DE KT 1 TIET LY 7 HKII
KIỂM TRA 1 TIẾT – VẬT LÝ 7. TIẾT 26 I. Xác định mục đích của đề kiểm tra: 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 19 đến tiết 26 theo PPCT. a) Đối với HS: Tự kiểm tra việc học tập của bản thân. b) Đối với GV: Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học. 2. Xác định hình thức: Kết hợp TNKQ và TL (40% Trắc nghiệm, 60% Tự luận) II. Các bước lập ma trận: 1. TÍNH TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH. Nội dung Tổng số tiết Lí thuyết Tỷ lệ Trọng số của chương Trọng số bài kiểm tra LT VD LT VD LT VD ĐIỆN HỌC 8 7 4,9 3,1 61,3 38,7 Tổng 8 7 4,9 3,1 61,3 38,7 2. TÍNH SỐ CÂU HỎI CHO BÀI KIỂM TRA Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kiểm tra) Điểm số T.số TN TL Cấp độ 1,2 (Lí thuyết) Điện học 61,3 7,8 ≈ 8 5 (2,5 đ) 2 (3,5đ) 6 Cấp độ 3,4 (Vận dụng) Điện học 38,7 3,7 ≈ 4 3 (1,5 đ) 2 (2,5đ) 4 Tổng 100 12 8 (4 đ) 4 (6 đ) 10 3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II MÔN VẬT LÝ 7 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL Điện học 1. Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện bằng cọ xát là hút các vật khác hoặc làm sáng bút thử điện 2. Khi dòng điện chạy qua bóng đèn bút thử điện làm bóng đèn bút thử điện sáng, chạy qua bóng đèn pin làm bóng đèn pin sáng, chạy qua quạt điện làm quạt điện quay, 3. Nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dịch có hướng. 4. Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin và acqui. 5. Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện. 6. Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dòng điện đi qua, vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. 7. Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và một số vật liệu cách điện thường dùng. 8. Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. 9. Nắm được một số kí hiệu của các bộ phận mạch điện. 10. Nêu được quy ước về chiều dòng điện. 11. Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hóa, sinh lí của dòng điện . 12. Mô tả được một vài hiện tượng chừng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. 13. Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích. 14. Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay ăcqui tạo ra dòng điện và nhận biết được dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như: đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay. 15. Nêu được biểu hiện của mỗi tác dụng của dòng điện. 16. Nêu được ví dụ cụ thể về mỗi tác dụng của dòng điện. 17. Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. 18. Sử dụng các ki hiệu của một số bộ phận mạch điện để vẽ được một số sơ đồ mạch điện 19. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. Số câu hỏi 4 C1.1; C3.2; C7.3; C8.9 1 C6,7.9 1 C10.4 1 C13.10 3 C17.5; C16.6,8 2 C17.11; C19.12 12 Số điểm 2 1,5 0,5 2 1,5 2,5 10 4. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật: A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. có khả năng hút các vật nhẹ khác. C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích. Câu 3. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là: A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn ruột bút chì C. Một đoạn dây nhựa D. Thanh thuỷ tinh Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. B. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào. Câu 5. Trong các phân xưởng dệt, nhười ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng: A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định. B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. C. Làm cho phòng sáng hơn. D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện. Câu 6. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: A. Điện thoại, quạt điện B. Mô tơ điện, máy bơm nước. C. Bàn là, bếp điện. D. Máy hút bụi, nam châm điện. Câu 7. Dòng điện trong kim loại là: A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do. C. dòng chuyển dời của các hạt mang điện D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện Câu 8. Khi cầu chì trong gia đình bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp dụng cách nào sau đây? A. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì. B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì. C. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt. D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 9 (1,5 điểm). Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa? Câu 10 (2 điểm). Khi: a) Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau. b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau. Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao? Câu 11 (1 điểm). Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi? Câu 12 (1,5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (1 pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? ================================================= ĐỀ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Vật bị nhiễm điện là vật: A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. có khả năng hút các vật nhẹ khác. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện? A. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích. B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích. C. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển. D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích. Câu 3. Trong các vật dưới dây, vật dẫn điện là: A. Thanh gỗ khô B. Một đoạn dây nhựa C. Một đoạn ruột bút chì D. Thanh thuỷ tinh Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chiều của dòng điện trong một mạch điện kín có dùng nguồn điện là pin? A. Dòng điện đi ra từ cực âm của pin qua các vật dẫn đến cực dương của pin. B. Dòng điện đi ra từ cực dương của pin qua các vật dẫn đến cực âm của pin. C. Ban đầu, dòng điện đi ra từ cực dương của pin sau một thời gian dòng điện đổi theo chiều ngược lại. D. Dòng điện có thể chạy theo bật kì chiều nào. Câu 5. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng: A. Làm cho nhiệt độ trong phòng luôn ổn định. B. Chúng có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. C. Làm cho phòng sáng hơn. D. Làm cho công nhân không bị nhiễm điện. Câu 6. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: A. Điện thoại, quạt điện B. Mô tơ điện, máy bơm nước. C. Máy hút bụi, nam châm điện. D. Bàn là, bếp điện. Câu 7. Dòng điện trong kim loại là: A. dòng chuyển dời của các hạt mang điện B. dòng chuyển động tự do của các êlectrôn tự do. C. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do. D. dòng chuyển dời có hướng của các vật nhiễm điện Câu 8. Khi cầu chì trong gia đình bị đứt, để bảo đảm an toàn cho mạng điện ta có thể áp dụng cách nào sau đây? A. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt. B. Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì. C. Lấy sợi dây đồng thay cho dây chì. D. Bỏ, không dùng cầu chì nữa II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 9 (1,5 điểm). Chất dẫn điện là gì? chất cách điện là gì? lấy ví dụ minh họa? Câu 10 (2 điểm). Khi: a) Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau. b) Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau. Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao? Câu 11 (1 điểm). Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi? Câu 12 (1,5 điểm). Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (1 pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng? ================================================= 5. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ 1 A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu 0,5 điểm) ĐỀ 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B A B C A C ĐỀ 2: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A C B B D C A B. TỰ LUẬN: 6 điểm Câu Ý Đáp án Điểm 9 1,5 đ - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện, ví dụ; đồng, nhôm, sắt 0,75 điểm - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện, ví dụ: sứ, cao su 0,75 điểm 10 2 đ a Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 1 điểm b Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. Vì, sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện trái dấu nên đặt gần nhau thì chúng hút nhau. 1 điểm 11 1 đ Trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi, vì khi quay cánh quạt sẽ cọ xát với không khí nên nó bị nhiễm điện và hút được các hạt bụi. 1 điểm 12 1,5 đ - Vẽ đúng sơ đồ mạch điện - Vẽ đúng chiều dòng điện trên hình vẽ 0,75 điểm 0,75 điểm Đ K + -