Để quan hệvớiđồngnghiệp được “trongấmngoài êm”
Nếu bạn phải tiếp xúc với nhiều người ở nơi làm việc, bạn hãy làm theo những cách sau
đây để giải quyết các tình huống sao cho hợp tình hợp lý nhất, để cho quanhệvới những
người luôn kề vai sát cánh trong công việc với bạn được “êm ấm”.
Người bảo thủ
Chúng ta đều biết “ông Hoàn Hảo” – đây là một người không bao giờ chấp nhận phê bình có tính
xây dựng cho dù bạn có góp ý theo cách gì đi chăng nữa. Họ cho rằng mọi thứ mà họ làm đều
đúng. Không có bất cứ một ai có thể làm thay đổi cách làm, cách nghĩ hay tư duy của họ.
Cách đối phó: Cách tốt nhất để khuyên giải “ông Hoàn Hảo” này là hãy ủng hộ ông ta thật tích
cực trước khi bạn định phê bình. Hãy tự phê bình chính bạn trước tiên – và sau đó lựa lời nói với
người này rằng bạn cũng đã từng mắc những lỗi tương tự. Tránh những từ ngữ như “không bao
giờ”, “luôn luôn”. Sau đó hãy nói một cách chung chung, sử dụng từ “chúng ta” thay vì nói trực
tiếp là “bạn”, “ông”, hay “anh”. Bạn cũng không nên sử dụng e-mail để phê bình những người
theo kiểu này, hãy làm việc này một cách cá nhân, mặt đối mặt thì sẽ giảm được tối đa sự hiểu
nhầm, đồng thời cũng hạn chế được những phản hồi có tính chỉ trích.
2. Người luôn luôn thích phản đối
Đây là những người sẽ tranh luận đến cùng, những người thích sự đối lập và luôn tìm ra những
vấn đề từ những người khác.
Cách đối phó: Có lẽ phải đặt anh ta vào đúng chỗ của mình nhưng điều duy nhất bạn làm bây
giờ là hãy để tự anh ta kết thúc vấn đề này. Đừng ngắt quãng hay làm phiền khi anh ta đang nói.
Khi anh ta kết thúc vấn đề thì bạn nên đưa ra ý kiến của mình. Thay vì việc “đổ thêm dầu vào
lửa”, những luận điểm có lý hơn sẽ luôn luôn giành thắng lợi. Hãy đồng ý với những ý kiến bất
đồng nếu bạn cần phải làm như vậy. Và trong mọi trường hợp, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh.
3. Người có cái “Tôi” trong mình
Đây là hình ảnh thu nhỏ của người có lòng tự trọng. Anh ta có một giác quan khá nhạy cảm và
luôn tin rằng tất cả mọi thứ đều tập trung xung quanh nhu cầu của anh ta. Anh ta nhận được lời
khen ngợi từ nhiều phía mà không cần biết anh ta có xứng đáng nhận nó không. Những đồng
nghiệp hay bị ám ảnh cũng cho rằng những vấn đề của anh ta luôn lớn hơn và quan trọng hơn
của bất cứ ai.
Cách đối phó: Cố gắng không thua kém mẫu người này sẽ luôn giúp bạn làm tốt hơn công việc
của mình. Hãy chỉ cho người quản lý của bạn nhận ra những đóng góp và cống hiến của bạn,
đặc biệt là khi làm việc cùng với nhóm. Hãy ghi nhớ những thành tích mà bạn đã đạt được. Và
cũng đừng nên lo lắng khi con người này lấy ý kiến của bạn và biến nó thành của riêng anh ta.
Nếu anh ta là mẫu người như vậy thì đã đến lúc bạn để mọi người biết đuợc con người thật của
anh ta.
4. Người cứng đầu cứng cổ
Những người này chỉ làm theo cách của mình, không chịu thay đổi ý kiến và tiếp thu ý kiến mới,
mặc dù đối với một số người thì ý kiến của những người này không có hiệu quả. Người cứng
đầu cứng cổ thường không tốn sức để tranh luận với những người khác nhưng anh ta lại lẳng
lặng làm theo cách của mình.
Cách đối phó: Cách tốt nhất là bạn nên để anh ấy làm theo ý kiến của mình. Nhưng, có một
điều rất thuận lợi là nếu cách anh ấy làm không tốt thì anh ta sẽ tự chịu sự thất bại. Dĩ nhiên, nếu
như bạn không cố chấp thì hãy cố gắng giúp đỡ những người cứng đầu cứng cổ. Nếu có thể hãy
làm cho họ tin rằng họ phải có trách nhiệm với những ý kiến của mình.
5. Những người hay nói xấu
Đây là kiểu người mà tất cả chúng ta đều ghét. Anh ta nói xấu bạn và công việc của bạn với
người khác. Trước mặt đồngnghiệp và cấp trên, anh ta luôn luôn nói xấu đằng sau lưng bạn
rằng bạn là người không có năng lực. Mặc dù những thông tin anh ta đưa ra chưa biết là đúng
hay sai nhưng những người hay nói xấu lại rất thành công trong việc giúp mọi người nhận ra một
chân lý: “nếu anh nói xấu người khác thì anh cũng chẳng ra gì.”
Cách đối phó: Lần đầu tiên bạn nghe thấy những lời nói xấu của anh ta, hãy đặt những lời lẽ
"tầm phào" này ra một bên, hãy cho anh ta biết rằng bạn cũng đang nhận ra động cơ của việc
anh ta nói xấu người khác. Hầu hết các nhân viên trong văn phòng đều muốn tránh sự đối đầu,
vì vậy nếu bạn để anh ta biết rằng bạn sẽ không tha thứ cho anh ta, có lẽ anh ta sẽ cẩn thận hơn
trong "lời ăn tiếng nói" của mình. Có thể anh ta sẽ bác bỏ những lời buộc tội của bạn, nhưng
miễn là bạn có chính kiến thì anh ta sẽ nhận ra được lỗi lầm của mình.
6. Người thích trò “đổ lỗi” cho người khác.
Khi anh ta chơi trò đổ lỗi cho người khác thì anh ta là người vô địch trong trò này. Anh ấy không
bao giờ có trách nhiệm với những lỗi lầm của mình và sẵn sàng đổ lỗi cho người khác, thường
xuyên là rất vô lý. Anh ta không nhận ra rằng cách dễ nhất để gây ấn tượng cho các đồng nghiệp
là hãy thừa nhận khi mình làm việc gì đó sai và tìm cách để tránh gặp lại những lỗi đó trong
tương lai.
Cách đối phó: Hãy chọn thời điểm thích hợp để chia sẻ trách nhiệm với anh ta. Nhưng nếu bị đổ
lỗi không hợp lý, bạn nên làm rõ "trắng đen" với cấp trên, thậm chí nếu bạn phải làm việc này
bằng các cuộc nói chuyện riêng tư.
7. Người hay than vãn
Đây là típ người luôn luôn phàn nàn, xoi mói người khác. Anh ta thường xuyên có thái độ nhạo
báng đối với những việc xảy ra xung quanh mà không cần quan tâm liệu rằng những người khác
có muốn nghe mình hay không.
Cách đối phó: Đây là người đã có tính cách ăn sâu vào bản chất, vì vậy bạn có thể sẽ không
thay đổi được tính cách anh ta. Nhưng bạn có thể giảm tối thiểu những phản ứng với anh ta
bằng cách bảo rằng bạn đang bận khi anh ta bắt đầu nói với bạn về những điều nhỏ nhất để từ
đó chỉ trích bạn hoặc những đồngnghiệp khác. Có thể, anh ta sẽ mếch lòng, nhưng chẳng phải
chính anh ấy đang cần những lời khuyên hay sao?
Những lời khuyên có ích
Bạn vừa làm những cách tốt nhất để đối phó với những người có cá tính rất khó chịu, nhưng bạn
vẫn không thể không giao tiếp hay tiếp xúc với họ hàng ngày. Trong những trường hợp xấu nhất,
bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây:
Tránh tiếp xúc khi không cần thiết
Bạn không nên phớt lờ hoàn toàn anh ta nhưng bạn nên cố gắng từ chối càng nhiều càng tốt.
Nếu bạn không làm việc trực tiếp với những người này thì cũng không nên cảm thấy cần tiếp xúc
hay mất thời gian khi không cần thiết.
Báo cáo với nhà quản lý
Nếu bạn cố gắng giải quyết một mình theo cách riêng thì chẳng có lợi chút nào, có thể đã đến lúc
phải phản ánh những vấn đề này với cấp trên. Điều này đặc biệt quan trọng nếu nó ảnh hưởng
đến hiệu quả công việc của bạn.
Đưa vấn đề lên phòng nhân sự
Nếu cấp trên của bạn không giải quyết vấn đề bạn nêu ra một cách hiệu quả, bạn nên đưa vấn
đề này lên phòng nhân sự. Những người làm công tác nhân sự đã được đào tạo để giải quyết
những tình huống theo kiểu này.
Đưa vấn đề tới các phòng ban khác trong công ty.
Nếu như vẫn chưa được giải quyết thì bạn có thể yêu cầu thiết lập lại cơ cấu tổ chức của công
ty. Đây có lẽ là một tình huống khó khăn nhưng đôi khi bạn không còn sự lựa chọn nào khác.
(Theo Askmen)
Nguồn : bwportal
. Để quan hệ với đồng nghiệp được “trong ấm ngoài êm”
Nếu bạn phải tiếp xúc với nhiều người ở nơi làm việc, bạn hãy làm theo những cách sau
đây để giải. huống sao cho hợp tình hợp lý nhất, để cho quan hệ với những
người luôn kề vai sát cánh trong công việc với bạn được “êm ấm .
Người bảo thủ
Chúng ta đều