Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
74,5 KB
Nội dung
TầmTần Ký
Hồi 213
Tam tuyệt danh cơ
Lao ái đứng trong sảnh, đi theo y là Hàn Kiệt và bốn tên thân vệ.
Ðào Phương đang tiếp đãi y thấy Hạng Thiếu Long đến thì lui vào
trong nội sảnh.
Lao ái mới gặp mặt đã than, „Thiếu Long sao lại không coi ta là bạn bè
thế?"
Hạng Thiếu Long lo cho bọn Hàn Kiệt xong kéo y sang một bên rồi
nói, „Hạng mĩ nhân này tiểu đệ không tiếp xúc thì hơn, đêm qua Kim
lão đại cố ý ngầm bảo Thạch Tố Phương có ý với tiểu đệ, rõ ràng là gợi
lòng đố kị ở Lao huynh để chia rẽ chúng ta cho nên mới không nhận lời
cuộc hẹn ngày hôm nay. Lao huynh có hiểu cho nỗi khổ tâm của ta
chăng?"
Lao ái ngạc nhiên nghĩ một lát đỏ mặt đáp, „Tai hạ không nghĩ đến
chuyện này, Thạch Tố Phương chẳng qua chỉ là một danh kỹ làm sao
đủ tư cách để ly gián chúng ta, Hạng huynh đã qua đá nghi."
Hạng Thiếu Long biết rõ y nói lời không thật lòng, hạ giọng nói, „Theo
ta thấy đó là độc kế của Phố Cao, ngàn vạn lần đừng xem thường mĩ
nhân xinh đẹp này có thể nhà tan cửa nát như chơi. Ðát Kỷ, Bao Tự đều
là những người đẹp nghiêng nước nghiêng thành có lúc còn lợi hại hơn
thiên binh vạn mã, khiến cho người ta không đề phòng được. Theo ta
thấy nếu ta đến quý phủ dự yến, Thạch Tố Phương giả vờ yêu thích ta,
lại có ý quyến rũ Lao huynh, nếu chúng ta không chuẩn bị, huynh bảo
sẽ xảy ra chuyện gì?"
Lao ái tự cho mình là một hảo hán tử nên không thể vừa nghe thế đã sợ,
bảo rằng, „Thiếu Long hãy yên tâm, Lao ái này có thể nói rằng lớn từ
trong bụi hoa, hạng nữ nhân nào mà chưa gặp qua, ả đến đây quyến rũ
ta, đảm bảo sẽ có thủ đoạn ứng phó, không ảnh hưởng đến tình bằng
hữu của chúng ta. Hà hà! Nhưng chúng ta hãy tỉ thí thử xem ai sẽ giành
được ả nhưng không đố kị nhau vì tranh phong, có thể sa vào bẫy của
Phố Cao, nếu ai có thể nắm được trái tim của ả, thì có thể biết được âm
mưu của Phố Cao."
Hạng Thiếu Long cười thầm trong lòng biết Lao ái chẳng thể làm được
chuyện lớn, thấy sắc đẹp là nổi lòng tham không thể tự không thể tự
khống chế được mình, cười ha ha rồi nói, „Ðó chính là lý do ta từ chối
không đến dự tiệc hôm nay của Lao huynh để cho Lao huynh thi triển
thủ đoạn giành lấy Thạch Tố Phương."
Lao ái than rằng, „Giờ đây ta đương nhiên không thể trách Thiếu Long,
chỉ có điều Thạch Tố Phương bảo rằng phải có Hạng Thiếu Long thì
mới chịu đến, với tính cách của ả, đến lúc không gặp Thiếu Long thì sẽ
bỏ đi há chẳng mất hứng quá hay sao?"
Hạng Thiếu Long nghiêm mặt nói, „Ðấy chính là cái bẫy Phố Cao đặt
ra, đừng hòng chúng ta mắc lừa, huynh rốt cuộc muốn ta làm thế nào?"
Lao ái lúng túng bảo, „Giờ đây ta hi vọng hiếu Long sẽ đến một chuyến
xem thử Thạch Tố Phương giở trò gì, nói không chừng ta sẽ cho ả một
chút mê dược khiến cho Phố Cao trộm gà không xong lại còn mất một
nắm gạo."
Hạng Thiếu Long thầm mắng đê tiện, nhưng nghĩ lại ngày trước mình
đã từng cho vương hậu nước Triệu là Hàn Tinh uống thuốc, tuy là
không thành công nhưng cũng không dám trách Lao ái nữa. Bởi vì nói
cho cùng Thạch Tố Phương cũng chẳng phải là hạng tốt lành gì, nói,
„Nếu dễ dàng như thế thì ả đã bị rất nhiều người chiếm phần tiện nghi
nhiều lần Hạng nữ nhân này sẽ dễ dàng có cách ứng phó với trường
hợp ấy, nếu bị ả vạch trần thì càng không hay hơn."
Lao ái kéo tay gã nói, „Thời gian không còn nhiều nữa, Thiếu Long hãy
mau đi theo ta."
Hạng Thiếu Long không thể từ chối nữa, chỉ đành đi theo y.
Rời khỏi Ô phủ đi về nhưng không phải đi về hướng nội phủ của Lao
ái, Hạng Thiếu Long ngạc nhiên hỏi.
Lao ái than rằng, „Ðã sớm biết Thiếu Long không chịu đến, ta bèn sai
người thông báo với Phố Cao để thăm dò tâm ý của Thạch Tố Phương
nào ngờ rằng ả lập tức không chịu đến, cho nên ta đành đến để nài nỉ
Thiếu Long. Giờ đây chúng ta đến phủ tướng quân của Ðỗ Bích ở Hàm
Dương, còn chuyện Thạch Tố Phương có chịu đến gặp chúng ta hay
không thì vẫn không biết được."
Hạng Thiếu Long thầm nghĩ hạng nữ nhân xinh đẹp, đối với nam nhân
càng phớt tỉnh càng đáng quý. Lao ái trước đây là hạng phong lưu, giờ
đây gặp phải một Thạch Tố Phương không coi y ra gì ngược lại khiến
cho y càng ham muốn hơn.
Tiếp xúc với Phố Cao nhiều lần càng phát hiện kẻ này có nhiều thủ
đoạn lợi hại.
Mấy năm qua, Hạng Thiếu Long sống trong thời đại Chiến Quốc này,
đã học được rất nhiều tri thức lịch sử của thế giới này từ Kỷ Yên
Nhiên, cho nên không còn cảm thấy mù mờ như hồi mới đến đây nữa.
Vả lại gã là người đến từ thế kỉ hai mươi mốt, cho nên có thể đứng từ
góc độ khác để nhìn nhận thời đại này.
Tam Tấn chia ba và Thương ưởng biến pháp có thể nói là bước chuyển
ngoặt của thời đại này. Có thể nói là sự thay đổi này rất mạnh mẽ, dù
cho hai ngàn năm sau đó, ngoài chuyện chiến tranh nha phiến các nước
lớn mạnh xâm lược Trung Hoa, cũng không có thời đại nào có thể bì
với thời đại này.
Trong thời đại này các chư hầu thời Xuân thu, nếu như sự phát triển
của công thương nghiệp, sự mở rộng của các đô thị, sự tàn khốc của
chiến tranh, sự ra đời của giai cấp trí thức mới, sự giải phóng về mặt tư
tưởng cho đến nay đã tăng lên nhiều lần.
Trong đó các nhân tố ảnh hưởng nhất của thời đại này là sự xuất hiện
của các thương gia lớn và các cơ sở sản xuất.
Những giai cấp mới trỗi dậy vượt quốc gia này, bằng tài lực hùng hậu
của mình đã đi khắp nam bắc, họ học nhiều biết rộng lại giao lưu rộng
rãi, có sức ảnh hưởng không gì so sánh được đối với chính trị.
Kẻ đại diện chính là Lã Bất Vi, người nắm trong tay món hàng Dị
Nhân, những người khác là Ô Thị Lô, Quách Tùng và giờ đây là Phố
Cao, kẻ đang mưu đồ lật đổ tiểu Bàn, đều là những thương gia ngửa tay
làm mưa, lật tay làm mây, kêu mây gọi gió, từ thương nghiệp đi đến
chính trị.
Còn Cầm Thanh nhờ có được mỏ chu sa mà trở thành hoàng tộc nhà
Tần, có thể độc lập tự chủ, có thể giữ trinh tiết cho mình, được mọi
người kính ngưỡng, nếu như là một nữ nhân bình thường với sắc đẹp
của mình đã sớm trở thành tỳ thiếp cho một nhà quyền quý nào đó.
Ðể ứng phó với chiến tranh và cạnh tranh trong chính trị, văn và võ đã
bắt đầu chia ra, dần dần chuyên nghiệp hóa.
Ví như Vương Tiễn và Lý Tư hai người này thay đổi chức quyền cho
nhau thì đảm bảo nước Tần sẽ loạn, còn Hung Nô thì đánh thẳng vào
Hàm Dương.
Ngọn gió chuyên nghiệp hóa thổi khắp nới, binh lính thời Chiến Quốc
không phải là binh lính nông dân có thể lúc nào trưng dụng cũng được
như thời Xuân Thu. Thậm chí có sự xuất hiện của những cơ quan như
Vị Nam võ sĩ hành quán, chuyên luyện tập võ nghệ và binh pháp để
đáp ứng cho nhu cầu của giai cấp thống trị. Cho nên nội chiến hay
ngoại tranh, mức độ phức tạp và tính kịch liệt của nó đều hơn hẳn trước
kia.
Tiểu Bàn ngày sau thống nhất được sáu nước, chẳng qua là nhờ thân
phận đặc biệt của y, y không phải nhiễm những thói hư tật xấu trong
cung cho nên mới có thể vượt lên hùng bá thiên hạ.
Song một kẻ hùng tài đại lược như y, thật là hiếm có trên đời, cho nên
sau khi y chết đi, không ai có thể hơn được.
Ðang suy nghĩ thì đã đến cổng phủ tướng quân của Ðỗ Bích tại ngoại
thành tây.
Hạng Thiếu Long lúc này cũng muốn gặp được Thạch Tố Phương, sức
thu hút của mĩ nữ quả thật là ghê gớm dù biết được lòng dạ nàng chẳng
tốt đẹp gì, nhưng nén không được vẫn cứ muốn gặp nàng.
Đó chính là chỗ lợi hại nhất của Phố Cao. Một con buôn thành công là
phải hiểu tâm ý của khách hàng, quả thật tù xưa đến nay đều như nhau
cả.
Trong phòng đại sảnh có bày một chiếu tiệc vuông, xung quanh chiếu
tiệc ấy có sáu chỗ ngồi.
Hạng Thiếu Long thích ngồi như thế này khi nói chuyện có vẻ thân
thiết hơn.
Ðỗ Bích thân chinh ra đón Hạng Thiếu Long, Lao ái và Hàn Kiệt vào
trong sảnh, các thiết vệ và thân vệ đều ở gian ngoài, đã có người khác
tiếp đãi.
Thái độ của Ðỗ Bích nhiệt tình hơn lúc trước khiến người ta khó tưởng
tượng rằng trước đây y là một kẻ lạnh lùng và tiết kiệm nụ cười.
Hạng Thiếu Long thì biết rõ tâm ý của y.
Nếu bọn chúng có thể giết chết tiểu Bàn rồi giá họa cho Lã Bất Vi, thì
sẽ tìm cách lôi kéo phía bên Hạng Thiếu Long qua, bởi vì Thành Kiều
đã trở thành kẻ thừa kế hợp pháp. Lúc đó bọn Vương Bột, Vương Lăng
không còn cách nào, chỉ đành ủng hộ cho Thành Kiều. Còn Lao ái, một
là vì y vẫn còn giá trị lợi dụng, hai là Ðỗ Bích coi thường y, cũng tin
rằng y không làm được truyện lớn gì như là Vương Lăng đã nghĩ.
Ðiều Lao ái quan tâm nhất là Thạch Tố Phương có dự tiệc không, hỏi,
„Thạch tiểu thư “
Ðỗ Bích cười rằng, „Nội sử đại nhân cứ yên lòng, Phố đại nhân đã thân
chinh đến nói vơi Thạch tiểu thư. Chao ôi!
Lòng dạ nữ nhân thật khó đoán. Nàng thật ra có ấn tượng rất tốt với nội
sử đại nhân, nhưng chỉ ngại rằng Hạng đại nhân sai hẹn nên mới chần
chừ đó thối! Nội sử đại nhân xin đừng trách."
Lao ái lấy lại được chút sĩ diện thì thấy tự tin thoải mái trong lòng.
Lúc này Phố Cao đến từ xa, đưa tay ra hiệu mọi thứ sắp xếp ổn thỏa,
Ðỗ Bích mời mọi người ngồi xuống. Chỗ ở giữa Hạng Thiếu Long và
Lao ái còn trống, rõ ràng là chừa cho Thạch Tố Phương.
Bọn nô tỳ trước tiên dọn rượu thịt lên, lại có nữ nhạc sư gảy đàn trợ
hứng.
Không bao lâu sao thì bọn ca cơ xuất hiện, ai ai cũng yểu điệu nhịp
nhàng, chỉ tiếc là Hạng Thiếu Long, Lao ái, Hàn Kiệt đang mải nghĩ
đến chuyện khác không có lòng thưởng thức.
Múa xong, bọn vũ cơ và bon nhạc sư lui ra khỏi đại sảnh, chỉ để lại sau
mĩ nữ, toàn là bọn có nhan sắc.
So ra các công khanh đại thần ở Hàm Dương trừ Lã Bất Vi không ai
bằng Ðỗ Bích.
Hàn Kiệt thuận miệng hỏi, „Phố gia đến Hàm Dương là để buôn bàn
gì?"
Phố Cao cười nói, „Có nhạc phụ của Hạng đại nhân ở đây nào đến lượt
ta kiếm lời."
Mọi người đều biết y nói đùa, Ðỗ Bích cười nói, „Vị bằng hữu này của
ta làm sinh ý cũng như thuật trị quốc của Y Doãn, Lã Thượng, binh
pháp của Tôn Võ, Ngô Khởi, chính trị của Thương ưởng khiến cho
người ta khâm phục không còn lời gì để nói."
Phố Cao khiêm nhường nói, „Còn nói là bằng hữu, cứ mãi thổi phồng
ta, song nói đến làm sinh ý, Phố mỗ khâm phục nhất là ba người.
Người thứ nhất chính là thái nhạc Ô Thị Lô của Thiếu Long đây, ngựa
mà ông ta nuôi nhiều đến nỗi không thể tính bằng con mà phải tính
bằng sơn cốc. Người thứ hai chính là Bạch Khuê, kẻ kinh doanh mễ
cốc và tơ tằm ở nước Ngụy, mùa bội thu thì y mua vào với giá thấp,
mùa hạn hán thì y bán ra với giá cao. Người thứ ba là Y Ðốn, muối
trong kho lẫm của y đủ cho người trong thiên hạ ăn trong mấy năm.
Còn Lã Bất Vi ư? Vẫn chưa đủ tư cách."
Hạng Thiếu Long nghĩ chỗ lợi hại của Phố Cao chính là không để lại
dấu vết những lời chê Lã Bất Vi, những lời này vừa hay vừa có tính
thuyết phục.
Hàn Kiệt cười, „Song Lã Bất Vi là người biết đầu cơ."
Mọi người đều hiểu ý của y nên cười ầm lên.
Hàn Kiệt từ khi xuất đầu lộ diện trong buổi mừng thọ của Lã Bất Vi thì
cho đến nay vẫn rất hạ mình, hình như sợ qua mặt Lao ái, nhưng về
kiến thức và cách ăn nói, y không bằng Lao ái.
Hạng Thiếu Long bình thản nói, „Phố gia không phải chuyên gia đầu
cơ hay sao?"
Phố Cao cười gượng gạo nói, „Hạng đại nhân độ lượng đừng khơi lại
vết đau này nữa, lần đó tại hạ thua rất thê thảm, nếu biết sóm thì đã học
theo cách của Trọng Tôn Long nước Tề, chỉ cần một cao thủ có bản sự
bằng một nửa Hạng đại nhân thủ thế thì đảm bảo tiền bạc sẽ cuồn cuộn
chảy vào, để tránh được mối nguy trong nghề cá cược như lệnh nhạc
phụ."
Lần này cả Hạng Thiếu Long cũng phải bật cười, miệng lưỡi của kẻ
buôn bán quả thật khác người, sinh động thú vị hơn nhi êu.
Lao ái thì chỉ quan tâm đến Thạch Tố Phương, nói, „Thạch tiểu thư có
thể đến được không?"
Ðỗ Bích cười nói, „Ðại nhân yên tâm, nữ nhân càng xinh đẹp thì càng
khó hầu hạ, Thạch tiểu thư tuy ở trong tệ phủ nhưng đến giờ chính ta
cũng chỉ có gặp hai lần, nhưng cùng dự tiệc như thế này thì là lần thứ
nhất chỉ toàn là nhờ ăn theo ba vị mà thôi."
Lao ái thấy Ðỗ Bích nâng cao mình hư thế thì cảm thấy vinh hạnh lắm,
vội vàng nâng chén chúc rượu.
Hạng Thiếu Long chỉ giả vờ chứ không uống giọt nào vào miệng, Phố
Cao ngạc nhiên nói, „Hạng đại nhân phải chăng chê rượu không hợp ý,
để tại hạ sai người đi đổi bình rượu khác."
Hạng Thiếu Long cười nói, „Nhớ mấy ngày trước Phố gia bị người ta
phục kích bắt, e rằng cũng như tại hạ, chỉ nhấp môi rồi dừng lại."
Phố Cao định nói tiếp thì ánh mắt Lao ái sáng lên nhìn về phía cửa lớn.
Mọi người nhìn theo ánh mắt của y bao gồm có Hạng Thiếu Long, mắt
mở to, mồm há hốc.
Chỉ thấy Thạch Tố Phương được hai tỳ nữ đỡ ở hai bên, uyển chuyển
bước vào trong sảnh đường.
Chắc nàng mới tắm táp nên mái tóc dài buông óng ả, trên có cài một
cây mộc thoa, nàng không trang điểm, người mặc một chiếc áo mài
trắng, tay áo dài đến bàn tay, lộ ra ngón tay thon dài, phía dưới là chiếc
váy dài đến vét đất màu vàng, không mang bất cứ một phục sức nào
nữa nhưng làm cho nàng đẹp gấp trăm ngàn lần những nữ tử ăn mặc lòe
loẹt.
Mọi người bắt đầu đứng dậy, trong đầu dâng lên cảm giác xấu hổ.
Thạch Tố Phương có vẻ lãnh đạm cúi người ngồi xuống giữa hai vị
Lao, Hạng. Mọi người lúc này mới ngồi xuống cùng nàng.
Lao ái phất tay cho ả tỳ nữ phía sau lui ra, tự tay mình rót rượu cho
nàng, xem ra y đã quên hết lời cảnh cáo của Hạng Thiếu Long.
Hạng Thiếu Long ngửi được mùi thơm trên cơ thể nàng bất chợt nhớ
đến Kỷ Yên Nhiên, rồi gã tỉnh người ra càng lúc càng thấy không thể
coi thường tên con buôn Phố Cao này.
Dã tâm của con người là cái không thể thỏa mãn được, cho nên địa vị
của Lã Bất Vi chính là mục tiêu để y hướng tới, vì thế đứng trước sắc
đẹp mà không thèm để ý.
Còn Ðỗ Bích thì trước nay có ý với Kỷ Yên Nhiên, nhưng tự nhiên
cũng không chống cự lại được sức hấp dẫn của Thạch Tố Phương.
Thạch Tố Phương cảm tạ Lao ái rồi liếc mắt nhìn mọi người, không
riêng gì Lao ái tất cả những người khác đều thấy ngây ngất trong lòng.
Lao ái đợi nàng đã lâu nhưng giờ đây khi nàng ngồi bên cạnh, y vẫn
không biết nói lời gì mới phải.
Thạch Tố Phương chủ động mời mọi người một chén, bình thản quay
sang hỏi, „Hạng đại nhân cớ gì đột nhiên lại rảnh thế?"
Hạng Thiếu Long bị nàng nhìn đến nỗi lúng túng nâng chén cười rằng,
„Tại hạ không đành nói dối vơi Thạch tiểu thư chỉ đành tự phạt mình
một chén, mong tiểu thư bỏ qua cho Hạng mỗ."
Phố Cao cười lớn, „Thạch tiểu thư nếu biết rằng Hạng đại nhân mạo
hiểm đến đây uống chén rượu này thì trong lòng sẽ cảm động lắm."
Hạng Thiếu Long cạn chén rượu, đặt chén rượu xuống, chỉ thấy trong
mắt của Thạch Tố Phương lộ vẻ kì dị, rồi tránh anh mắt của gã, hỏi Phố
Cao vì gì mà nói lời ấy, đợi Phố Cao giải thích xong, Thạch Tố Phương
vui mừng nói, „Vậy thì Tố Phương xin thất lễ uống cùng đại nhân một
chén."
Nói là một chuyện, làm là một chuyện, Lao ái thấy Thạch Tố Phương
chú ý đến Hạng Thiếu Long thì bẽ bàng cạn chén cùng nàng.
Ðỗ Bích cười nói, „Hãy khoan, tiểu thư của chúng ta trước nay có thói
quen mỗi làn gặp yến tiệc chỉ uống ba chén, giờ đây đã uống được hai
chen, Lao đại nhân nhất đinh phải trân trọng."
Lao ái càng buồn hơn, lại không dám làm mất phong độ của mình, chỉ
đành cười khan hai tiếng rồi khen tài nghệ của nàng.
Thạch Tố Phương không biết có phải không thèm nghe hay không, khi
Lao ái khen nàng quá đáng chỉ cười nhạt.
Lao ái trong lòng ham muốn nhưng không biết làm cách nào nữa, Hàn
Kiệt kiếm thuật tuy cao nhưng trong trường hợp này cũng không thể
giúp đỡ được.
Khi Lao ái khen tài nghệ của Thạch Tố Phương là xưa nay chưa ai có,
Thạch Tố Phương khúc khích cười nói, „Lao đại nhân thật quá khen, so
với người xưa nghề ca vũ của Tố Phương chẳng là gì cả chỉ mong được
giải sầu cho các vị đại nhân Vũ nhạc của người xưa thì có nghĩa định
quốc an bang. Vua Thuần đã làm nên Vận, vua Vũ đã nghĩ ra Ðại Hạ,
Võ Vương đã viết ra Ðại Vũ. Ðược Khổng Khâu xếp trong lục nghệ,
nào đền lượt đám nữ tử chúng tôi so bì."
Lao ái rõ ràng ít hiểu biết về mặt nên chỉ ngạc nhiên cười theo không
nói gì nữa.
Hạng Thiếu Long thì lại càng mù mờ hơn Lao ái, chột dạ thầm nghĩ
chắc xuất thân của Thạch Tố Phương cũng không phải là đơn giản.
Thạch Tố Phương bình tĩnh nói, „Cạc vị đã từng nghe câu truyện này
chưa? Sau khi Sở Văn Vương chết đi để lại một vị phu nhân xinh đẹp,
[...]... mà lại dùng nó ở chỗ vị môn nhân này Thật kì lạ, công tử Nguyên nghe xong thì cảm thấy xấu hổ lắm lập tức đem sáu trăm xe đi đánh nước Trịnh." Mọi người đều cảm thấy ngạc nhiên, câu chuyện này có ý chê tài nghệ ca vũ của mình không đáng cho người ta khen ngợi, hàm ý sâu xa nhưng cũng mang chút bi thương, khiến cho người ta lập tức thay đổi thái độ với nàng, không coi nàng là một ca kĩ bình thường nữa... sinh ý." Mọi người thấy gã dáng vẻ kì lạ thì cười ầm lên Thạch Tố Phương cũng bưng miệng cười, dịu dàng nói, „Chắc chủ đề này là do Phố gia gợi ra." Lao ái nổi lòng ganh ty buột miệng nói rằng, „Tiểu thư liệu việc như thần, chính là như thế." Hạng Thiếu Long trong lòng cười khổ, Thạch Tố Phương vừa xuất hiện thì đã khống chế được toàn trường, Lao ái ngày thường là kẻ miệng lưỡi hơn người nhưng giờ đây... tránh ánh mắt của Thạch Tố Phương, bảo rằng, „Ðó có thể là bất cứ con sông nào nên mới gọi là sông Vô Ðịnh Ðỗ Bích nhìn kĩ gã một lúc rồi thở dài rằng, „Chả trách nào Hạng đại nhân lọt vào mắt xanh của Kỷ tài nữ Sau một chiến công là ngàn vạn thân xác, song từ xưa đến nay, chiến tranh là bình thường, không phải người giết ta thì ta giết ngươi, chẳng còn cách nào nữa." Lao ái thấy Hạng Thiếu Long khiến cho... người mà mình khâm phục." Thạch Tố Phương thu lại ánh mắt nhìn Hạng Thiếu Long, liếc sang Lao ái sau đó mới ngó lên cây xà nhà ở trên đầu, u buồn nói, „ở nước Sở có một người, nghe nói Sở vương biết y có tài đức sang mời y làm tướng quốc Y bèn hỏi sú giả rằng, Nghe nói Sở vương có con rùa thần, chết đã hơn ba ngàn năm, Sở vương vẫn giấu trong tay áo Con rùa ấy chấp nhận chết để người ta cất xương hay là... Phương giờ đây chỉ muốn một chỗ yên tĩnh để suy nghĩ một vấn đề, xin lỗi các vị." Phố Cao định lên tiếng nhưng rồi thôi, dáng vẻ rất phức tạp Hạng Thiếu Long nhìn theo bóng dáng của nàng thầm nghĩ dù cho tài học hay nhan sắc đều đủ để so sánh với Kỷ Yên Nhiên và Cầm Thanh, nhưng rõ ràng không may mắn bằng bọn họ Gã đột nhiên quyết tâm dù thế nào nữa cũng không nên tiếp xúc với nàng, bởi vì gã đã có lòng . Tầm Tần Ký
Hồi 213
Tam tuyệt danh cơ
Lao ái đứng trong sảnh, đi theo y là Hàn. và các cơ sở sản xuất.
Những giai cấp mới trỗi dậy vượt quốc gia này, bằng tài lực hùng hậu
của mình đã đi khắp nam bắc, họ học nhiều biết rộng lại giao