ở những thời điểm nào. Trong trường hợp đó, bạn có thể yêu cầu người nghe đặt câu hỏi ngay khi họ có thắc mắc, hoặc bạn có thể yêu cầu người nghe đợi tới khi bạn trình bày xong mới đặt câu hỏi.

  • Câu 2. Viết chuyên đề: “Sinh viên với mạng xã hội”.

  • Sự phát triển của Internet mang lại những thay đổi lớn cho cuộc sống của con người. Trong hàng loạt tính năng và tiện lợi của Internet thì bao gồm các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Instagram, Line, Zalo... đã trở thành những ứng dụng mạng xã hội có sức lan tỏa đến mức chóng mặt trong thời gian gần đây. Với những chức năng đa dạng kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo các thành viên, mạng xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hóa... cư dân mạng nói chung và bộ phận không nhỏ giới trẻ nói riêng, đặc biệt là bộ phận sinh viên. Sinh viên với mạng xã hội là một vấn đề rất được quan tâm hiện nay.

  • I.Những Vấn Đề Chung Về Mạng Xã Hội

  • 1. Cơ bản về mạng xã hội

  • + Khái niệm mạng xã hội

  • Mạng xã hội (MXH), hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ kết nối các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng.

  • + Đặc trưng cơ bản của mạng xã hội

  • Mạng xã hội có những tính năng như e-mail, phim ảnh, trò chuyện bằng âm thanh, chia sẻ tập tin,… Mạng xã hội đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có nhiều cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo nhóm (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân, nick name, hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán...

  • Nhìn chung có nhiều mô hình mạng xã hội khác nhau, nhưng hầu hết mạng xã hội có những đặc điểm chung như:

  • + Mạng xã hội là ứng dụng trên nền tảng Internet

  • + Nội dung trên mạng xã hội là do người dùng tự sáng tạo, chia sẻ

  • + Người dùng tạo ra hồ sơ cá nhân phù hợp cho trang hoặc ứng dụng được duy trì trên nền tảng mạng xã hội

  • + Mạng xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng xã hội trên mạng bằng cách kết nối tài khoản của người dùng với tài khoản của các cá nhân, tổ chức khác.

  • 2. Các loại mạng xã hội phổ biến

  • + Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến có thể kể đến như:

  • Facebook - mạng xã hội nhiều người dùng nhất hiện nay, là nơi để người dùng tạo hồ sơ trên mạng, kết nối với bạn bè, chia sẻ hình ảnh, phim ảnh…

  • Google+ - mạng xã hội của Google.

  • Instagram - mạng xã hội chia sẻ hình ảnh trên di động và web.

  • LinkedIn - mạng xã hội tốt nhất để tìm việc làm cùng các bài viết liên quan tới công việc.

  • YouTube - mạng xã hội chia sẻ video

  • TikTok – mạng xã hội chia sẻ những video ngắn

  • Một số mạng xã hội phổ biến được thống kê

  • 3. Mạng xã hội tại Việt Nam

  • Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ đối với bất kỳ ai sử dụng Internet tại Việt Nam. Ở nhiều thời điểm, nó đã trở thành trào lưu, mốt của những người có một tài khoản Internet như một ngôi nhà ảo, một cuốn nhật ký cá nhân, một nơi để thể hiện bản thân… Dần dần mạng xã hội trở thành một kênh giao lưu của truyền thông chính thống với công chúng, cộng đồng.

  • Trong năm 2020, có khoảng 68,17 triệu người Việt Nam trực tuyến (chiếm 70% dân số) thông qua các nền tảng, ứng dụng khác nhau. Đáng chú ý là có tới 65 triệu người trong số họ là người dùng mạng xã hội tích cực (chiếm 67% dân số) và 99% trong số này thường xuyên sử dụng bằng điện thoại di động.

  • Theo số liệu của We are Social, trung bình mỗi ngày mỗi người Việt Nam dành khoảng 6 giờ 42 phút để vào Internet, trong đó, 2 giờ 33 phút là dành cho mạng xã hội. 94% người dùng Internet Việt Nam lên mạng hàng ngày.

  • Thống kê những MXH phổ biến ở Việt Nam

  • 4. Tác động

  • + Ưu điểm của mạng xã hội

  • Kết bạn: Chúng ta có thể kết bạn với tất cả mọi người trên thế giới thông qua mạng xã hội. Từ đó chúng ta sẽ giao lưu và gặp gỡ những người có sở thích quan điểm giống mình, xây dựng lên những mối quan hệ tốt đẹp.

  • Giới thiệu bản thân đến mọi người: Mạng xã hội là cách tốt giúp cho bạn giới thiệu bản thân từ tính cách, sở thích, quan điểm… của mình với mọi người. Từ đó chúng ta tìm kiếm được những cơ hội phát triển, hoàn thiện bản thân.

  • Học hỏi kiến thức, kỹ năng: Mạng xã hội có nhiều thông tin hữu ích giúp bạn trau dồi kiến thức, kỹ năng. Bạn có thể theo dõi những người mà mình hâm mộ về lĩnh vực nào đó, học hỏi những điều hữu ích từ họ chia sẻ.

  • Kinh doanh: Mạng xã hội là môi trường kinh doanh đầy tiềm năng. Bạn có thể bán hàng online hay dùng chính mạng xã hội để quảng cáo cho sản phẩm công ty tìm kiếm thêm khách hàng.

  • Bày tỏ quan điểm cá nhân: Nơi đây giúp bạn bày tỏ quan điểm cá nhân về mọi mặt của cuộc sống. Bạn có thể nhận được sự sẻ chia, đóng góp ý kiến của cộng đồng.

  • + Nhược điểm của mạng xã hội

  • Lạm dụng mạng xã hội khiến cho con người xa rời thế giới thực, chỉ biết vui buồn trong thế giới ảo, cạnh tranh nhau chỉ để có nhiều “like”.

  • Việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội, xao nhãng trong công việc tiêu tốn quá nhiều thời gian của bạn, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân nói riêng và của đất nước nói chung.

  • Sử dụng mạng xã hội nhiều gây ảnh hưởng nhất định về tâm sinh lý và sự phát triển cân bằng của cơ thể. Người sử dụng mạng xã hội mức độ nhiều có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần…

  • Giảm tương tác với mọi người xung quanh do ít dành thời gian quan tâm đến cuộc sống thực, dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội ảo.

  • II. SINH VIÊN VỚI MẠNG XÃ HỘI

  • 1. Thực trạng sinh viên với mạng xã hội

  • Hiện nay, nhu cầu sử dụng MXH ngày một lớn hơn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang web với nhiều tính năng mới, hiện đại, tiện lợi đã thu hút và mang lại khá nhiều kết quả tốt cho người sử dụng. Tìm kiếm việc làm? Học tiếng Anh miễn phí, tìm kiếm tài liệu, sách vở. Tìm bạn bè cũ? Tìm quán ăn ngon,…Tất cả đều có trên mạng xã hội.

  • Kết quả điều tra mức độ sử dụng MXH trong SV ở 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong tổng số 10.000 SV được khảo sát, có đến 9.935 SV (chiếm 99%) có sử dụng MXH. Như vậy, việc sử dụng MXH trong SV hiện nay là rất phổ biến.

  • Một số mạng xã hội phổ biến đối với sinh viên như: Facebook, YouTube, TikTok...

  • Tất cả mọi người đều có thể truy cập mọi thông tin mà mình cần, miễn là có trên mạng. Giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đang là những người sử dụng mạng xã hội rất nhiều và thường

  • xuyên. Sinh viên thường dùng mạng xã hội để:

  • + Kết bạn, giao lưu, chat với bạn bè người thân và các mối quan hệ.

  • + Tìm kiếm, cập nhật tin tức xã hội, đời sống.

  • + Giải trí: nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, chơi game, trò chuyện với bạn bè…

  • 2. Tác động của mạng xã hội với sinh viên

  • Mạng xã hội đang rất phát triển và phổ biến, tạo ra sự tác động rất lớn đối với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Sự xuất hiện với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú, mạng xã hội đã cho phép người dùng tiếp nhận, chia sẻ và chọn lọc thông tin một cách có hiệu quả. Thông tin được truyền tải vượt qua trở ngại về không gian và thời gian, vượt qua khoảng cách giữa các thế hệ. Từ những thuận lợi mà nó mang lại, mạng xã hội đã có tác động làm thay đổi nhiều thói quen cũ và hình thành những biểu hiện mới của tư duy, lối sống, văn hóa… ở một bộ phận khá lớn những người sử dụng.

  • Tác động tích cực

  • Giới thiệu, kết nối với mọi người

  • Đặc điểm nổi bật chính của các mạng xã hội chính là thúc đẩy quá trình tương tác với người thân, bạn bè. Nếu như trước kia chúng ta không có điều kiện, cơ hội gặp gỡ bạn bè, người thân, chúng ta phải liên lạc với họ qua thư từ, điện thoại khiến chúng ta tốn khoản tiền dịch vụ không nhỏ. Khi mạng xã hội xuất hiện, chúng giúp chúng ta thoải mái cập nhật trạng thái, liên hệ với người thân, bạn bè ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần chúng ta có trong tay chiếc máy tính hay là điện thoại thông minh.

  • Nhu cầu kết nối của sinh viên là rất lớn, họ thường xuyên gặp gỡ, xây dựng những mối quan hệ với bạn bè và kết nối với người thân. Cập nhật các thông báo, thông tin từ trường lớp, công việc và bạn bè. Nhờ mạng xã hội chúng ta có thể biết được nhiều thông tin về bạn bè hoặc người thân bằng cách kết bạn trên mạng xã hội. Từ đó có thể xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn hoặc hợp tác với nhau về nhiều mặt.

  • Học tập, tìm hiểu thông tin, kiến thức

  • Việc cập nhật thông tin trong một xã hội hiện đại như hiện nay là điều nên làm và cần phải làm, nó giúp chúng ta dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Học hỏi thêm rất nhiều kiến thức, trau dồi những kĩ năng giúp cho bạn hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Với sinh viên càng quan trọng hơn nữa khi trong thời đại này, Internet, mạng xã hội có rất nhiều thông tin cần thiết trong học tập, và công việc.

  • Nhờ sự phát triển của các hội nhóm mà người dùng có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mà không cần phải đến lớp học, tốn nhiều chi phí như trước đây. Thông qua đó, người dùng có thể dễ dàng tích lũy được rất nhiều kiến thức cần thiết trong cuộc sống.

  • Giải trí

  • Những video, hình ảnh, truyện... là những thứ mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội. Rất nhiều nguồn thông tin hữu ích giúp phục vụ nhu cầu giải trí của người dùng.

  • Kinh doanh online, tìm kiếm việc làm

  • Một số ít sinh viên dùng mạng xã hội để kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online. Thương mại điện tử hiện nay đang cực kỳ phát triển và là một môi trường rất tốt để bắt đầu thử sức kinh doanh đối với sinh viên. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm kiếm việc làm tăng cao và sinh viên có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm thêm ngay trên mạng xã hội.

  • Các hoạt động ý nghĩa

  • Đối với sinh viên, những tiện ích mà mạng xã hội mang lại như sử dụng nó trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Sinh viên thông qua mạng xã hội liên kết hợp tác với nhau thành các nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có thể gặp gỡ, trao đổi trên mạng rồi tiến tới sinh thực hiện những hành động có ý nghĩa tích cực như tổ chức các hoạt động từ thiện nhân những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành mạnh; nhiều nhóm chia sẻ sở thích du lịch kết hợp việc làm từ thiện ở vùng cao biên giới hẻo lánh…Không chỉ vậy, rất nhiều sinh viên từ các trường đại học khác nhau trên mọi miền tổ quốc đã lập ra những trang giúp đỡ nhau học tập tiếng anh hoặc các môn học chuyên ngành.

  • Tác động tiêu cực

  • Ảnh hưởng xấu đến học tập

  • Sinh viên có thể bị nghiện mạng xã hội nếu sử dụng quá nhiều, khi ấy nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vệc học của chính sinh viên. Mạng xã hội đã khiến nhiều sinh viên sao nhãng việc học tập cũng như tham gia các hoạt động ngoại khóa. Quỹ thời gian tự học của các bạn giảm đi do dành quá nhiều thời gian cho các hoạt động trên các trang mạng.

  • Giảm tương tác giữa người với người

  • Nghiện mạng xã hội không chỉ khiến sinh viên dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình. Dần dần, các mối quan hệ sẽ ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ và có thể bị rạn nứt.

  • Nghiện sống ảo

  •  Sử dụng mạng xã hội một các thiếu kiểm soát, lạm dụng thể gây lên hiện tượng nghiện mạng xã hội, mà sinh viên chính là những con nghiện, lúc nào cũng trong tình trạng “ôm” lấy điện thoại. Người dùng mạng xã hội thích được like, được share, dần dần nhu cầu ấy càng cao khiến nó trở thành một thói quen nhưng thói quen ấy chính là chất gây nghiện. Hệ lụy của việc nghiện MXH là: năng suất lao động giảm, học tập sao lãng, sức khỏe không tốt (giảm thị lực, mất ngủ, tinh thần mệt mỏi, tổn thương cột sống…).

  • Mất ngủ, trầm cảm

  • Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn là chưa đến giờ ngủ. Đôi khi bạn đã cảm thấy buồn ngủ nhưng vẫn muốn lướt facebook theo thói quen và hậu quả là sau đó bạn đã không thể ngủ sớm như kỳ vọng.

  • Các nghiên cứu gần đây cho thấy những ai sử dụng mạng xã hội càng nhiều thì càng cảm thấy tiêu cực hơn, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm. Số lượng thanh thiếu niên mắc bệnh tâm lý, trầm cảm ngày càng gia tăng.

  • Tin giả, tin tức độc hại

  • Nguồn thông tin tràn lan trên mạng xã hội dẫn đến việc sinh viên khó có thể chọn lọc đúng những thông tin chính xác. Rất nhiều vụ lừa đảo qua mạng đã diễn ra, sinh viên cần phải thật sự cảnh giác khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội.

  • Bên cạnh đó sự phát tán thông tin từ mạng xã hội rất nhanh và dễ dàng, tạo môi trường để kẻ xấu lợi dụng, gây nguy hại đến tư tưởng, tinh thần của người dùng MXH. Những tác hại tiêu cực từ Internet, đã phần nào làm hạn chế các giá trị đạo đức, văn hóa nhân văn của một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay.

  • Quyền riêng tư

  • Mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè… nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội chưa có ý thức, vô trách nhiệm trong việc đưa thông tin xấu lên mạng gây ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ của sinh viên. Tất cả những vấn đề này có tác động tiêu cực đến đời sống và việc học của sinh viên.

  • Rõ ràng, sự bùng nổ của các mạng xã hội đã tác động tích cực và cả tiêu cực đến suy nghĩ, nhận thức, tình cảm và lối sống của các tầng lớp người trẻ, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên.

  • III. Giải Pháp

  • Mạng xã hội là phương tiện có cả những mặt tích cực, tiêu cực và có tác động không nhỏ tới đời sống thanh niên nói chung và hoạt động của sinh viên nói riêng. Vì vậy, cần đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội này đến đời sống giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng:

  • Thứ nhất, hãy hạn chế thời gian sử dụng MXH. Mọi nghiên cứu đều nói không nên sử dụng máy tính liên tục quá 45 phút và không vào MXH nhiều hơn 2 giờ/ngày vì sẽ rơi vào trạng thái đờ đẫn, không tập trung, mất thăng bằng trong cuộc sống. Mạng xã hội là ảo còn chúng ta mới là thực, hãy dành thời gian nhiểu hơn cho việc học tập, chăm sóc sức khỏe bản thân, quan tâm đến mọi người xung quanh và tận hưởng cuộc sống tươi đẹp này.

  • Thứ hai, có tư duy phản biện, thẩm định, đánh giá, phân tích, đối chiếu, so sánh… khi tiếp nhận thông tin. Không phải thông tin nào được lan truyền, được nhiều người đọc và chia sẻ cũng là thông tin chính xác, đúng đắn. Do đó, cần thiết phải tìm cách khẳng định tính xác thực của thông tin chứ không dễ dàng tin theo và làm lan tỏa thông tin đó khi chưa biết rõ mức độ tin cậy của thông tin, phải căn cứ trên những nguồn thông tin chính thức, chính thống. Sinh viên khi tiếp cận thông tin phải có “bộ lọc” chứ không phải tiếp thu một cách tùy tiện, thiếu trách nhiệm.

  • Thứ ba, Mạng xã hội là con người thứ hai của ta. Đừng nên chia sẻ khi tâm lý đang không ổn định như giận dữ, thất vọng hoặc bị kích động. Nên đăng tải các bình luận, ý kiến nhận xét có văn hóa, có trách nhiệm và có tính xây dựng về những vấn đề mà bản thân cho rằng nên có ý kiến hoặc đang được dư luận xã hội quan tâm. Nhất là với các vụ việc đang “nóng”, cần tránh tạo tâm lý kích động hoặc dẫn dắt dư luận một cách sai lệch; khi cần có ý kiến thì phải hợp lý, thể hiện bằng văn phong đúng mực của một sinh viên.

  • Thứ tư, Để bảo vệ mình trên môi trường trực tuyến, chúng ta nên biết cách bảo vệ quyền riêng tư của mình bằng những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát thông tin cá nhân. Sử dụng mật khẩu mạnh và bảo mật hai lớp cho tài khoản trực tuyến là những cách đơn giản nhất để bắt đầu kiểm soát thông tin cá nhân. Bạn cũng có thể tùy chỉnh cách người khác xem thông tin và các bài đăng mà mình chia sẻ nhằm hạn chế rủi ro tiềm ẩn.Luôn cảnh giác với những chiêu thức lừa đảo trên mạng xã hội.

  • Mạng xã hội là một phát minh vĩ đại để kết nối con người nhưng phát minh nào cũng chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng đắn. Mỗi người dùng hãy sử dụng mạng xã hội một cách thông minh. Hãy tự quản lý thời gian sử dụng, ứng xử đúng mực, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng xã hội, sáng suốt kiểm chứng tính xác thực của những thông tin mà mình quan tâm. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội. Có như vậy, mạng xã hội mới thực sự trở thành công cụ đắc lực để lan tỏa những điều tốt đẹp trong không gian mạng và trong cuộc sống. Hãy tận dụng mạng xã hội như một công cụ hỗ trợ giúp ích cho việc học tập mở rộng kiến thức và hoàn thiện bản thân chứ. Không chạy theo giá trị ảo trên mạng mà đánh mất đi chính bản thân mình. Tài khoản mạng xã hội bạn dày công chăm sóc sẽ tô điểm hay huỷ hoại cuộc đời bạn là do bạn quyết định.

Nội dung

Ngày đăng: 02/01/2022, 19:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Nhìn chung có nhiều mô hình mạng xã hội khác nhau, nhưng hầu hết mạng xã hội có những đặc điểm chung như: - Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (34)
h ìn chung có nhiều mô hình mạng xã hội khác nhau, nhưng hầu hết mạng xã hội có những đặc điểm chung như: (Trang 4)
Những video, hình ảnh, truyện... là những thứ mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội - Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (34)
h ững video, hình ảnh, truyện... là những thứ mà chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng xã hội (Trang 10)
Ánh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn là chưa đến giờ ngủ - Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (34)
nh sáng tỏa ra từ màn hình các thiết bị điện tử sẽ đánh lừa não của bạn là chưa đến giờ ngủ (Trang 12)
Mạng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè… nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội chưa có ý thức, vô trách  - Bài tiểu luận kỹ năng thuyết trình (34)
ng xã hội còn tiềm ẩn nguy cơ khi những thông tin, nội dung, hình ảnh riêng tư được đưa lên mạng để chia sẻ với người thân, bạn bè… nhưng vô tình bị kẻ xấu lợi dụng và sử dụng vào mục đích xấu, hoặc là người sử dụng mạng xã hội chưa có ý thức, vô trách (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w