Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
60,5 KB
Nội dung
TầmTần Ký Hồi 228 Chỉ đông đánh tây Sau khi lập đại kế, bọn Hạng Thiếu Long thay đổi phương pháp huấn luyện, chia đại quân là hai, hai vạn quân ky binh được luyện tập chiến thuật hành quân ngụy trang. Hạng Thiếu Long đã ứng dụng những điều được học từ thế kỷ hai mốt cho đội ky binh này. Trong chớp mắt đông tàn xuân tới, tiểu Bàn đăng đàn bái tướng, thân chinh tiễn hành, Hạng Thiếu Long một lần nữa lại bước lên con đường chinh chiến. Ðại quân ngồi thuyền xuôi dòng, đến Võ Trục thì lên bờ đi về phía đông bắc, thẳng đến thành Huyền Thị, nơi Quản Trung Tà đóng quân. Ba người Quản Trung Tà, Liên Giao, Triệu Phổ, đem quân ra thành nghênh đón, bề ngoài thì giữ vẻ tôn kính. Hạng Thiếu Long sai bọn Ô Quả, Kinh Tuấn đóng trại ở ngoài thành, để tránh Quản Trung Tà sinh nghi, còn mình và Ðằng Dực dắt theo một ngàn thân vệ vào thành, đến soái phủ, đem ra chiếu thư của tiểu Bàn, ra lệnh cho Quản Trung Tà giao ngay binh phù, đồng thời về kinh! Quản Trung Tà coi xong chiếu thư biến sắc nói, „Ðây là ý gì, tại sao không có mệnh lệnh của trọng phụ? Chiếu thư lại không có ấn ngọc của thái hậu?" Hạng Thiếu Long giả vờ ngạc nhiên nói, „Quản tướng quân cớ gì lo lắng như thế? Bị quân chỉ là lo Quản tướng quân lập được công lớn, mà phải đóng quân ở ngoài nên triệu Quản tướng quân về Hàm Dương nghỉ ngơi, chỉ là thay đổi tướng lĩnh, cần gì phải phiền đến trọng phụ và thái hậu?" Lúc này Ðằng Dực thấy Liên Giao lủi ra sau thì nhanh chóng hạ lệnh xuống, bọn thân vệ đi theo lập tức rút ra cung nỏ khống chế toàn trường. Quản Trung Tà nào ngờ Hạng Thiếu Long dùng đến chiêu này, chỉ thấy gã cười lạnh lùng tay đặt lên vỏ thanh Bách Chiến bảo đao, biết rằng chỉ cần nói sai một câu, thì lập tức sẽ có kết cuộc đầu một nơi thân một ngả. Phất tay cho bọn thủ hạ đừng phản kháng, mỉm cười mà rằng, „Thượng tướng quân dạy rất phải, thật ra mạt tướng rất muốn quay về gặp Dung nương!“ Hạng Thiếu Long mỉm cười, „Lệnh vua khó cãi, ta chỉ là theo lệnh hành sự. Quản tướng quân chịu hợp tác thật là tốt quá! Gã không sợ Quản Trung Tà không nghe lời, trừ phi y lập tức làm phản nếu không thì chỉ có kết cuộc này thôi! Hôm sau Hạng Thiếu Long sai Kinh Tuấn lấy cớ tiễn hành, thực chất là áp giải Quản Trung Tà và ba ngàn thân binh của y về đến Võ Trục, thấy bọn chúng lên thuyền xong rồi mới quay về thành Huyền Thị! Lúc này Hạng Thiếu Long đã nắm toàn bộ quân của Quản Trung Tà, ky binh tăng lên đến năm vạn người, bộ binh nhẹ năm vạn người bộ binh nặng tám vạn người, thực lực đã tăng lên khá nhiều. Lại luyện thêm một tháng ở thành Huyền Thị rồi mới rời khỏi nơi ấy kéo quân lên tiếp phía bắc. Bọn họ hành quân chậm mà chắc, để cho binh lính được nghỉ ngơi, giữ được thể lực. Ðến bờ nam của sông Lộ Thủy, mười tám vạn đại quân dừng lại chờ đợi màn đêm buông xuống. Hoàn Xỉ nghe tin thì đến, mọi người gặp nhau vừa mừng vừa vui kể lại tình hình. Hoàn Xỉ báo cáo tình hình ở Ðồn Lưu, phân tích rằng, „Trong thành Ðồn Lưu chỉ có khoảng một ngàn người là thuộc hạ cũ của Ðỗ Bích và Thành Kiều, còn những kẻ khác là gia tướng của Phố Cao và dân phản loạn vốn là người nước Triệu, tình hình cũng giống với dân phản loạn ở quận phía đông trước kia, ý chí vẫn còn dư, thực lực thì không đủ. Song vấn đề lớn nhất là mười vạn quân Triệu của Lý Mục đóng ở Lộ Thành tại biên giới nước Triệu, cách Ðồn Lưu bồn mươi dặm cùng hô cùng ứng với nhau, nhờ vậy Ð ồn Lưu được giữ vững, chúng ta cũng không dám thẳng tay tấn công Ðồn Lưu!" Nói đến Lý Mục, y rõ ràng vẫn còn dáng vẻ sợ hãi. Ðằng Dực thở dài nói, „Trận đó các người thua thế nào?" Hoàn Xỉ đau đớn nói, „Lý Mục đánh trận như có phép thuật, thượng tướng quân và mạt tướng hoàn toàn để ý đến động tĩnh ở biên giới nước Triệu, lại đặt các đài canh gác, nào ngờ khi được báo tin thì quân thiết ky của Lý Mục đã đến trước cửa trại, đêm ấy trăng sao mờ mịt, Lý Mục sai người đánh trước tiên đánh chiếm những chỗ cao, rồi dùng hỏa tiễn đốt trại, phản quân trong thành Ðồn Lưu cũng thừa thế xông ra, tấn công ngược trở lại, trời chưa sáng thì chúng tôi tan vỡ bỏ chạy, mạt tướng cầm một vạn quân chặn ở phía sau, nếu không thương vong e rằng sẽ còn nhiều hơn nữa!“ Mọi người nghe mà cảm thấy lạnh mình. Hoàn Xỉ nói, „Sau khi Vương thượng tướng quân qua đời, mạt tướng lại dụng sĩ khí tiếc thương của binh sĩ, ba lần đánh Lộ thành nhưng đều bị Lý Mục đánh trở lui, trận pháp của y biến hóa vô cùng, tướng sĩ rất dũng mãnh, được tập luyện kỹ càng, chả trách nào danh lừng thiên hạ." Kinh Tuấn nói, „Dù Lý Mục lợi hại như thế nào, nhưng có tướng tài mà không gặp chủ sáng thì cũng vô dụng. Tiểu Xỉ có sai người đi quan sát tình hình ở Trung Mâu không?" Hoàn Xỉ phấn chấn tinh thần lấy ra một tấm bản đồ trải xuống chiếu nói, „Mạt tướng nhân lúc tuyết rơi nhiều mới sai người dò thám tình hình quân tình, đảm bảo kẻ địch không hề biết được! Trung Mâu là một nơi quan trọng ở ngoài trường thành của người Triệu, vốn thuộc về người Ngụy, bốn năm trước mới rơi vào tay người Triệu, nơi này trở thành một cứ địa cho bọn chúng, nên bọn chúng rất coi trọng." Ðể mọi người ngắm nghía hồi lâu rồi mới nói tiếp, „Ngoài thành bọn chúng có hai đội Triệu binh cắm giữ, nhân số khoảng một vạn, chia ra hai bên bắc nam, cùng hô cùng ứng với nhau, vốn có lẽ là để ứng phó với người Ngụy. Còn quân giữ trong thành khoảng hai vạn, đối với thành trì nước Triệu mà nói, binh lực như thế đã là hiếm thấy, nếu khi xảy ra chuyện, quân trong thành có thể ra thành chi viện, cho nên người Ngụy đã nhiều lần đánh nhau với người Triệu, nhưng không thể giành lại được thành Trung Mâu này!" Hạng Thiếu Long nói, „Cho nên trận này phải dùng kỳ binh để đột kích, công phá trong lúc chúng không phòng bị, nếu không chắc chắn sẽ thua!" Hoàn Xỉ nói, „Người Triệu đã cho dựng hàng trăm phong hỏa đài ở các chỗ cao xung quanh thành Trung Mâu, ngày đêm đều có người canh giữ, nếu đại quân tiến đánh, dù cho là ban đêm, cũng có thể bị phát hiện, rất khó giấu được tai mắt đối phương!" Kinh Tuấn vỗ ngực đảm bảo, „Chuyện này để cho ta phụ trách, đảm bảo những phong hỏa đài này không có cơ hội để mà phát ra cảnh báo!“ Hạng Thiếu Long nói, „Ðêm nay bốn vạn ky binh tinh nhuệ của chúng ta phải chia làm bốn tốp xuất phát, Kinh Tuấn sẽ dắt theo một trăm người để trừ khử các phong hỏa đài, mười bốn vạn quân sẽ lưu lại ở đây ba ngày, sau đó chia thành hai quân, mỗi quân bảy vạn người, một quân đi về hướng thành Trưởng Tử, một quân đi về hướng Trung Mâu. Ngày Lý Mục về triều chính là thời khắc tiểu Xỉ hành động. Nhớ rằng phải tỏ ra sẽ đánh lâu, không được mạo hiểm tấn công thành, nếu không Lý Mục sẽ quay trở lại" Hoàn Xỉ biến sắc nói, „Chả trách nào hai vị thượng tướng quân lúc sinh tiền đều đề cử Hạng thượng tướng quân, mạt tướng không hề nghĩ đến điểm này, vừa mới nghe đã lập tức đổ mồ hôi lạnh!" ô Quả cười nói, „Ðã đến thời gian dùng cơm!" Lúc ra khỏi trướng, Hạng Thiếu Long nói với Hoàn Xỉ, „Sau khi ngươi hạ xong Ðồn Lưu, thì hãy lập tức xây dựng công sự phòng ngự, còn bọn chúng ta sẽ giả vờ tấn công trường thành ở miền biên giới Triệu, Ngụy rồi đột nhiên rút lui, người Triệu khó mà đuổi theo được!" Hoàn Xỉ trong lòng phục lắm gật đầu. Ðêm ấy Châu Lương thả ưng vương, sau khi đã chắc chắn không có thám tử của kẻ địch mai phục. Kinh Tuấn dắt theo toán quân của Ô gia xuất phát trước, một lát sau bốn đội nhân mã lần lượt xuất phát, chầm chậm mà tiến tới. Ðến sáng ngày thứ ba, đại quân đã đến mảnh rừng rậm cách thành Trung Mâu bốn mươi dặm, đặt các đài theo dõi ở các nơi, chờ đợi màn đêm buông xuống. Thành Trung Mâu ở một vùng bằng phẳng, thành cao tường dày, quả đúng là một nơi quan trọng, cây cối ở ngoài đều bị chặt trở trụi, muốn đến gần mà không bị phát giác, quả thật không dễ dàng. Hạng Thiếu Long và Ðằng Dực quan sát hồi lâu, đều cảm thấy ổn thỏa nhưng không nghĩ ra được cách gì hay! Mọi người không dám thổi lửa làm cơm, chỉ ăn lương khô. Ðến khi hoàng hôn, đột nhiên có trận gió lớn nổi lên, tuyết rơi đầy trời. Bọn Hạng Thiếu Long thầm kêu trời đã giúp ta lập tức hành động. ô Quả và Châu Lương mỗi người cầm một quân, tấn công doanh trại nước Triệu ở ngoài thành. Kinh Tuấn dắt theo một ngàn binh lính Ô gia, vượt qua con sông hộ thành, leo lên tường tiến vào thành. Hai vạn quân chủ lực của Hạng Thiếu Long và Ðằng Dực thì tiến sát đến thành rồi ẩn mình, chuẩn bị khi cửa thành mở ra thì xông vào. Mưa càng lúc càng lớn chốc chốc sấm sét lại nổ đì đùng khắp nơi đều mờ mịt. Một ngàn tinh binh của Kinh Tuấn cột ngựa ở ngoài thành, hơn một canh giờ mới vượt qua được con sông hộ thành, bắt đầu trèo lên thành. Hạng Thiếu Long và Ðằng Dực thì nóng lòng chờ đợi, lúc đó nếu bị kẻ địch phát giác bọn Kinh Tuấn sẽ không còn một mạng. ánh lửa trên thành đều bị màn mưa bao phủ! Trong lúc chờ đợi cửa thành phía tây đột nhiên mở ra cây cầu treo từ từ hạ xuống. Hai người Hạng, Ðằng đều vui mừng như điên, hạ lệnh xuống, toàn quân xông ra, tiếng vó ngựa của hai vạn quân phá vỡ giấc mộng đẹp của quân dân thành Trung Mâu. Song tất cả đều đã trễ. ô Quả và Châu Lương đồng thời tấn công hai doanh trại của quân Triệu ở ngoài thành. Trong thành ngoài thành, nhất thời tiếng la hét vang trời. Mưa lớn tuy đã dừng, nhưng cuộc chiến càng kịch liệt hơn! Ðại quân đánh vào trong thành khiến cho ai nấy đều phải đóng chặt cửa, quá nửa quân giữ thành bỏ cả áo giáp lẫn khí giới nấp trong nhà dân để bảo toàn tính mạng, còn số khác thì mở cửa thành chạy trốn. Ý chí phản kháng hoàn toàn mất hết. Ðến khi trời sáng, ngôi thành có tính chiến lược quan trọng nhất ở phía nam của nhà Triệu đã lọt vào tay Hạng Thiếu Long. Mười ngày tiếp theo, Triệu Ðại dắt theo bảy ngàn bộ binh lần lượt kéo đến, mang theo khí giới đánh thành và lương thực, đồng thời lập ra con đường tiếp tế từ thành Huyền Thị đến đây! Hạng Thiếu Long ra lệnh không được quấy nhiễu dân chúng, đối xử tốt với hàng binh. Ðằng Dực lập doanh trại ở ngoài thành, xây dựng các công sự phòng ngự, lại chặt đứt con đường giao thông của hai nước Triệu Ngụy, ra vẻ như muốn đánh thẳng vào kinh đô của nước Triệu là Hàm Ðan vậy! Một tháng sau người Triệu hai lần đến tấn công nhưng đều bị đẩy lùi! Người Ngụy cũng sinh lòng cảnh giác, canh phòng cẩn mật ở biên giới nhưng vì quân Tần giữ vững thành, người Ngụy chỉ đành đứng đó mà nhìn. Ðối với một danh tướng như Hạng Thiếu Long không ai dám coi thường nữa. Hôm nay Ô Ngôn từ thành Trưởng Tử đến gặp Hạng Thiếu Long mang theo tin tức quan trọng, theo tai mắt ở Hàm Ðan cho biết, Quách Khai quả nhiên sợ hãi, khuyên Triệu vương và thái hậu điều Lý Mục về, giữ ở thành Phiên Ngô nằm trong trường thành. Nhưng sau khi Triệu vương đưa ra mệnh lệnh thì Lý Mục từ chối. Hai người Hạng, Ðằng thầm kêu lợi hại, biết được Lý Mục đã nhìn thấy được ý đồ của bọn họ. Hai người thương lượng rồi quyết định tấn công vào Phiên Ngô. Ðợi tất cả đã chuẩn bị đầy đủ, mười ngày sau Hạng Thiếu Long cầm tám vạn đại quân, đi ngược lên phía bắc tiến thẳng tới Phiên Ngô, hạ trại ở ngoài trường thành của người Triệu, trước tiên sai người đánh vào trường thành, người Triệu cũng nhiều lần ra khỏi thành cướp trại nhưng đều bị ưng vương phát giác, cho nên quân Tần đẩy lùi được. Ðánh được mười tám ngày, cuối cùng phá được một đoạn tường thành, nhưng đều bị kẻ địch đẩy lùi, hai bên đều có tổn thương nặng. Nhưng bọn Hạng Thiếu Long biết mình đã hoàn thành nhiệm vụ, lần này không lo Triệu vương không triệu Lý Mục về giữ ở Phiên Ngô nữa. Nói thực ra binh lực của bọn họ lúc này không thể nào đánh thẳng vào Hàm Ðan được. Chỉ trong một ngày mà người Triệu đã xây đắp lại tường thành. Hạng Thiếu Long thu binh lại để cho binh sĩ có cơ hội phục hồi thể lực, những người chết đều được hỏa táng, những người bị thương được đưa về Trung Mâu. Lúc này Hạng Thiếu Long đã cảm thấy bình thường trước những cái chết ở chiến trường, nếu không không thể trở thành thống soái của quân Tần được! Tiểu Bàn nói rất phải, trên chiến trường không có chỗ dành cho lòng nhân từ, mỗi người là một quân cờ, ăn người ta hoặc bị người ta ăn là chuyện bình thường. Xong điều ta có thể làm được gã đều đã tìm cách làm cả, ví như quan tâm đến hạ thuộc, đối đãi tốt với hàng binh, hàng dân . Người Triệu không biết có phải vì bị đánh đến nỗi sợ hay không nên không dám ra thành phản kích nữa, hai quân án binh bất động. Còn Hoàn Xỉ thì y như Hạng Thiếu Long giả vờ hư trương thanh thế, không ngừng phái quân đến chi viện khiến cho quân Triệu cảm thấy nguy ngập hơn. Bước vào tháng thứ hai của mùa hạ, Lý Mục cuối cùng chịu nghe theo lệnh của Triệu vương quay về kinh đô Hàm Ðan. Hạng Thiếu Long vội vàng gia tăng phòng ngự, chuẩn bị ứng phó với cuộc phản kích của Lý Mục. Chuyện gã không muốn xảy ra nhất cuối cùng cũng đã xảy ra trước mắt. Hôm nay Hạng Thiếu Long, Ðằng Dực và Kinh Tuấn tuần tra trong mộc trại, Kinh Tuấn cười nói, „Dù cho Lý Mục ba đầu sáu tay cũng khó mà đánh doanh trại của chúng ta, nhiều nhất cũng chỉ có thể hòa nhau mà thôi!" Ðằng Dực cười nói, „Người Ngụy có động tĩnh gì không?" Kinh Tuấn nói, „Người Ngụy có Ô Quả ứng phó, song nếu không phải hạ được Trung Mâu, lúc này chúng ta đã bị đánh lui!" Ðêm ấy Hạng Thiếu Long nằm mơ thấy một giấc mơ đáng sợ, mơ rằng Lý Mục đang đêm đột kích, khắp nơi trong doanh trại đều là quân thiết ky nổi tiếng thiên hạ của y, tất cả những doanh trại đều đồng thời bốc cháy. Hạng Thiếu Long xông ra khỏi trướng gọi Ðằng Dực và Kinh Tuấn nhưng không gọi ra lời, thanh Bách Chiến bảo đao không cánh mà bay, giật mình tỉnh giấc, thì thấy trời vẫn chưa sáng khắp người đổ mồ hôi lạnh không ngừng thở dốc. Hạng Thiếu Long dâng lên nỗi nhớ người thân, hận không thể bỏ hết mọi thứ lập tức quay về Hàm Dương. Vẫn chưa hết lo lắng khoác chiếc áo ngoài bước ra khỏi trướng. Thân binh trực đêm vội vã đuổi theo sau. Trại soái của gã nằm ở chỗ cao nhất đưa mắt nhìn chỉ thấy trời đầy sao. Trên trường thành của nước Triệu đèn đuốc sáng trưng. Hạng Thiếu Long nhớ lại ngày trước từ Hàm Ðan đi đến Ðại lương lúc đi qua đây còn tham quan tường thành giờ đây tên của viên tướng giữ thành cũng đã quên, không ngờ không bao lâu sau, mình lại là chủ tướng tấn công trường thành này. Chuyện đời thật là khó lường. Lại nhớ đến hai người mình đã hộ tống Triệu Thiên, Triệu Nhã, lần lượt chết đi, bắt đầu trong lòng đau khổ suýt nữa khóc lên, để tuôn ra nỗi thống khổ trong đầu. Gió đêm thổi đến thổi đi những nỗi buồn trong đầu, cảm thấy thư thái hơn một chút, đưa mắt nhìn trường thành nghĩ đến sau trường thành là Hàm Ðan, trong lòng lại trăm mối tơ vò. Ðiều đáng sợ nhất trong chiến tranh chính là những điều không thể biết được. Cũng giống như gã lúc này hoàn toàn không biết sau bức trường thành kia đang xảy ra chuyện gì. Chỉ có thể suy đoán. Biết người biết ta, quả thật là khó! Giờ đây Lý Mục rốt cuộc đang ở đâu? Hai người từng là bằng hữu giờ trở thành kẻ địch trên chiến trường, rốt cuộc là vì cái gì? Ðến khi trời sáng, Hạng Thiếu Long quay trở về trại nghỉ ngơi! Ngày tháng cứ thế trôi qua! Một tháng sau có tin báo về, cuối cùng Phố Cao đã bỏ Ðồn Lưu chạy về biên giới nước Triệu, trên đường bị phục binh của Hoàn Xỉ bắt được giải về Hàm Dương. Ðiều kỳ lạ là Lý Mục đến lúc này cũng không hề động tĩnh gì. Ðằng Dực cũng ngạc nhiên lắm, nếu Lý Mục phụng chiếu về giữ Hàm Ðan, tất nhiên cũng không đến Phiên Ngô. Mục đích đã được hai người đạt được sau khi thương nghị, lập tức lui binh, đồng thời sẽ tiến quân ngay trong đêm nay! Bọn họ vẫn cứ nổi lửa, đến khi trời tối thì mới chia nhau đi về Trung Mâu! Hạng Thiếu Long và Châu Lương phụ trách chặn hậu nhờ vào đôi mắt tinh tường của ưng vương, bọn họ không sợ kẻ địch đuổi theo. [...]... hai vạn quân Tần đang cố gắng chống trả thì đột nhiên ở gần biên giới nước Triệu một cánh quân không biết tù đâu xông ra, cắt đứt quân của Hạng Thiếu Long làm hai đoạn Hạng Thiếu Long dắt theo Châu Lương và hai ngàn tân binh liều chết chống lại từng lớp từng lớp kẻ địch đang tiến tới cánh rừng phía sau, bống có tiếng kêu lách cách, lửa nổi lên chặn đứng đường rút lui về phía tây của quân Tần Hạng Thiếu . Tầm Tần Ký Hồi 228 Chỉ đông đánh tây Sau khi lập đại kế, bọn Hạng Thiếu Long thay. thiên hạ." Kinh Tuấn nói, „Dù Lý Mục lợi hại như thế nào, nhưng có tướng tài mà không gặp chủ sáng thì cũng vô dụng. Tiểu Xỉ có sai người đi quan sát