Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
390,67 KB
Nội dung
VấnĐềChiPhíXãHội
RONALD COASE
Nguyễn Hồng Trang dịch
Ronald Coase là giáo sư danh dự tại Đại Học Luật Chicago và là người đoạt giải
Nobel về kinh tế. Đây là bài báo rút từ Tập San Luật và Kinh Tế (tháng 10 năm 1960).
Một vài đoạn trong bài báo đề cập đến các thảo luận mở rộng liên quan đến các quyết
định pháp luật đã được lược bỏ.
I. VẤNĐỀ CẦN ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Bài báo này đề cập đến hành động của các hãng kinh doanh mà các hành
động
này có tác động tiêu cực đến người khác. Một ví dụ tiêu biểu về vấnđề này là khói từ một
nhà máy đã gây ảnh hưởng có hại đến tài sản của những người sống ở xung quanh nó.
Phân tích kinh tế về tình huống đó thường được tiến hành dựa trên phương diện của sự
khác nhau giữa sản phẩm cá nhân và sản phẩm xãhội của nhà máy, ở đó các nhà kinh tế
chủ yếu
đi theo cách giải quyết của Pigou trong cuốn Các Nền Kinh Tế Phúc Lợi. Kết
luận của loại phân tích này có vẻ thường dẫn hầu hết các nhà kinh tế đến chỗ muốn chủ
của nhà máy phải chịu trách nhiệm cho những tổn hại do khói mà họ gây ra hay đánh
thuế người chủ của nhà máy với mức tùy thuộc vào mức độ khói thải ra và tương đương
với những thiệt hại do khói gây nên, hay biện pháp cuối cùng là di dời nhà máy ra khỏi
khu dân cư (hay ra khỏi vùng mà khói nhà máy có thể gây ảnh hưởng). Luận điểm của tôi
là các biện pháp được đưa ra đều không thích hợp do chúng có thể dẫn tới những hậu quả
không cần thiết hay thậm chí những hậu quả không mong muốn.
II. BẢN CHẤT QUA LẠI CỦA VẤNĐỀ
Cách tiếp cận truyền thống có xu hướng che đậy bản chất của việc đưa ra quyết
định lựa chọn. Câu hỏi thường được đặt ra trong trường hợp A có tác động xấu lên B và
quyết định cần được đưa ra là: Chúng ta làm thế nào để hạn chế A? Nhưng đó là quyết
định sai. Chúng ta cần phải giải quyết được bản chất qua lại của vấn đề. Để tránh ảnh
hưởng xấu, B sẽ gây ảnh hưởng xấu tới A. Câu hỏi thật sự cần
đặt ra là: Liệu A có được
phép gây hại đến B hay liệu B có được phép gây hại đến A? Vấnđề là ở chỗ làm sao để
tránh được những tác hại nghiêm trọng hơn. Tôi đã đưa ra ví dụ trong bài báo trước về
trường hợp tiếng ồn và rung từ máy móc của một nhà máy sản xuất bánh kẹo gây phiền
hà đến công việc của một bác sỹ. Để tránh ảnh hưởng xấu đó bác sỹ có thể gây ảnh
hưởng lại đối với nhà máy sản xuất bánh kẹo. Vấnđề mà trường hợp này nêu ra về cơ
bản là nó có đáng hay không khi kết quả của việc hạn chế các phương thức sản xuất được
nhà máy bánh kẹo sử dụng có thể đảm bảo việc khám chữa bệnh tốt hơn tạichiphí của
việc cung giảm của sản phẩm bánh kẹo. Một ví dụ khác là vấnđề các gia súc đi lạc phá
hại mùa màng trên vùng đất của người lân cận. Nếu việc một vài con gia súc đi lạc là
điều không thể trách khỏi thì tất cả sự tăng lên trong việc cung cấp thịt có thể thu được tại
chi phí của việc giảm sút trong cung của mùa vụ. Bản chất của sự lựa chọn đã rõ: thịt hay
mùa vụ. Câu trả lời cần được đưa ra tất nhiên là sẽ không rõ ràng trừ khi chúng ta biết
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 2
được giá trị của cái mà chúng ta đạt được cũng như cái mà chúng ta phải hi sinh để đạt
được nó. Một ví dụ khác, giáo sư George J. Stigler đã lấy ví dụ về sự nhiễm bẩn của một
dòng suối. Nếu chúng ta giả định rằng tác hại xấu của việc ô nhiễm đã giết chết cá ở đó
thì vấnđề cần được quyết định là: liệu giá trị của số cá mất đ
i là nhiều hơn hay ít hơn giá
trị sản phẩm có thể được làm ra do sự nhiễm bẩn đó. Mọi việc vẫn tiếp diễn mà hầu như
không cần nói rằng vấnđề này cần phải được nhìn nhận dưới góc độ tổng thể và cận biên.
III. HỆ THỐNG GIÁ CHỊU TRÁCH NHIỆM THIỆT HẠI
Tôi định bắt đầu bài phân tích của mình bằng việc xem xét một trường h
ợp mà
hầu hết các nhà kinh tế đều có thể đồng ý rằng vấnđề sẽ được giải quyết theo cách hoàn
toàn làm mọi người hài lòng: khi gây hại đến người khác các công ty kinh doanh phải trả
toàn bộ tổn thất do họ gây ra và hệ thống giá sẽ làm việc một cách trôi chảy (nói đúng ra
nó có nghĩa hệ thống giá được vận hành miễn phí).
Một ví dụ hay của vấnđề đang được thảo luận là trường hợp gia súc đi lạc phá
hoại mùa màng trồng trên đất của người hàng xóm. Giả sử rằng một người nông dân và
một người nuôi gia súc đang làm việc trên mảnh đất thuộc sở hữu của hàng xóm. Giả sử
thêm rằng, giữa hai mảnh đất đó không có rào chắn và quy mô đàn gia súc của người
nuôi ngày càng tăng thì tổng thiệt hại mà nó gây ra cho mùa màng của người nông dân
càng lớn. Cái gì xảy ra đối với thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc tăng là vấn
đề khác. Nó phụ thuộc vào việc liệu đàn gia súc có xu hướng đi thành hàng nối đuôi nhau
hay là đi lung tung con nọ cạnh con kia, hay phụ thuộc vào việc đàn gia súc có xu hướng
tăng liên tục nhiều hay ít và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tương tự khác nữa. Vì mục đích
trực tiếp của mình, chọn giả định nào về thiệt hại cận biên khi quy mô của đàn gia súc
tăng lên là không quan trọng.
Để đơn giản hóa luận chứng, tôi đề nghị sử dụng một ví dụ số học. Tôi sẽ giả định
rằng chiphí hàng năm của việc lập hàng rào cho mảnh đất của người nông dân là 9 đô là
và giá trị mùa vụ là 1 đô-la một tấn. Tôi cũng giả định rằng mối quan hệ giữa số lượng
gia súc trong một đàn và thiệt hại hàng năm về mùa vụ là như sau:
SỐ LƯỢNG GIA SÚC
TRONG ĐÀN
(BÒ ĐỰC)
THIỆT HẠI HÀNG NĂM
CỦA MÙA VỤ
(TẤN)
THIỆT HẠI MÙA VỤ TÍNH
TRÊN MỘT CON BÒ TĂNG
THÊM
(TẤN)
1 1 1
2 3 2
3 6 3
4 10 4
Giả sử rằng người nuôi gia súc chịu trách nhiệm cho tổn thất mà họ gây ra, chiphí
thêm hàng năm mà người nuôi gia súc phải chịu khi anh ta tăng thêm số lượng gia súc từ
2 lên 3 con bò là 3 đô-la và khi quyết định quy mô của đàn gia súc, anh ta sẽ tính đến các
chi phí này cùng với các chiphí khác của mình. Anh ấy sẽ không tăng quy mô của đàn
gia súc trừ khi giá trị tăng thêm của thịt được sản xuất ra (giả sử người nuôi gia súc trực
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 3
tiếp giết mổ gia súc) lớn hơn chiphí tăng thêm ma anh bắt buộc phải trả, bao gồm cả giá
trị tăng thêm của mùa màng bị phá huỷ. Tất nhiên, bằng việc sử dụng chó, người chăn gia
súc, máy bay, đài phát di động và các phương tiện khác thì số lượng thiệt hại có thể được
giảm nhẹ, nhưng các phương tiện này chỉ được sử dụng khi chiphí dành cho chúng ít hơn
giá trị của mùa màng mà chúng phải bảo vệ để khỏi bị mất. Giả sử chiphí hàng năm để
làm hàng rào là 9 đô-la, người chăn nuôi gia súc muốn đàn gia súc của mình có 4 con bò
hoặc hơn sẽ phải trả cho việc lắp dựng hàng rào vào bảo quản nó, giả sử rằng các phương
tiện khác đạt được là không rẻ. Khi hàng rào được dựng nên, chiphí cận biên cho trách
nhiệm thiệt hại là 0, trừ khi quy mô đàn gia súc đòi hỏi cần phải có hàng rào tốt hơn và
do vậy tiền chi cho hàng rào sẽ đắt tiền hơn vì nhiều gia súc có khả năng dựa vào đó cùng
một lúc. Nhưng tất nhiên người nuôi gia súc cũng có thể tốn ít tiền hơn vì không cần phải
dựng hàng rào và trả phí tổn do mùa vụ bị phá huỷ vì theo như ví dụ số học mà tôi đưa ra,
với trường hợp 3 hay ít bò hơn.
Có thể nghĩ rằng sự thật khi người nuôi gia súc trả tất cả chiphí cho mùa màng bị
thiệt hại sẽ khiến cho người nông dân tăng diện tích trồng trọt nếu như người nuôi gia súc
đến chiếm diện tích đất lân cận. Nhưng sự việc không phải như vậy. Nếu như trước đây
mùa màng được bán trong các điều kiện cạnh tranh hoàn hảo thì chiphí cận biên sẽ bằng
với giá đối với số lượng đã được trồng, còn bất kỳ sự mở rộng nào sẽ dẫn tới việc lợi
nhuận của người nông dân bị giảm. Trong hoàn cảnh mới này, sự hiển diện của việc mùa
màng bị thiệt hại có nghĩa là người nông dân sẽ bán ít đi ở thị trường mở nhưng số tiền
mà anh ta nhận được cho số lượng sản phẩm nhất định vẫn không đổi, vì người nuôi gia
súc đã trả cho số mùa vụ bị thiệt hại theo giá thị trường. Tất nhiên nếu ngành chăn nuôi
gia súc nói chung có liên quan đến việc phá huỷ mùa màng thì sự hiển diện của ngành
công nghiệp chăn nuôi gia súc sẽ làm tăng giá của mùa màng có liên quan và nông dân
do đó sẽ mở rộng diện tích trồng trọt. Nhưng ở đây tôi chỉ giới hạn sự tập trung của mình
đến từng nông dân cá thể.
Tôi đã từng nói rằng sự xâm lấn vùng đất lân cận của người nuôi gia súc sẽ không
là nguyên nhân liên quan tới số lượng sản phẩm, hay nói một cách chính xác hơn là
nguyên nhân của số lượng gieo trồng vì người nông dân đã tăng lượng gieo trồng. Trên
thực tế, nếu như người nuôi gia súc có gây ra ảnh hưởng gì thì nó sẽ làm giảm số lượng
gieo trồng. Nguyên nhân của việc này là đối với bất kỳ một vùng đất canh tác cụ thể nào
nếu giá trị mùa vụ bị thiệt hại lớn đến mức tiền thu được từ việc bán sản phẩ
m mùa vụ
không bị thiệt hại ít hơn tổng số chiphí cho việc canh tác mảnh đất đó thì người nông dân
sẽ có lợi và người nuôi gia súc sẽ thoả thuận với người nông dân về việc mảnh đất còn lại
không cần canh tác. Một ví dụ số học sẽ minh hoạ rõ ràng cho điều này. Giả sử lúc đầu
giá trị mùa vụ thu được từ việc canh tác một mảnh đất cụ thể là 12 đô-la và chiphí ph
ải
chịu khi canh tác trên mảnh đất đó là 10 đô-la, lợi nhuận ròng thu được từ việc canh tác
trên mảnh đất đó là 2 đô-la. Tôi giả sử để cho đơn giản hoá vấnđề rằng người nông dân
là người chủ của mảnh đất đó. Bây giờ lại giả sử người nuôi gia súc bắt đầu chăn nuôi
trên vùng đất lân cận và giá trị mùa vụ bị phá huỷ là 1 đô-la. Trong trường hợp người
nông dân thu được $11 đô từ việc bán sản phẩm từ mùa vụ của mình ra thị trường và 1 đô
là số tiền thu được của người chăn nuôi gia súc thì lợi nhuận ròng mà người nông dân thu
được vẫn là 2 đô-la. Bây giờ giả sử người nuôi gia súc thấy việc tăng số lượng đàn gia
súc của mình lên là có lợi thậm chí ngay cả khi số tiền mà anh ta phải trả cho thiệt hại
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 4
mùa vụ tăng lên 3 đô-la, có nghĩa là giá trị sản phẩm thịt tăng thêm lớn hơn các chiphí
tăng thêm bao gồm cả 3 đô-la phải trả cho người nông dân. Tổng số tiền phải trả cho thiệt
hại mùa màng là 3 đô-la. Lợi nhuận ròng của người nông dân có được từ việc canh tác
vẫn là 2 đô-la. Người nuôi gia súc tốt hơn là từ bỏ nếu như người nông dân không đồng ý
và vẫn canh tác trên đất của mình nếu như không nhận được khoản tiền lớn hơn 2 đô-la.
Người nông dân sẽ đồng ý không canh tác để nhận bất cứ khoản tiền nào lớn hơn 2 đô-la.
Rõ ràng là có chỗ cho sự thương lượng làm thỏa mãn cả hai bên và nó có thể dẫn đến
việc người nông dân tự do canh tác.
*
* Nhưng ta không thể áp dụng việc lập luận tương tự
như vậy cho toàn bộ mảnh phần đất mà người nông dân canh tác mà chỉ cho phần nhỏ
nào đó thôi. Lấy ví dụ giả sử gia súc có một lối đi lại thường xuyên là ven bờ suối hay tại
một khu vực râm mát thì lúc này lượng mùa màng bị phá huỷ ven đường đi của chúng có
thể khá lớn và do vậy người nông dân và người nuôi gia súc có thể đi đến một thoả thuận
có lợi cho cả hai bên hơn là người nông dân sẽ đồng ý không canh tác trên dải đất đó nữa.
Nhưng điều này sẽ làm nảy sinh một khả năng khác. Giả sử rằng có một lối đi lại
thường xuyên như vậy cho đàn gia súc, giả sử thêm rằng giá trị mùa vụ có được nhờ việc
canh tác trên dải đất đó là 10 đô-la và rằng chiphí canh tác là 11 đô-la. Nếu không có sự
có mặt của người nuôi gia súc thì thì mảnh đất đó nhất định sẽ được canh tác. Tuy nhiên
cho rằng có sự có mặt của người nuôi gia súc, và nếu dải đất đó vẫn được canh tác và
toàn bộ mùa vụ được canh tác trên dải đất đó bị phá hoại. Trong trường hợp đó người
nuôi gia súc sẽ bắt buộc phải trả 10 đô-la cho người nông dân. Rõ ràng rằng người nông
dân mất 1 đô-la nhưng người nuôi gia súc mất 10 đô-la cho người nông dân thay vì 2 đô-
la và quy mô của đàn gia súc sẽ khiến thiệt hại lên tới 3 đô-la với mùa vụ cũ gây 1 đô-la
thiệt hại với mùa vụ mới thì người nuôi gia súc sẽ có lợi hơn khi chỉ phải trả khoản tiền ít
hơn 2 đô-la để thuyết phục người nông dân thay đổi cơ cấu mùa vụ của anh ta (vì việc
này sẽ làm giảm trách nhiệm đền bù thiệt hại từ 3 đô-la xuống còn 1 đô-la) và điều này
cũng đem lại lợi ích cho người nông dân vì số tiền anh ta nhận được là lớn hơn 1 đô-la
(giảm lợi nhuận do chuyển đổi cơ cấu mùa vụ). Trên thực tế, trong mọi trường hợp xảy ra
người nông dân và người nuôi gia súc đều có thể đi đến một thoả thuận có lợi cho cả hai
bên ở đó việc thay đổi cơ cấu cây trồng có thể làm giảm số thiệt hại vì nó làm giảm giá trị
mùa vụ (không tính đến thiệt hại)-trong mọi trường hợp một thay đổi trong mùa vụ canh
tác có thể dẫn đến sự gia tăng trong giá trị sản xuất.
Rõ ràng rằng đây là một tình huống khó có thể tồn tại lâu vì không có bên nào
muốn điều đó xảy ra. Mục đích của người nông dân là muốn được người nuôi gia súc
thuyết phục là sẽ trả cho anh ta một khoản tiề
n để đổi lại việc anh ta đồng ý không canh
tác trên mảnh đất đó. Người nông dân sẽ không có một khoản tiền cao hơn chiphí dành
cho việc lắp đặt hàng rào cho miếng đất đó hay khoản tiền đó cao bằng việc sẽ dẫn đến
người nuôi gia súc từ bỏ việc sử dụng mảnh đất của người hàng xóm. Trên thực tế khoản
chi trả nào được đưa ra phụ thuộc vào sự khôn ngoan của người nông dân và người nuôi
gia súc khi hai bên tiến hành thương lượng. Nhưng khoản chi trả đó không thể cao quá
*
Lập luận trong bài viết này được tiến hành dựa trên giả thiết rằng
phương án canh tác mùa vụ là sự tự do của việc canh tác nói chung.
Nhưng cần phải như thế. Có thể có mùa vụ mà ít chịu thiệt hại do đàn
gia súc gây nên nhưng mùa vụ đó sẽ không đem lại nhiều lợi nhuận bằng
mùa vụ được trồng ở chỗ không có thiệt hại. Chính vì lẽ đó nếu việc
canh tác mộ
t mùa vụ mới chỉ đem lại lợi nhuận là 1 đô-la.
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 5
đến nỗi người nuôi gia súc sẽ từ bỏ mảnh đất đó và nó cũng không được làm thay đổi
quy mô của đàn gia súc, bản thỏa thuận giữa người nông dân và người nuôi gia súc cũng
không được làm ảnh hưởng đến sự phân bổ tài nguyên và sẽ không làm thay đổi thu
nhập và tài sản của cả người nông dân lẫn người nuôi gia súc.
Tôi nghĩ rõ ràng rằng nếu người nuôi gia súc phải chịu trách nhiệm về những phá
hoại do gia súc của anh ta gây ra thì hệ thống giá cả sẽ vận hành trôi chảy, sự giảm sút
trong giá trị sản xuất ở một nơi nào đó sẽ được xem xét khi tính toán chiphí thêm liên
quan đến sự ra tăng quy mô đàn gia súc. Chiphí này sẽ cao đối với giá trị của việc sản
xuất thịt thêm và, căn cứ vào việc ngành công nghiệp chăn nuôi là ngành công nghiệp có
thị trường cạnh tranh hoàn thì việc phân bổ tài nguyên trong việc chăn nuôi gia súc sẽ là
tối ưu. Những gì cần thiết được nhấn mạnh là việc sụt giảm trong giá trị sản xuất ở nơi
nào đó, mà việc đó cần phải được tính đến trong chiphí của người nuôi gia súc, chiphí
đó có thể thấp hơn thiệt hại mà gia súc gây ra với mùa màng trong các trường hợp thông
thường. Điều này có thể xảy ra vì nó như kết quả tất yếu của giao dịch thị trường làm
gián đoạn việc canh tác trên mảnh đất đó. Người ta đều mong muốn như thế trong mọi
trường hợp mà thiệt hại do gia súc gây ra, và ở đó người nuôi gia súc sẽ sẵn lòng trả,
nhiều hơn số lượng người nông dân sẽ trả cho việc sử dụng đất. Trong điều kiện cạnh
tranh hoàn hảo, số tiền người nông dân trả cho việc sử dụng đất là tương đương với phần
chênh lệnh giữa giá trị tổng sản lượng khi các nhân tố được sử dụng trên mảnh đất và giá
trị của sản phẩm tăng thêm thu được trong cách thức sử dụng tối ưu nhất tiếp theo của họ
(đó là cái mà người nông dân phải trả cho các nhân tố). Nếu thiệt hại vượt quá số tiền
người nông dân trả cho việc sử dụng đất thì giá trị sản xuất gia tăng của các nhân tố được
sử dụng ở đâu đó sẽ vượt quá giá trị tổng sản phẩm trong cách sử dụng này sau khi thiệt
hại được đưa vào xem xét. Tiếp theo đó việc từ bỏ canh tác trên mảnh đất và bỏ không sử
dụng các yếu tố đối với sản xuất ở nơi nào đó là điều được mong muốn. Một trình tự mà
đơn thuần chỉ được chuẩn bị dểchi trả cho thiệt hại mùa màng do gia súc gây ra mà
không cho phép khả năng mùa màng bị gián đoạn sẽ dẫn đến kết quả sử dụng quá nhỏ
các nhân tố sản lượng chăn nuôi và sử dụng quá lớn các nhân tố trong canh tác mùa vụ.
Nhưng dựa trên khả năng giao dịch thị trường, tình trạng mùa màng bị thiệt hại vượt quá
số tiền thuê đất sẽ không kéo dài. Việc người chăn nuôi gia súc trả tiền cho nông dân để
họ từ bỏ không canh tác hoặ
c bản thân anh ta tự thuê đất bằng cách trả cho chủ đất một số
tiền nhỏ không đáng kể nhưng lớn hơn số tiền người nông dân phải trả (nếu bản thân
người nông dân tự thuê đất) đều dẫn đến kết quả cuối cùng như nhau và sẽ tối đa hóa giá
trị sản lượng.Thậm chí khi người nông dân được thuyết phục trồng trọt mùa màng mà
việc trồng trọt này không mang lại lợi nhuận khi đem bán trên thị trường thì đây đơn
thuần sẽ chỉ là hiện tượng ngắn hạn và có thể hy vọng dẫn đến một thỏa thuận từ bỏ việc
canh tác. Người chăn nuôi gia súc sẽ vẫn sản xuất trên mảnh đất đó và chiphí cận biên
của sản lượng thịt sẽ bằng trước đây, do vậy không có những ảnh hưởng dài hạn đến
phân phối tài nguyên.
IV. HỆ THỐNG GIÁ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THIỆT HẠI
Bây giờ tôi chuyển sang trường hợp mà ở đó mặc dù hệ thống giá cả giả sử được
vận hành trôi chảy (có nghĩa là tốn phí), nhưng những thiệt hại trong kinh doanh sẽ
không phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào mà nó gây ra. Việc kinh doanh đó sẽ
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 6
không phải trả cho bất kỳ tổn hại nào mà hoạt động của nó gây ra. Tôi định chỉ ra rằng
việc phân bổ tài nguyên cũng sẽ giống như trường hợp thiệt hại trong buôn bán như nó
vẫn thế khi việc kinh doanh gây tổn hại đến người khác phải chịu trách nhiệm pháp lý
cho những tổn thất mà nó gây ra. Như tôi đã chỉ ra trong trường hợp trước viêc phân bổ
tài nguyên đã là tối ưu, thế nên không cần thiết phải nhắc lại phần này trong bài thảo
luận.
Tôi trở lại trường hợp người nông dân và người chăn nuôi gia súc. Người nông
dân sẽ không phải chịu tổn thất tăng lên với mùa màng của anh ta khi quy mô đàn gia súc
tăng. Giả sử rằng quy mô đàn gia súc của người chăn nuôi là 3 con bò đực (và đây là quy
mô đàn gia súc được duy trì nếu thiệt hại mùa màng không đưa vào tính toán). Vậy thì
người nông dân sẵn sàng trả đến 3 đô-la nếu người chăn nuôi gia súc chịu giảm quy mô
đàn gia súc xuống còn 2 con, và trả đến 5 đô-la nếu đàn gia súc giảm xuống còn 1 con và
6 đô-la nếu người nuôi gia súc không nuôi gia súc nữa. Do đó người nuôi gia súc sẽ nhân
được 53 từ người nông dân nếu anh ta giữ lại 2 con thay vì 3 con. 3 đô-la được nói ở trên
chính là một phần của chiphí phải chịu để giữ lại con gia súc thứ 3. Liệu 3 đô-la là số
tiền mà người chăn nuôi phải trả nếu anh ta thêm con thứ 3 vào trong đàn (điều này sẽ
xảy ra nếu người chăn nuôi có trách nhiệm pháp lý với người nông dân về thiệt hại mùa
màng mà anh ta gây ra) hay nó là số tiền mà anh ta nhận được nếu anh ta không nuôi con
gia súc thứ ba (điều này xảy ra nếu người chăn nuôi không có trách nhiệm pháp lý với
người nông dân về thiệt hại mùa màng mà anh ta gây ra),việc này không ảnh hưởng đến
kết quả cuối cùng. Trong cả hai trường hợp 3 đô-la là một phần chiphí khi thêm con gia
súc thứ ba, nó được thêm vào cùng với các chiphí khác. Nếu giá trị sản xuất trong chăn
nuôi gia súc tăng thông qua sự ra tăng của số lượng gia súc từ 2 lên 3 con lớn hơn chiphí
gia tăng phải chịu (bao gồm cả 3 đô-la thiệt hại mùa màng), thì số lượng đàn gia súc sẽ
tăng thêm. Nếu không thì số lượng gia súc sẽ giảm. Quy mô đàn gia súc sẽ không đổi cho
dù người nuôi gia súc có trách nhiệm pháp lý về những thiệt hại mùa màng hay không.
Có người sẽ lập luận rằng theo như giả định ở phần đầu - một đàn gia súc gồm 3
con – là tuỳ chọn. Điều này đúng. Nhưng người nông dân không muốn trả tiền để tránh
thiệt hại mùa màng mà người chăn nuôi gia súc có thể không gây ra. Lấy ví dụ số tiền trả
hàng năm lớn nhất mà người nông dân có thể được thuyết phục phải trả không vượt quá 9
đô-la chiphí hàng năm cho việc lập hàng rào bảo vệ. Và người nông dân chỉ sẵn lòng trả
số
tiền đó nếu nó không làm giảm thu nhập ở mức độ khiến cho anh ta từ bỏ việc canh tác
trên một khoảnh đất cụ thể nhất định. Hơn nữa người nông dân chỉ sẵn lòng trả số tiền đó
nếu anh ta tin rằng, nếu anh ta không trả số tiền đó thì quy mô đàn gia súc sẽ được người
nuôi gia súc duy trì ở mức 4 con hoặc nhiều hơn. Chúng ta hãy giả định ở trường hợ
p
này. Vậy là người nông dân sẵn lòng trả cho người chăn nuôi 3 đô-la với điều kiện người
chăn nuôi gia súc giảm quy mô đàn gia súc còn 3 con, trả 6 đô-la nếu đàn gia súc còn 2
con, 8 đô-la nếu chỉ còn 1 con và 9 đô-la nếu người chăn nuôi từ bỏ không nuôi đàn gia
súc. Cần phải chú ý rằng sự thay đổi trong điểm khởi đầu không làm thay đổi số lượng
dồn về người nuôi gia súc nếu anh ta giảm quy mô đàn gia súc của mình đến một số
lượng nhất định bất kỳ nào đó. Điều này vẫn đúng khi người chăn nuôi nhận 3 đô-la thêm
từ người nông dân nếu anh ta đồng ý giảm đàn gia súc từ 3 xuống 2 con và 3 đô-la đó
biểu thị giá trị mùa màng bị thiệt hại do thêm con gia súc thứ 3 vào trong đàn. Mặc dù có
một niềm tin khác của người nông dân (dù có được chứng minh hay không) về quy mô
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 7
đàn gia súc mà người nuôi gia súc sẽ duy trì khi không có sự chi trả từ phía người nông
dân, điều này có thể làm ảnh hưởng đến tổng số tiền anh ta được thuyết phục chi trả, sẽ là
không đúng nếu niềm tin khác này gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến số lượng gia súc mà
người chăn nuôi thực sự duy trì. Điều này cũng tương tự như nó vốn phải thế nếu người
nuôi gia súc phải trả cho những thiệt hại mà gia súc của anh ta gây ra, vì số đã thu của
một số tiền nhất định tương đương với số chi cũng của số tiền nhất định đó.
Có thể cho rằng đó là số tiền trả cho người nuôi gia súc để tăng số lượng gia súc
lên vượt quá quy mô mà anh ta muốn duy trì khi đưa ra một thỏa thuận nhằm thuyết phục
người nông dân đưa ra tổng số tiền chi trả lớn hơn. Và điều này có thể đúng. Điều này
cũng giống với bản chất hành động của người nông dân (khi người chăn nuôi gia súc phải
chịu trách nhiệm pháp lý về những tổn thất gây ra) khi canh tác trên mảnh đất mà nó là
kết quả của bản thỏa thuận với người nuôi gia súc về việc không canh tác nữa (không
canh tác trên cả mảnh đất không có sự xuất hiện của gia súc). Nhưng những hành động
đó là sự mở đầu cho một thỏa thuận và không ảnh hưởng đến vị trí cân bằng dài hạn,
không có gì thay đổi cho dù người nuôi gia súc có trách nhiệm với những tổn thất về mùa
màng mà gia súc của anh ta gây ra hay không.
Việc hiểu liệu sự tổn thất thương mại có phải chịu trách nhiệm pháp lý hay không
đối với những thiệt hại nó gây ra là rất cần thiết vì nếu không thiết lập sự phân định đầu
tiên của quyền sở hữu thì có thể không có giao dịch thị trường để chuyển giao và kết hợp
chúng lại. Nhưng kết quả cuối cùng (tối đa hoá giá trị sản xuất) không phụ thuộc vào
quan điểm luật pháp nếu hệ thống giá cả được thừa nhận vận hành không cần chi phí.
V. VẤNĐỀ ĐƯỢC MINH HOẠ THEO CÁCH KHÁC
Ảnh hưởng bất lợi của những hoạt động buôn bán có thể giả đinh dưới nhiều dạng
khác nhau. Trường hợp lúc đầu ở Anh liên quan đến một toà nhà, chính tòa nhà này làm
cản trở luồng gió, gây trở ngại đến sự hoạt động của cối xay gió. Một trường hợp gần đây
là tòa nhà ở Florida, nó đổ bóng che hết nắng của một cái nhà nhỏ ở dưới, bể bơi và khu
tắm nắng của một khách sạn gần đó. Vấnđề gia súc đi lạc và nhữ
ng thiệt hại mùa màng
là đối tượng được xem xét kỹ trong hai phần đề cập trước, mặc dù nó có vẻ một giống
trường hợp đặc biệt, là thực tế nhưng một ví dụ của vấnđề xuất hiện trong nhiều trường
hợp khác nhau. Để làm rõ bản chất luận cứ của tôi và chứng minh tính ứng dụng chung
của nó, tôi đề nghị minh hoạ vấnđề một lần nữa bằng cách tham khảo 4 trường hợp thực
tế.
Đầu tiên chúng ta hãy xem xét lại trường hợp của Sturges v. Bridgman, trường
hợp mà tôi đã sử dụng để minh hoạ cho vấnđề chung này. Trong bài báo của tôi về “Uỷ
ban truyền thông liên bang". Trong trường hợp này, một người sản xuất bánh kẹo (ở phố
Wigmor) đã sử dụng hai cối giã và chày cho công việc kinh doanh của anh ta (một cái sử
dụng trong cùng một vị trí trong hơn 60 n
ăm, và cái kia hơn 26 năm). Một bác sĩ sau đó
đến cư trú ở khu nhà lân cận (tại phố Wimpole). Máy móc của người sản xuất bánh kẹo
không gây ảnh hưởng đến ông bác sĩ cho đến 8 năm sau kể từ khi ông bác sĩ đến sống ở
khu bên cạnh, ông ta xây một phòng tư vấn ở cuối vườn bên phải đối diện với bếp của
người làm sản xuất bánh kẹo. Ông bác sĩ nhận thấy r
ằng tiếng ồn và rung do máy móc
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 8
của người sản xuất bánh kẹo khiến cho việc sử dụng phòng tư vấn mới xây của mình trở
nên khó khăn. “Cụ thể là tiếng ồn khiến cho ông khó có thể nghe bệnh ở vùng ngực cho
bệnh nhân. Ông cũng nhận thấy không thể làm có hiệu quả bất kỳ một công việc nào đòi
hỏi phải suy nghĩ và tập trung.” Do đó người bác sĩ đã kiện nhằm bắt người sả
n xuất bánh
kẹo phải dừng việc sử dụng các máy móc gây tiếng ồn. Toà án đã gặp một chút khó khăn
khi cấp cho ông bác sĩ tờ huấn thị mà ông ta yêu cầu. “Các trường hợp đặc biệt khó khăn
có thể xuất hiện trong khi thực hiện chặt chẽ nguyên tắc mà dựa vào đó ta có được phán
quyết của tòa án, nhưng sự phủ nhận nguyên tắc thậm chí sẽ dẫn đến những khó khăn
riêng biệt hơn và cùng thời gian đó sẽ tạo ra tác động bất lợi đối với việc mở rộng đất
dùng cho mục đích cư trú.”
Quyết định của toà án phán quyết người bác sĩ có quyền ngăn cản không cho
người sản xuất bánh kẹo sử dụng máy móc. Nhưng tất nhiên, có thể thay đổi sự sắp đặt
này, đối đầu với quyết đinh của luật pháp bằng cách hai bên tiến hành thoả thuận. Người
bác sĩ sẵn lòng từ bỏ quyền lợi của mình và cho phép máy móc tiếp tục vận hành nếu
người sản xuất bánh kẹo trả cho anh ta tổng số tiền lớn hơn số thu nhập bị tổn thất mà
anh ta phải chịu để chuyển đến một chỗ khác đắt đỏ và kém thuận lợi hơn hay giảm bớt
hoạt động ở chỗ này hay, như
khả năng được gợi ý, xây tường ngăn cách làm giảm tiếng
ồn và rung. Người sản xuất bánh kẹo sẽ sẵn lòng làm việc này nếu số tiền anh ta phải trả
cho người bác sĩ ít hơn so với sự sụt giảm trong thu nhập anh ta phải chịu khi anh ta phải
thay đổi phương thức sản xuất ở khu vực này, từ bỏ sự hoạt động của anh ta hay chuyển
việc buôn bán bánh đến một số khu vực khác. Giải pháp của vấnđề phụ thuộc vào tính
cần thiết liệu tiếp tục sử dụng máy móc làm tăng thêm thu nhập của người sản xuất bánh
kẹo hay việc sử dụng máy móc đó làm thu nhập của người bác sĩ giảm đi. Nhưng bây giờ,
hãy xem xét trường hợp nếu người sản xuất bánh kẹo chiếm ưu thế trong tình huống này.
Người sản xuất bánh kẹo sẽ có quyền tiếp tục hoạt động với tiếng ồn và rung của máy
móc mà không phải trả bất cứ thứ gì cho người bác sĩ. Tình huống bây giờ đã đảo ngược
lại là: người bác sĩ phải trả cho người làm bánh để thuyết phục ông ta ngừng sử dụng máy
móc. Nếu thu nhập của người bác sĩ giảm nhiều hơn khi tiếp tục sử dụng máy móc so với
số thu nhập tăng thêm của người sản xuất bánh kẹo thì rõ ràng là người bác sĩ và người
sản xuất bánh kẹo có thể thoả thuận, người bác sĩ sẽ trả tiền cho người sản xuất bánh kẹo
để anh ta ngừng sử dụng máy móc. Có thể nói rằng, các tình huống mà người sản xuất
bánh kẹo không nhận được tiền để tiếp tục sử dụng máy móc và bồi thường thiệt hại gây
ra cho ngườ
i bác sĩ (nếu bác sĩ có quyền ngăn cản việc sử dụng máy móc của người sản
xuất bánh kẹo) sẽ là tình huống được người bác sĩ quan tâm nhằm chi trả cho người sản
xuất bánh kẹo để thuyết phục ông ta ngừng sử dụng máy móc (nếu người làm bánh có
quyền vận hành máy móc). Các điều kiện cơ bản hoàn toàn giống nhau trong trường hợp
này bởi chúng có trong ví dụ về gia súc phá hoại mùa màng. Với giao d
ịch thị trường
không có chi phí, quyết định của toà án liên quan đến trách nhiệm pháp lý đối với thiệt
hại sẽ không ảnh hưởng đến sự phân phối tài nguyên. Tất nhiên chính quan điểm của
thẩm phán ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống kinh tế theo một định hướng mong
muốn. Bất kỳ quyết định nào khác sẽ “tạo ra tác động bất lợi đối với việc mở rộng đất
dùng cho mục đích cư trú”, luận cứ được minh họa bằng cách phân tích ví dụ về một lò
rèn hoạt động trên vùng đồng hoang cằn cỗi mà sau này vùng đất đó được mở mang
thành khu dân cư. Quan điểm của thẩm phán cho rằng họ sẽ giải quyết vấnđề đất được sử
dụng như thế nào, nó sẽ chỉ đúng trong trường hợp chiphí thực hiện các giao dịch th
ị
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 9
trường cần thiết vượt quá lợi ích có thể đạt được bằng cách sắp xếp lại quyền lợi. Chỉ khi
giá trị của các điều kiện thuận lợi thêm vào đối với việc cư ngụ thu được lớn hơn giá trị
của những cái bánh hay đồ sắt mất đi thì việc bảo vệ các khu vực (phố Wimpole Street
hay vùng đồng hoang) sử dụng cho mục đích định cư
hay sự dụng chuyên nghiệp (bằng
cách trao cho những người sử dụng phi công nghiệp quyền ngăn chặn tiếng ồn, rung,
khói, theo lệnh của toàn án) mới là điều được mong muốn. Nhưng các thẩm phán cỏ vẻ
như không nhận thức được điều này.
Lý do mà tòa án đưa ra để quyết định quyền luật pháp thường xa lạ với nhà kinh
tế vì nhiều nhân tố mà căn cứ vào đó tòa án đưa ra phán quyế
t không liên quan gì đến nhà
kinh tế cả. Chính vì điều này mà các tình huống giống nhau theo quan điểm của nhà kinh
tế sẽ được xử lý khác với tòa án. Vấnđề kinh tế trong tất cả các trường hợp ảnh hưởng có
hại là làm sao để tối đa hóa giá trị sản xuất. Trong trường hợp của Bass v. Gregory,
không khí sạch được đưa đến một cái giếng nhằm tạo điều kiện cho việc sản xu
ất bia
nhưng khí độc hại thoát ra từ giếng làm cho cuộc sống của những nhà tiếp giáp kém thoải
mái. Vấnđề kinh tế được lựa chọn ở đây là: chiphí sản xuất bia thấp và sự dễ chịu của
các ngôi nhà xung quanh giảm đi hay chiphí sản xuất bia cao và tăng sự dễ chịu. Để trả
lời câu hỏi, “Học thuyết được mất (lost gain)” có vẻ phù hợp với sắc thái quan sát của
th
ẩm phán. Nhưng cần phải ghi nhớ rằng câu hỏi mà tòa án phải giải quyết ngay lập tức
không phải là câu hỏi ai phải làm gì mà là ai là người có quyền làm gì. Việc sửa đổi sự
phân định pháp luật ban đầu bởi các giao dịch thị trường luôn có thể xảy ra. Và tất nhiên,
những giao dịch thị trường như thế là không mất phí, sự sắp xếp lại quyền đó luôn diễn ra
nếu nó khiến cho giá trị sản xuất tăng lên.
VI. TÍNH TOÁN CHIPHÍ GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG
Luận điểm được bắt đầu từ điểm giả định ( trình bày cụ thể trong phần III, IV và
ẩn ý trong phần V) rằng không có chiphí liên quan trong khi thực hiện các giao dịch thị
trường. Tất nhiên đó là một giả định rất phi thực tế. Để thực hiện giao dịch thị trường thì
việc khám phá ai là người muốn giao dịch, thông báo với mọi người về người muốn thực
hiện giao dịch và các điều kiện giao dịch, thực hiện thương lượng để dẫn tới thỏa thuận,
soạn thảo hợp đồng, tiến hành kiểm tra cần thiết để chắc chắn rằng các điều kiện của hợp
đồng được tôn trọng là rất cần thiết. Các hoạt động đó thường tốn rất nhiều chi phí, chi
phí thích hợp ở bất kỳ tỷ lệ nào để ngăn chặn nhiều giao dịch được thực hiện trên thế giới
ở đó hệ thống giá cả vận hành không có chi phí. Trong các phần đầu, khi giải quyết vấn
đề sắp xếp lại quyền luật pháp thông qua thị trường, tôi đã lập luận rằng sự sắp xếp lại đó
được thực hiện bất kỳ khi nào thông qua thị trường nếu nó có thể dẫn đến sự gia tăng
trong giá trị sản xuất. Nhưng đó là giả định trong thị trường phichi phí. Một khi chiphí
của việc thực hiện giao dịch thị trường được đưa vào xem xét thì rõ ràng rằng sự sắp xếp
quyền lợi như thế sẽ chỉ xảy ra khi sự gia tăng trong giá trị sản xuất do có sự sắp xếp lại
đó lớn hơ
n chiphí có liên quan để tạo ra nó. Trong trường hợp khi giá trị sản xuất ít hơn
thì việc trao lệnh của tòa án (hay nhận thức rằng lệnh đó sẽ được trao) hay trách nhiệm
phải chi trả thiệt hại có thể dẫn đến hoạt động bị gián đoạn (hay có thể làm cản trở sự bắt
đầu của hoạt động) mà điều này sẽ xảy ra nếu giao dịch thị trường là phichi phí. Trong
nhữ
ng điều kiện này, phân định ban đầu của quyền luật pháp có ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của hệ thống kinh tế. Sự sắp xếp quyền có thể mang lại giá trị sản xuất lớn hơn
Vấn ĐềChiPhíXãHội
www.kinhtehoc.com 10
bất kỳ cái gì khác. Nhưng trừ khi sự sắp xếp quyền này được thiết lập bởi hệ thống luật
pháp, chiphíđể đạt được kết quả tương tự bằng cách thay đổi và kết hợp quyền thông
qua thị trường có thể lớn đến mức nó là sự sắp xếp quyền lợi tối ưu, và giá trị sản xuất
lớn hơn mà nó mang lại có thể sẽ không bao giờ
đạt được. Đoạn thể hiện những xem xét
kinh tế trong quá trình phân định ranh giới quyền lợi luật pháp sẽ được thảo luận ở phần
sau. Trong phần này, tôi sẽ lấy phân định ranh giới ban đầu của quyền lợi và chiphí thực
hiện giao dịch thị trường như đã định để phân tích.
Rõ ràng rằng một hình thức thay thế trong tổ chức kinh tế có thể mang lại kết quả
tương tự tạichiphí ít hơn so với chiphí thực hiện bằng cách sử dụng thị trường, nó sẽ
làm cho giá trị của sản xuất tăng lên. Như tôi đã giải thích nhiều năm trước đây, công ty
thể hiện sự thay thế đó để tổ chức sản xuất thông qua giao dịch thị trường. Trong phạm vi
cá nhân công ty, thỏa thuận giữa các nhân tố hợ tác khác nhau của sản xuất được loại bỏ
và đối với giao dịch thị trường thì nó được thay thế bằng một quyết định hành chính. Sau
đó sự sắp xếp lại được sản xuất được thực hiện mà không cần đến thỏa thuận giữa các
chủ sở hữu của những nhân tố sản xuất. Một chủ đất, sở hữu một mảnh đất rộng có thể
dành mảnh đấ của mình cho những mục đích sử dụng khác nhau, tất nhiên anh ta có xem
xét đến ảnh hưởng những tác động qua lại của các hoạt động khác nhau lên thu nhập ròng
của mảnh đất và do đó sẽ dẫn đến những thỏa thuận không cần thiết giữa những người
thực hiện các hoạt động khác nhau đó. Những người chủ của một toà nhà lớn hay của một
vài bất động sản liền kề nhau ở một khu vực nhất định có thể hành động theo cách tương
tự như vậy. Trên thực tế, nếu sử dụng thuật ngữ trước đây của chúng ta thì công ty sẽ
không có được quyền luật pháp của tất cả các bên và việc sắp xếp lại các hoạt động sẽ
không tuân theo sự sắp xếp lại quyền lợi theo hợp đồng, nhưng như kết quả của quyết
định hành chính thì vấnđề là quyền lợi sẽ được sử dụng như thế nào?
Tất nhiên, nó không tuân theo chiphí hành chính của việc tổ chức giao dịch thông
qua công ty, chiphí này rõ ràng là ít hơn chiphí giao dịch thị trường thay thế. Nhưng khi
việc soạn thảo hợp dồng là đăc biệt khó và cố gắng để thể hiện điều mà các bên đồng ý
hay không đồng ý (Ví dụ: số lượng, loại mùi hay tiếng ồn mà họ có thể hay không tạo ra)
sẽ đòi hỏi một số lượng tàiliệu dài, lớn và nếu có thể có được những tàiliệu đó thì lại cần
phải soạn thảo một hợp đồng dài hạn. Chẳng có gì là ngạc nhiên nếu sự xuất hiện một
công ty hay việc mở rộng hoạt động của một công ty đã được thành lập không phải là giải
pháp được sử dụng trong nhiều trường hợ
p để giải quyết các vấnđề về ảnh hưởng bất lợi.
Giải pháp này sẽ được sử dụng bất kỳ khi nào chiphí hành chính của công ty ít hơn chi
phí giao dịch thị trường mà nó thay thế và lợi ích thu được từ việc sắp xếp lại hoạt động
lớn hơn chiphí của công ty bỏ ra để tổ chức chúng. Tôi không cần phải nghiên cứu quá
chi tíêt đặc điểm của giải pháp này vì tôi vừa m
ới giải thích những vấnđề liên quan ở bài
báo trước của mình.
Nhưng công ty không phải là câu trả lời có thể duy nhất cho vấnđề này. Chiphí
hành chính cho việc tổ chức giao dịch trong công ty cũng có thể cao và đặc biệt cao như
vậy khi các hoạt động khác nhau được đưa ra kiểm soát trong một tổ chức đơn lẻ. Trong
trường hợp chuẩn về thiệt hại do khói gây ra, khói có thể làm ảnh hưởng đến rất nhiều
người và liên quan đến rất nhiều hoạt động khác nhau, do đó chiphí hành chính có thể
cao đến nỗi bất kỳ cố gắng nhằm giải quyết vấnđề trong phạm vi một công ty đơn lẻ là
[...]... trường hay công ty có thể sẽ rất cao Tất nhiên vẫn có một sự lựa chọn khác cho vấnđề này, đó là chẳng làm gì để giải quyết vấnđề cả Giả sử rằng chiphí liên quan để giải quyết vấn đề, bằng những quy định đưa ra bởi bộ máy hành chính của chính phủ, thường là rất cao (đặc biệt nếu chiphí đó www.kinhtehoc.com 11 VấnĐề Chi PhíXãHội bao gồm tất cả các kết quả của từng việc mà chính phủ phải can thiệp vào),... bất lợi tăng sẽ tốn phí ít hơn phí phải bỏ ra khi có sự can thiệp của quy định của chính phủ Thảo luận về vấnđề ảnh hưởng bất lợi trong phần này (khi chiphí giao dịch thị trường được đưa vào tính toán) là rất không thích hợp Nhưng ít nhất nó cũng làm sáng tỏ vấnđề về một sự lựa chọn sắp xếp xãhội hợp lý nhằm giải quyết những ảnh hưởng bất lợi Tất cả các giải pháp đều cần có chiphí và không có một... là ít hơn sản phẩm xãhộiLiệu từ đó chúng ta có thể kết luận rằng tổng sản phẩm xãhội sẽ lớn hơn nếu không có hình phạt nào được đưa ra đối với những người không chấp hành tín hiệu giao thông? Phân tích Pigovian cho chúng ta thấy rằng có thể nhận thức một thế giới tốt hơn thế giới mà chúng ta đang sống Nhưng vấnđề là phải đưa ra các sắp xếp www.kinhtehoc.com 19 VấnĐề Chi PhíXãHội thực tế mà các... đặt ra với vấnđề là liệu có cần thiết phải có một hệ thống mà ngành đường sắt phải đền bù cho những người chịu thiệt hại do hỏa hoạn gây ra bởi tàu hỏa hay ngành đường sắt không phải đền bù thiệt hại Khi một nhà kinh tế so sánh các phương án sắp xếp xã hội, trình tự thích hợp là so sánh tổng sản phẩm xãhội sinh ra bởi các sự sắp xếp khác nhau đó So sánh sản phẩm tư nhân và sản phẩm xãhội không ở... quyết định của cá nhân các doanh nghiệp và vì không được phép sử dụng nguồn lực nhất định trong chiphí cho nên số doanh thu bị giảm bằng đúng số đó Nhưng tất nhiên điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm xãhội không mang bất kỳ ý nghĩa xãhội nào Tôi thích sử dụng khái niệm chiphí cơ hội và tiếp cận vấnđề này bằng cách so sánh giá trị sản phẩm được sinh ra bởi các yếu tố sản xuất trong việc sử dụng... đường sắt có thể thỏa thuận với tất cả mọi người có tài sản tiếp giáp với đường ray xe lửa và không có chiphí nào phải bỏ ra liên quan đến việc thực hiện những thỏa thuận này, đây không phải là vấnđề công ty xe lửa có phải chịu trách nhiệm cho thiệt hại do hỏa hoạn gây ra hay không Vấnđề này đã được xem xét khá kỹ ở các phần trên Vấnđề ở đây là liệu ngành đường sắt có cần thiết phải chịu trách nhiệm... sót trong một phần của hệ thống mà không gây thêm ảnh hưởng xấu đến các phần khác Tôi đã nghiên cứu chi tiết một ví dụ về sự khác biệt giữa sản phẩm tư nhân và sản phẩm xã hội, và tôi không muốn nghiên cứu chi tiết thêm nữa hệ thống phân tích của Pigou Nhưng phần thảo luận chính của vấnđề chi phíxãhội được xem xét trong bài viết này nằm ở Chương 9 phần II, phần này xem xét sự khác biệt loại thứ hai... bởi hệ thống luật pháp thì trên thực tế toà án trong trường hợp có liên quan tới thiệt hại, ra quyết định dựa trên vấnđề kinh tế và quyết định nguồn lực được sử dụng như thế nào Người ta lập luận rằng tòa án có ý thức về vấnđề này và họ thường đưa ra www.kinhtehoc.com 13 VấnĐềChiPhíXãHội sự so sánh về cái được lợi và cái mất đi khi ngăn cản các hoạt động có tác động tiêu cực, mặc dù tất cả các... chính của một hệ thống giá cả là nó dẫn đến việc sử dụng các nhân tố tại những nơi giá trị sản phẩm sinh ra là lớn nhất và chiphíđể tạo ra sản phẩm là nhỏ nhất so www.kinhtehoc.com 21 VấnĐề Chi PhíXãHội với các hệ thống khác (Tôi không tính đến một hệ thống giá cũng xem xét vấnđề phân phối lại thu nhập) Nhưng nếu các nhân tố tự nhiên thuận lợi đổ về các nơi, ở đó giá trị sẩn phẩm sinh ra là lớn... suất khi phân tích mà điều này bắt nguồn từ những sai lầm cơ bản trong cách tiếp cận hiện tại đối với vấnđề kinh tế học phúc lợi Điều cần thiết ở đây là phải thay đổi cách tiếp cận www.kinhtehoc.com 23 VấnĐề Chi PhíXãHội Phân tích trên phương diện sự khác biệt giữa sản phẩm tư nhân và sản phẩm xãhội tập trung sự chú ý vào các thiếu sót trong hệ thống và hướng tới việc nuôi dưỡng niềm tin vào bất . sẽ giải quyết vấn đề đất được sử
dụng như thế nào, nó sẽ chỉ đúng trong trường hợp chi phí thực hiện các giao dịch th
ị
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com. nhau, do đó chi phí hành chính có thể
cao đến nỗi bất kỳ cố gắng nhằm giải quyết vấn đề trong phạm vi một công ty đơn lẻ là
Vấn Đề Chi Phí Xã Hội
www.kinhtehoc.com